Tôn Giáo

“Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền” – hình ảnh báo hiệu ngày tận thế

Sách Khải Huyền chứa đựng nhiều hình ảnh ẩn dụ về ngày tận thế của nhân loại. Nổi tiếng nhất là Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền

Sách Khải Huyền chứa đựng nhiều hình ảnh ẩn dụ về ngày tận thế của nhân loại. Nổi tiếng nhất là Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền

Kinh Thánh nói rằng: vào những ngày cuối cùng của nhân loại, sẽ có các kỵ sĩ bóng đêm xuất hiện và mang theo dịch bệnh, chiến tranh, nạn đói và cái chết,…. đến cho Trái Đất. Bằng hình ảnh nhân cách hóa, người Phương Tây cổ đại đã hình tượng hóa các loại tai họa mà loài người từ xưa đã phải gánh chịu. Cái nhìn của Khải Huyền Cơ Đốc giáo tin rằng 4 người kị sĩ này sẽ mang đến sự khải huyền thiêng liêng cho cả thế giới như là sứ giả của sự phán quyết cuối cùng trước khi tận thế.

Chắc các fan của Châu Âu đã quen thuộc với hình ảnh 4 kỵ sĩ này qua phim ảnh, truyện, các tác phẩm nghệ thuật của Phương Tây.

Kinh Thánh có nhiều bộ tứ nổi tiếng, trong đó Tứ kỵ sĩ Khải Huyền (Four Horsemen of the Apocalypse) được miêu tả trong cuốn sách cuối cùng của Kinh Tân Ước, gọi là sách Khải Huyền của Jesus để lại cho thánh John Evangelist ở Chương 6:1-8. Chương này nhắc đến một quyển sách trong tay phải của Chúa được niêm phong bởi 7 dấu phong ấn. Ngày tận thế sẽ đến nếu 7 phong ấn lần lượt được Chúa trời mở ra.

Con Chiên của Chúa mở 4 trong số 7 phong ấn, 4 phong ấn đầu tiên chính là bộ tứ kỵ sĩ Khải Huyền cưỡi trên bốn con ngựa màu trắng, đỏ, đen và xanh xám, Các kị sĩ được ban cho quyền hành trên một phần tư Trái Đất, họ sẽ đến và gieo rắc thảm họa, để giết hại người ta bằng gươm đao, nạn đói, ôn dịch, và đủ thứ chết người khác.

Bạch Kỵ Sĩ (the White Horseman)

Minh họa Bạch Kỵ sĩ
Minh họa Bạch Kỵ sĩ

Nguyên văn:

“Khi Con Chiên của Chúa mở ấn thứ nhất trong bảy ấn, thì tôi nghe một trong bốn Con Vật hô lên, tiếng vang như sấm : “Hãy đến !”

Ngay lập tức, tôi thấy một con ngựa trắng xuất hiện, và người cưỡi trên nó mang 1 cây cung; anh ta được trao vương miện của kẻ chiến thắng và anh ta ra đi, đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác.”

Trong hầu hết các truyền thuyết, Kỵ sĩ trắng cưỡi bạch mã đội vương miện trắng là đại diện cho dịch bệnh, lây lan khắp mặt đất, gieo rắc cái chết cho nhân loại. Đây cũng là kỵ sĩ đầu tiên đến Trái Đất khi ngày tận thế bắt đầu.

Kỵ sĩ đỏ (the Read Horseman)

Minh họa kỵ sĩ đỏ Khải Huyền
Minh họa kỵ sĩ đỏ Khải Huyền

Nguyên văn:

“Khi Con Chiên mở ấn thứ hai, thì tôi nghe Con Vật thứ hai hô : “Hãy đến !” Một con ngựa khác đi ra, đỏ như lửa, người cưỡi ngựa được giao nhiệm vụ tước bỏ hoà bình khỏi trái đất, để cho loài người tàn sát lẫn nhau; người ấy được ban một thanh gươm lớn”

Kỵ sĩ đỏ với hình tượng giương cao thanh kiếm chuẩn bị cho chinh chiến, cưỡi trên lưng một con ngựa đỏ rực, được ví như biểu tượng của chiến tranh, giết chóc. Màu đỏ cũng được miêu tả như lửa và máu ở chiến trường, ám chỉ cuộc chiến này có thể ảnh hưởng đến toàn cầu.

Cũng có người lý giải rằng, kỵ sĩ đỏ còn là tượng trưng cho sự giận dữ và lòng căm ghét, đó là một trong những yếu tố góp phần khiến con người tàn sát lẫn nhau, mang đến chiến tranh, báo trước sự kết thúc của loài người.

Hắc Kỵ sĩ (the Black Horseman)

Tranh minh họa Hắc Kỵ Sĩ
Tranh minh họa Hắc Kỵ Sĩ

Nguyên văn:

“Khi Con Chiên mở ấn thứ ba, thì tôi nghe Con Vật thứ ba hô : “Hãy đến !” Tôi thấy : kìa một con ngựa ô, và người cưỡi trên nó cầm một cái cân. Tôi lại nghe như có tiếng nói từ giữa bốn Con Vật vang lên : “Một cân lúa mì, một quan tiền ! Ba cân lúa mạch, một quan tiền ! Còn dầu và rượu, thì chớ đụng đến !”

Kẻ mang cán cân và cưỡi con ngựa ô được cho là biểu tượng của Nạn đói.

Giải nghĩa cho câu nói ở trên, người cưỡi ngựa này tượng trưng cho sự đói kém và suy tàn trong xã hội La Mã cổ đại. Chúng ta cũng thấy hình ảnh mức sống đắt đỏ đến độ 1 đồng denarius (1 ngày lương) chỉ đủ một cân lúa mì hoặc ba cân lúa mạch, loại lúa được xem có giá trị thấp hơn lúa mì. Với tình hình đó, không thể nuôi sống được một gia đình đông người. Còn dầu ô-liu và rượu thì chớ động đến vì quá đắt.

Tiếng kêu vang cho thấy giá lương thực đã tăng gấp mười lần bình thường. Và 1 nạn đói được báo trước chuẩn bị diễn ra.

Đọc thêm:
Bối cảnh lịch sử thời Chúa Giêsu giáng sinh
Sự lưu truyền của thánh giá thật 
Sự hồi sinh của dân tộc Judah

Kỵ sĩ tử thần (the Pale Horseman)

Tranh Death on the Pale Horse của B.West (1817)
Tranh Death on the Pale Horse của B.West (1817)

Nguyên văn:

“Khi Con Chiên của Chúa mở phong ấn thứ tư, thì tôi nghe tiếng Con Vật thứ bốn hô : “Hãy đến !” Tôi thấy : kìa một con ngựa xám, và người cưỡi nó mang tên là Tử thần, mang Âm phủ theo sau.”

Death với hình tượng bề ngoài như một xác chết, cưỡi trên lưng một con ngựa nhợt nhạt, được gọi tên là Tử thần, đi theo là Âm phủ đại diện cho cõi chết. Đây cũng là vị kỵ sĩ duy nhất được đặt tên, là vị duy nhất không có vũ khí, bởi bản thân ông ta chính là sự chết chóc. Có thể dập tắt mọi sự sống bằng những thảm họa và tai ương khác nhau.

Việc của ông ta là thu thập những xác chết bị bỏ lại khi Dịch hạch, Chiến tranh và Nạn đói đã đi qua. Tất cả theo kỵ sĩ Death dẫn đường về Âm phủ. Tương truyền rằng một khi Death thức tỉnh, hắn sẽ đem theo cả Địa ngục đến trần gian, trừng phạt tất cả những kẻ hắn coi là tội đồ trên mặt đất.

…phong ấn thứ 5 giải thoát tiếng khóc than của những người đã khuất, đang đòi mạng của những người còn sống vì họ cảm thấy bất công khi người sống vẫn chưa phải gánh chịu cơn thịnh nộ của Chúa, phong ấn thứ 6 mang đến một loạt thiên tai có tính hủy diệt như mặt trời chuyển thành màu đen như vải liệm còn mặt trăng chuyển sang màu của máu. Phong ấn thứ 7 được mở, sẽ chỉ còn sự im lặng…

Giả thuyết của các nhà khoa học về các văn tự khó hiểu mà cuốn sách Khải Huyền đưa ra là người xưa đã ghi chép 1 loạt các hiện tượng báo hiệu sự sụp đổ của Đế Chế La Mã nhưng không dám ghi công khai vì sợ quan quân Triều Đình. Từ dịch bệnh Antonine, khủng hoảng kinh tế- chính trị thế kỷ 3 khiến lạm phát phi mã, nạn đói, các cuộc nội chiến vô cùng thảm khốc, thiên tai như động đất, núi lửa phun trào,…

Chúng ta có thể hiểu rằng, mỗi một kỵ sĩ là hiện thân của một yếu tố, một hiện tượng, một sự kiện nào đó có thể xảy ra trong xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định, cụ thể là tại đế chế La Mã rộng lớn lúc bấy giờ và có ảnh hưởng mật thiết đến số phận của người dân.

Như vậy, chúng ta không nên có ác cảm hay sợ hãi với hình ảnh Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền, mà nên coi đây là 4 hình tượng nhân cách hóa thiêng liêng bên trong 1 tác phẩm văn học đậm màu sắc tôn giáo nhưng có giá trị ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa vô giá của nhân loại.

4.2/5 - (5 votes)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s

Leave a Comment