Lịch Sử Thế Chiến II

SPAD S.XIII – Sức mạnh 200 mã lực của máy bay Pháp trong

Ngắn gọn thì SPAD 13 rất có tốc độ rất nhanh, ít nhất là với các máy bay tiêm kích cùng thời gian tham chiến của Đức

Ngắn gọn thì SPAD 13 rất có tốc độ rất nhanh, ít nhất là với các máy bay tiêm kích cùng thời gian tham chiến của Đức, Anh hay Ý, ở bản 200 mã lực thì SPAD có thể đạt tốc độ tối đa 130 dặm/giờ ở độ cao 6.500 feet (1.98 km) ở phiên bản 220 mã lực thì SPAD 13 có thể đạt 134 dặm/giờ (59,9 m/giây) thì ta có thể nói rằng SPAD 13 có thể nói là chiếc tiêm kích có tốc độ nhanh nhất khi so với các tiêm kích như Fokker D7, D8 (nếu bọn Đức sửa cánh cho nó) hay Siemens-Schuckert D4, phía Anh Quốc thì Sopwith Camel và cũng có vài đối thủ nặng ký nhưng cũng rất sát và chúng ta cũng chưa xét đến các thông số khác.

SPAD là viết tắt cho Société Pour L’Aviation et ses Dérivés.

Vậy có nghĩa nó là con nhanh nhất?

Thực ra là không.

Pháp cũng có con Nieuport-Delage hai tầng cánh nhanh hơn nhưng ra đời quá muộn để tham gia chiến tranh. Tuy nhiên, con này có lụm nhiều giải khi làm máy bay đua và thậm chí tham gia một số trận chiến vào những năm 1920.

Anh Quốc có Martinsyde Buzzard, cũng vác quả Hispano-Suiza nhưng khủng hơn với cỡ 300 mã lực. Cũng không tham chiến.

Ý thì có Ansaldo A1, cũng nhanh hơn SPAD 13 nhưng được đưa vào sử dụng quá muộn và không thành công lắm.

Câu chuyện bắt đầu từ phiên bản SPAD 7, thực sự thì SPAD 7 không có gì đáng nói, bền bỉ, dễ bay, khá nhanh và hầu như không có nhiều vấn đề gì liên quan đến trục trặc hay dễ hỏng, dễ hiểu thì SPAD 7 mang Hispano-Suiza, 1 động cơ V8 làm mát bằng chất lỏng với công suất là 150 mã lực, nhưng vẫn không đủ để cạnh tranh với các tiêm kích Đức.

Tăng lên 170 mã lực thì sao?

Vậy vẫn chưa đủ, cuối cùng thì họ đạt được 180 mã lực từ động cơ này bằng cách tăng tỷ số nén của động cơ từ 4.72:1 lên 5.33:1, để dễ hiểu thì cái tỷ số 5.33:1 được coi là khá cao vào thời điểm đó với loại xăng mà Pháp sử dụng vào thời điểm.

Người Pháp cũng cho nó 1 bộ hòa khí lớn hơn, cho phép tăng áp suất khí nạp và tăng thời gian đánh lửa thêm cỡ 5 độ.

SPAD 13 rất có tốc độ rất nhanh
SPAD 13 rất có tốc độ rất nhanh

Và 180 mã lực là giới hạn của Những động cơ 180 mã lực này đã được lắp đặt vào SPAD 7 và Hispano-Suiza của SPAD 7 đã đạt đến giới hạn với 180 mã lực.

Nhưng vấn đề là SPAD 7 cần thêm mã lực, nhưng như ta đã đề cập ở phía trên, nó đã đạt giới hạn về tỷ số nén, chế hòa khí và thời gian đánh lửa.

Ngưỡng 180 mã lực đã là giới hạn của SPAD 7.

Cách giải quyết: Cả hai vấn đề này đều được giải quyết một cách thông qua việc sử dụng một hệ thống truyền động bánh răng giữa động cơ và cánh quạt, cho phép động cơ quay ở tốc độ cao hơn mà không làm cánh quạt bị quay quá nhanh, từ đó ta đạt được thêm 200 mã lực.

SPAD cũng được lắp đặt một ống nạp cao hơn, có thể tạo ra hiệu ứng “tunnel ram”. Tunnel ram là các ống nạp cao sẽ giúp tăng công suất cho động cơ nhưng thường gây ra vấn đề về không gian lắp đặt.

SPAD cũng có phát triển cánh mới với những cải tiến đáng kể, về cơ bản thì bây giờ ta có một chiếc SPAD với động cơ 220 mã lực và 1 cây pháo nạp tay 37mm (mặc dù là nạp tay nhưng vẫn là một cỡ nòng khá là khủng cho bối cảnh Thế chiến 1) từ đó ta có phiên bản SPAD 12 và SPAD 13.

Mặc dù là 1 cải tiến lớn nhưng mà SPAD 12 cũng sản xuất được có cỡ chục chiếc.

Note: Cũng có 1 vấn đề với khẩu pháo 37 mm là nó là loại bắn từng phát, và phi công phải nạp lại đạn sau mỗi lần bắn, một việc rất khó khăn khi đang phải vừa điều khiển máy bay, chưa kể là khi không chiến. Pháo thì nó đẩy khói và khí độc ra mỗi khi bắn, khiến phi công hít khí độc rất thơm.

Thế nên khẩu 37mm không phải là một lựa chọn hợp lý.

SPAD 13 có diện tích cánh lớn hơn một chút so với SPAD 12 và được trang bị hai khẩu súng máy 7.7 mm Vickers, thay thế cho khẩu pháo 37 mm. Các khẩu súng máy được gắn thông thường nắp động cơ với cò đồng bộ.

  • Động cơ Hispano-Suiza 8B: đây chính là trái tim và là điểm sáng của SPAD 13, khá là hiện đại và đi trước thời đại. Đây là một động cơ V8 với góc 90 độ, nó có dung tích 11,78 lít, tương đương 718 cubic inch. Nghe thì có vẻ lớn, nhưng khi ta so với tiêu chuẩn động cơ máy bay thời đó, thì đây hoàn toàn không phải là quá lớn. Ví dụ như Albatros D3 của Đức sử dụng động cơ sáu xi-lanh lớn hơn nhiều với dung tích 14,78 lít.
  • Có nghĩa là Hispano-Suiza tương đối nhẹ so với lượng công suất mà nó tạo ra

Đây là một trong những thuộc tính quan trọng của động cơ máy bay. Hispano-Suiza nặng khoảng 450 pound (không tính bộ tản nhiệt, chất làm mát và dầu). Trong khi đó, động cơ Mercedes trong Albatros nặng khoảng 680 pound, động cơ Clerget 9B của Sopwith Camel chỉ có công suất 150 mã lực nặng 381 pound. Đúng là Camel nhẹ hơn một chút

Nhưng khi xét về tỷ lệ trọng lượng trên công suất, Clerget vẫn kém xa Hispano V8..

SPAD 13 có diện tích cánh lớn h
SPAD 13 có diện tích cánh lớn hơn một chút so với SPAD 12 và được trang bị hai khẩu súng máy 7.7 mm Vickers

Hệ thống truyền động bánh răng cho phép động cơ tăng vòng tua, mang lại công suất lớn hơn mà không làm quay quá nhanh cánh quạt. Tuy nhiên, điều này dẫn đến việc cánh quạt quay ngược chiều, gây khó khăn cho phi công thiếu kinh nghiệm nếu không quen.

Nhưng nhìn chung thì ngoài động cơ ra thì SPAD 13 không có nhiều đổi mới kỹ thuật so với các tiêm kích cùng thời của nó. Khung máy bay, có cải tiến nhưng vẫn khá thông thường so với thời điểm, với hai cánh có chiều dài và độ dày bằng nhau. Cánh trên được đặt rất gần thân máy bay và có một đoạn cắt nhỏ ngay phía trên phi công để cải thiện tầm nhìn.

Thực tế thì chiếc tiêm kích duy nhất nhanh hơn hoặc ngang ngửa SPAD 13 là chiếc SE5a của Anh. (Tùy thuộc vào việc ta đang so phiên bản nào và ở độ cao nào) như đã nói ở phía trên thì ở phiên bản 200 mã lực, SE5a nhanh hơn SPAD khoảng 2 dặm/giờ ở độ cao thấp, nhưng SPAD nhanh hơn một chút ở một số độ cao lớn hơn.

Nhìn chung, SE5a nhanh hơn khoảng 2 dặm/giờ nhưng không nhiều đáng kể. Cả hai máy bay đều sử dụng cùng một loại động cơ, tại sao lại có sự khác biệt?

Lý do là dây chằng.

Dây giằng của RAF được thiết kế khí động học tốt hơn, SE5a của Anh Quốc sử dụng dây chằng phẳng, mang lại lợi thế rõ ràng về hiệu năng bay và khí động học trong khi SPAD 13 sử dụng dây chằng tròn (Đức cũng dùng dây chằng tròn)

Thêm 1 trong những điểm lợi thế của Hispano-Suiza là phần động cơ nó có thể được đóng hoàn toàn kín, không làm bắn dầu ra khắp nơi.

=> Nó có 1 cái nắp van, về cơ bản là cái nắp van này ngăn không cho cái cò mổ và van làm bắn dầu ra ngoài. Tương tự, đây là điều khá hiển nhiên với máy bay hiện đại và tiêm kích trước Thế chiến thứ 2 vì tất cả các động cơ hiện đại đều được thiết kế kiểu này nhưng vào thời Thế Chiến 1, cái này khá là hiếm.

Hầu hết các máy bay của Đức và nhiều máy bay của phe hiệp ước sử dụng nhiều loại động cơ rất hay dễ bị bắn ra lượng lớn dầu, gây nhiều phiền toái cho phi công, phi công ăn dầu thay cơm, vì họ luôn phải lau dầu trên kính bảo hộ, kính chắn gió…etc. SPAD thì không.

=> SPAD 13 cũng có thêm 1 điểm lợi nữa đó chính là thiết kế chạy ống xả ra phía sau, để khí thải thoát ra ngay sau buồng lái. Tương tự, đây là điều khá hiển nhiên với máy bay hiện đại và tiêm kích Thế chiến thứ 2 nhưng thời đó ít máy bay nào làm được, con Fokker D7, một con tiêm kích của Đức được nhiều người xem là tiêm kích tốt nhất của Thế chiến cũng có quả thiết kế khiến phi công phải hít khí thải và dầu liên tục.

=> Ngoài ra thì buồng lái SPAD 13 cũng khá ấm và có công thái học rất tốt, 1 điểm cộng nữa khi mà máy bay thời kỳ này đa phần là buồng lái hở, 1 phi công thử nghiệm Mỹ, người đã nhận xét rằng buồng lái của SPAD khá ấm vì chân của phi công nằm trên các ống nhôm ngay dưới động cơ và nhiệt từ động cơ truyền qua nhôm, giữ ấm chân.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s