Chuyên trang Lịch sử và Văn minh Ai Cập cổ đại

Ai Cập Cổ Đại, hơn 3000 năm tuổi đời từ 3100 đến 30 TCN, gắn liền với dân tộc Ai Cập và các vương triều của họ, phát triển trong vùng châu thổ sông Nile, là một trong những nền văn minh sớm nhất và rực rỡ nhất trong lịch sử loài người. Các nền tảng về chính quyền, kinh tế, triết học, chữ viết của Ai Cập ảnh hưởng mạnh mẽ và thúc đẩy các nền văn minh kế thừa như Hy Lạp, La Mã, vùng Cận Đông, và thông qua đó đặt dấu ấn vĩnh viễn trong tiến trình văn minh của toàn nhân loại, mà chúng ta ngày nay còn thừa hưởng.

Hình bên dưới là lưu vực sông Nile (phần màu xanh lục tươi tốt), nơi hình thành nền văn minh này.

lưu vuc song nile

Thuận theo địa thế sông Nile, vùng đất Ai Cập phân làm hai miền Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập. Nhưng sông Nile chảy ngược từ nam lên bắc, đổ vào Địa Trung Hải, nên miền Thượng nằm ở dưới, còn miền Hạ nằm ở trên. Xuyên suất lịch sử Ai Cập, hai miền này thường khác biệt.

Vài nét về lịch sử Ai Cập

Năm 3100TCN là thời điểm bước ngoặt trong lịch sử Ai Cập, khi một vị vua có tên là, hoặc cũng có thể chỉ là danh xưng, Menes bình định các bộ lạc rời rạc, hợp nhất hai miền thượng và hạ thành một vương quốc thống nhất, mở ra thời kỳ đầu tiên gọi là thời kỳ Sơ Triều.

Từ năm 3100TCN đến 30TCN có vô số các ông vua thay phiên nhau cai trị vương quốc này, và Ai Cập cũng trải qua các hồi thịnh suy như bao vương quốc khác. Nhưng nhờ địa thế cô lập, bao quanh bởi sa mạc và phía bắc là biển cả nên tuổi đời của Ai Cập hơn hẳn so với sự thay đổi nhanh chóng của các vương quốc khác. Và trong hơn 3000 năm lịch sử, nơi đây ít khi biến đổi mạnh về văn hóa.

Giới nghiên cứu nhóm vô số các ông vua trong hơn 3 thiên niên kỷ ấy thành 31 vương triều, rồi họ xét các giai đoạn thịnh suy của vương quốc này mà nhóm các vương triều thành những thời kỳ lịch sử. Đại khái thì ta có như sau:

  • Vương triều thứ nhất và thứ hai khoảng 5000 năm trước, được gọi là Thời Kỳ Sơ Triều.
  • Các vương triều thứ ba đến thứ sáu, 2650-2150 TCN, được các học giả hiện đại nhóm chung vào thời kỳ Cựu Vương Quốc. Thời này là thời xây ồ ạt các kim tự tháp, một số còn tới ngày nay.
  • Từ 2150 đến 2030 TCN, bao quát vương triều thứ 7 đến thứ 10, và một phần 11, gọi là Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất. Ai Cập rơi vào thời loạn, các lãnh chúa địa phương cát cứ, bất tuân triều đình.
  • Một phần vương triều 11, và 12, 13 tạo thành thời kỳ Trung Vương Quốc, kéo dài khoảng năm 2030 đến 1640 TCN. Các vua Ai Cập tái lập vương quyền, củng cố sức mạnh triều đình trung ương.
  • Các vương triều 14 đến 17 được nhóm vào Thời Kỳ Chuyển Tiếp Thứ Hai. Ai Cập bị rợ Hyksos xâm lăng.
  • Tiếp đến, vương triều 18 đến 20 tạo thành thời kỳ Tân Vương Quốc, kéo dài 1550-1070 TCN. Các vua Ai Cập đuổi rợ Hyksos. Thời này họ xây nhiều đền đài chứ không xây kim tự tháp nữa.
  • Vương triều 21 đến 24 (1070-713 TCN) là Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba. Chính quyền trung ương suy yếu, đất nước bị chia cắt.
  • Các vương triều 25 đến 31 (712-332 TCN) gọi là Hậu Kỳ. Ai Cập đi đến cuối cuộc đời, suy yếu, trong bối cảnh các đế quốc lân cận trở nên hùng mạnh.
  • Sau thời kỳ này, Ai Cập bị đô hộ bởi một loạt các đế quốc như Ba Tư, Hy Lạp, rồi tới La Mã.

Trang chuyên đề Lịch Sử và Văn minh Ai Cập Cổ Đại trên Dự án Lịch Sử Thế Giới nhằm cung cấp kiến thức toàn diện về nền văn minh quan trọng này, bao gồm các chi tiết giai đoạn lịch sử, các nhân vật quan trọng, các thành tựu văn minh. Nếu bạn say mê Ai Cập kì bí, thì chuyên trang này hứa hẹn sẽ là nơi bạn có thể lui tới thường xuyên để giao tiếp với họ.

Dưới đây là sơ đồ bài viết giúp bạn định hướng trong quá trình khám phá Ai Cập

Các bài viết về Lịch Sử Ai Cập

Những bài viết nào có link là đã hoàn thành, nhưng bài viết chưa có link đang trong quá trình hoàn thiện và sẽ sớm đăng tải.

Các bài viết về Nhân vật nổi tiếng của Ai Cập

Loạt bài viết này sẽ đi sâu vào tiểu sử của các nhân vật nổi tiếng thời Ai Cập cổ đại như các pharaoh, các tướng lãnh, hay danh nhân của họ. Chúng tôi sẽ sớm cập nhật danh sách các bài viết tại đây.

Loạt bài về những sự kiện lớn của Ai Cập

Trong 3 thiên niên kỷ tồn tại, chắc chắn Ai Cập trải qua nhiều biến động, và tương tác với các nền văn minh khác. Loại bài này giúp bạn hiểu rõ hơn những sự kiện đã định hình lịch sử và văn minh của vùng đất này, và định hình ra sao. Danh sách bài sẽ sớm được cập nhật.

Loạt vài về văn minh và đời sống Ai Cập cổ đại

Hiện tại đã có những bài dưới đây:

Ngoài ra còn nhiều bài khác về các khía cạnh khác của Ai Cập mình không liệt kê ở đây. Bạn có thể lược xem toàn bộ bài viết trong Thư mục Ai Cập Cổ Đại của trang.

Chuyên trang này được xây dựng thế nào?

Ad xây dựng chuyên trang này bằng ba hình thức:

Tổng hợp tài liệu. Có nhiều tài liệu tiếng Việt đã viết về nền văn minh Ai Cập. Có nhiều bài viết rất hay. Khi bắt gặp những tư liệu như thế, ad biên tập lại cho phù hợp với định dạng đăng tải trang web. Những bài như thế ad đều có ghi chú nguồn để độc giả nắm thông tin. Việc biên tập có thể là trích nguyên văn tài liệu gốc, tổng hợp từ hai ba tài liệu thành bài viết cụ thể.

Biên dịch tài liệu. Phần lớn các bài viết trong chuyên đề này là ad biên dịch từ các nguồn tiếng Anh mà ad tin là có mức độ uy tín cao. Trong đó chủ yếu là bài viết trên trang Worldhistory.org, một trang về lịch sử thế giới uy tín được nhiều tổ chức giáo dục khuyên dùng. Số khác là từ các sách và tạp chí tiếng Anh về Ai Cập. Việc biên dịch thường đi kèm với biên tập, tức là có khi dịch nguyên văn tài liệu gốc, có khi lược dịch, có khi tổng hợp, tùy vào tính chất bài viết và tính phù hợp mà ad nhìn nhận.

Biên soạn. Một số bài viết trong chuyên mục này là ad tự viết khi không tìm được nguồn tiếng Anh hay tiếng Việt có sẵn phù hợp. Khi viết ad cũng cố gắng tham khảo các tài liệu trong khả năng có thể, nhưng chắc chắn với mức độ hiểu biết giới hạn, nội dung có thể không làm hài lòng nhiều độc giả. Trong trường hợp đó, rất mong quý độc giả sẽ để lại bình luận chỉ giáo.

Rất mong quý độc giả sẽ tìm được những điều hữu ích từ chuyên trang này.