La Mã Cổ Đại

Trận Carrhae (Năm 53 SCN)

Dù đây là thất bại lớn đối với La Mã, nhưng nhìn chung nó không đem đến sự thay đổi lãnh thổ đáng kể

Trận Carrhae, diễn ra vào năm 53 TCN giữa Cộng hòa La Mã và Đế chế Parthia gần thị trấn cổ Carrhae (nay là Harran , Thổ Nhĩ Kỳ). Trận đánh kết thúc với sự thất bại toàn diện của quân đội La Mã, toàn bộ 7 quân đoàn dưới sự chỉ huy của Marcus Licinius Crassus bị tiêu diệt toàn bộ, bản thân Crassus cũng mất mạng trong trận chiến cùng với con trai của mình. Đây thường được coi là một trong những trận chiến sớm nhất và quan trọng nhất giữa Đế chế La Mã và Parthia và là một trong những thất bại nặng nề nhất trong lịch sử La Mã. Theo nhà thơ Ovid trong Sách 6 của bài thơ Fasti của mình , trận chiến xảy ra vào ngày 9 tháng 6.

Trong trận này, lực lượng viễn chinh La Mã tỏ ra bất lực khi phải chiến đấu trên địa hình xa mạc hoàn toàn trống trải và bằng phẳng, chống lại lực lượng kỵ binh hỗn hợp của Parthia, sử dụng tốc độ và sự linh hoạt để bao vây, dồn ép, khiến lực lượng La Mã bị kiệt sức và cuối cùng là bị nghiền nát hoàn toàn.

Cái chết của Marcus Licinius Crassus cũng là sự kết thúc của chế độ Tam Hùng giữa Gaius Julius Ceasar và Cnaeus Pompeius Magnus, đẩy Ceasar và Pompey đến tình thế đối đầu không thể tránh khỏi.

Trận Carrhae, diễn ra vào năm 53 TCN giữa Cộng hòa La Mã và Đế chế Parthia gần thị trấn cổ Carrhae
Trận Carrhae, diễn ra vào năm 53 TCN giữa Cộng hòa La Mã và Đế chế Parthia gần thị trấn cổ Carrhae

I. Bối cảnh

A. Tình hình chính trị tại Rome

Marcus Licinius Crassus là nguời giàu nhất La Mã vào thời điểm đó, đồng thời là thành viên trong Tam Đầu chế, cùng với Caesar và Pompey. Nhưng Crassus thiếu danh vọng ở lĩnh vực quân sự, vì thế Crassus muốn mở 1 chiến dịch quân sự lớn để nâng cao danh tiếng cũng như gia tăng tài sản của mình. Vào tháng 3 và tháng 4 năm 56 TCN, bộ ba gặp nhau ở Ravenna và Luca, nhằm củng cố liên minh giữa 3 thành viên. Trong những cuộc họp này, cả ba nhất trí sẽ sử dụng các nguồn lực chính trị và tài chính để kéo dài quyền chỉ của Caesar ở vùng Galic cho đến kỳ bầu cử năm 55TCN, mục đích là để đạt được 1 nhiệm kỳ Đồng Chấp chính nữa cho Crassus và Pompey. Nhóm Tam Hùng cũng dự định tăng cường quyền lực bằng cách sắp đặt những người thân cận vào các vị trí chính trị quan trọng và mở thêm các chiến dịch quân sự mới. Một điều luật được quan bảo dân Trebonius thông qua, trao quyền thống đốc kéo dài 05 năm cho Ceasar và cho 2 vị đồng Chấp chính còn lại. Pompey sẽ nhận các vùng đất ở Iberi, còn Crassus sẽ nhận được Syria, với ý đồ xâm lược rõ ràng nhằm vào Parthia.

Parthia huy động 1 lực lượng kỵ binh hỗn hợp 10.000 người
Parthia huy động 1 lực lượng kỵ binh hỗn hợp 10.000 người

B. Tình hình tại Parthia

Năm 57TCN, tình hình ở Parthia trở nên hỗn loạn sau khi Orodes II và Mithridates IV giết cha của họ là vua Phraates III trong một âm mưu đoạt vị. Băn đầu Orodes phong Mithridates làm vua xứ Media như một sự thỏa hiệp, nhưng xung đột giữa 2 anh em nhanh chóng nổ ra. Sau nhiều thất bại Mithridates bị ép phải chạy đến nương nhờ quan Tổng Trấn La Mã ở Syria là Aulus Gabinius. Băn đầu Ganinius muốn can thiệp để đưa Mithridates lên ngôi tại Parthia với hy vọng sẽ biến ông này thành vị vua bù nhìn thân La Mã, nhưng sau đó, Gabinius đã từ bỏ mục tiêu này và quay sang can thiệp vào triều đình Ptolemaic tại Ai Cập. Mithridates phải tự mình tấn công vào Babylonia, sau 1 vài thắng lợi nhỏ, lực lượng của ông bị chặn lại bởi Tướng Surena của Parthia.

Crassus sau khi thay quyền Gabinius ở Syria, liền chuyển hướng mục tiêu về Parthia, ông ta tìm cách liên minh với Mithridates và xâm lược chư hầu của Parthia là Osroene vào năm 54TCN. Nhưng Crassus đã mắc sai lầm đầu tiên khi mất quá nhiều thời gian để chờ đợi viện binh, trong lúc đó, Surena đánh bại, bắt giữ và hành quyết Mithridates tại Seleucia gần bờ sông Tigris. Như vậy, nội loạn bên trong đế chế Parthia đã chính thức chấm dứt, không còn ai thách thức vương vị, Orodes II ngay lập tức tung lực lượng tấn công chư hầu của La Mã là Armenia, khiến vua Artavasdes II phải đầu hàng và chuyển sang phe Parthia.

Kỵ binh Parthia
Kỵ binh Parthia

II. Sự chuẩn bị của hai bên

A. Bên phía Crassus

Lúc này Crassus đã 62 tuổi khi ông bắt đầu cuộc xâm lược Parthia. Các tài liệu cổ thường đánh giá tính cách của ông có nhược điểm rất lớn là chính lòng tham vô đáy của Crassus, đặc biệt là người viết tiểu sử của ông là Plutarch. Như đã đề cập, Crassus là người rất giàu có, nhưng so với 2 thành viên còn lại của Tam Đầu Chế, thứ ông còn thua kém họ là danh vọng quân sự; Trong khi Pompey đã nổi tiếng ở Hy Lạp, còn Caesar đã thành công ở Iberia và xứ Gaul, thì thành tích nổi bật nhất của Crassus chỉ là đàn áp cuộc nổi loạn của Spartacus vào năm 71TCN và chiến công trong Trận Cổng Colline dưới quyền Sulla 1 thập kỷ trc đó.

Crassus cũng không đánh giá cao lực lượng của Parthia khi trong quá khứ, La Mã từng đánh bại các lực lượng lớn hơn của các Vương Quốc phía Đông như Pontus hay Armenia, vì vậy Crassus cho rằng cuộc xâm lược vào Parthia sẽ là 1 chiến dịch dễ dàng.

Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược, Crassus tập hợp 1 lực lượng gồm 40.000 lính Lê Dương và lính trợ chiến. Con trai của ông là Publius Crassus, người từng tham chiến ở Gaul, cũng đến gia nhập với ông cùng 1000 kỵ binh Celtic.

Crassus đã quá tham vọng và kiêu ngạo nên không thể nhận ra những bất lợi của ông ta ngay trước chiến dịch

– Crassus có rất ít kinh nghiệm quân sự, đặc biệt là đối với các vương quốc phía Đông
– Do sự chậm trễ của Crassus, Mithridates đã bị bắt và hành quyết, còn Armenia đã chuyển phe; Vì vậy Crassus không còn bất cứ đồng minh nào trong khu vực.

Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược, Crassus tập hợp 1 lực lượng gồm 40.000 lính Lê Dương và lính trợ chiến
Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược, Crassus tập hợp 1 lực lượng gồm 40.000 lính Lê Dương và lính trợ chiến

B. Sự chuẩn bị của Parthia

Để đáp lại hành động mới từ La Mã, Parthia huy động 1 lực lượng kỵ binh hỗn hợp 10.000 người kết hợp giữa lực lượng 9.000 cung kỵ hạng nhẹ và khoảng 1.000 kỵ binh hạng nặng cataphract; và trao quyền chỉ huy cho tướng Surena, một chỉ huy quân sự giàu kinh nghiệm và là một thiên tài chiến thuật với sở trường về kỵ binh.

Trước tiên lợi dụng sự chậm chễ của Crassus, trong khi quân La Mã vẫn đóng bên bờ trái của sông Balikh, Surena nhanh chóng điều quân bao vây tiêu diệt lực lượng của Mithridates bên sông Tigris, xử tử Mithridates, bằng cách này chấm dứt xung đột nội bộ của Parthia và bình ổn vương quốc. Ngay khi biết tin Mithridates đã chết và chấm dứt được mối lo ngại về các thế lực phản loạn, vua Orodes II huy động 1 lực lượng khác nhanh chóng tiến lên phía Bắc, ép Armenia phải đổi sang phe Parthia, qua đó loại bỏ các đồng minh của La Mã, giúp cho Parthia có thể tập trung hoàn toàn vào kẻ xâm lược.

Crassus đến Syria vào anwm 55TCN
Crassus đến Syria vào anwm 55TCN

III. Trận đánh Carrhae

A. La Mã hành quân vào Parthia

Crassus đến Syria vào anwm 55TCN, gần như ngay lập tức bắt đầu sử dụng tài sản khổng lồ của mình để chiêu mộ 1 lực lượng lớn. Theo Plutarch, ông đã tập hợp một lực lượng gồm bảy quân đoàn với tổng số khoảng 28.000 đến 35.000 bộ binh hạng nặng, cùng với đó là 4.000 bộ binh hạng nhẹ và 4.000 kỵ binh , bao gồm cả kỵ binh Gallic gồm 1000 người mà Publius đã mang theo. Với sự trợ giúp của những người Hy Lạp định cư ở Syria và sự hỗ trợ của khoảng 6.000 kỵ binh từ Artavasdes , vua Armenia (lúc này chưa đổi phe), Crassus đã hành quân đến Parthia. Artavasdes khuyên ông nên đi theo con đường qua Armenia để tránh sa mạc và đề nghị tăng viện thêm 10.000 kỵ binh và 30.000 bộ binh; Nhưng Crassus từ chối đề nghị và quyết định sử dụng tuyến đường thông qua vùng Lưỡng Hà để đánh chiếm các thành phố lớn trong khu vực.

Orodes II sử dụng 1 lực lượng lớn bộ binh và 1 lượng nhỏ kỵ binh tiến về phía Bắc và bao vây Armenia, trong khi ra lệnh cho Surena theo dõi và quấy phá lực lượng của Crassus, với hy vọng sẽ làm chậm bước di chuyển của lực lượng La Mã và đợi ông ta quay trở lại. Orodes II cũng ko nghĩ rằng Surena có thể tự mình đánh bại Crassus.

Trong khi đó Crassus nhận được sự hỗ trợ và dẫn đường của Osroene, một tù trưởng người Armenia, người đã hỗ trợ Pompey trong chiến dịch quân sự của Pompey ở phía Đông; nhưng Crassus không biết rằng Osroene đã bị người Parthia mua chuộc và đang dẫn ông vào bẫy. Osroene báo tin cho Crassus rằng lực lượng Parthia rất yếu và thiếu tổ chức, sau đó dẫn Crassus vào xa mạc, đi xa khỏi các nguồn nước. Cùng lúc đó Crassus nhận đc thư từ Armenia, vua Artavasdes nói rằng 1 lực lượng lớn của Parthia đã xâm lược Armenia và khẩn cầu Crassus giúp đỡ, Crassus bỏ qua bức thư và tiếp tục hành quân vào vùng Lưỡng Hà. Ông ta gặp lực lượng của Surena gần thị trấn Carrhae.

B. Diễn biến trận đánh

Ngay khi chạm trán với lực lượng Parthia, lính của Crassus đã tỏ ra hoảng loạn. Cassius, sỹ quan chỉ huy của Crassus khuyên ông nên dàn trận theo đội hình truyền thống của La Mã, với bộ binh hạng nặng ở giữa, kỵ binh ở hai cánh. Băn đầu, Crassus đồng ý với đề nghị này, nhưng ngay khi thấy rằng lực lượng của đối phương có 100% kỵ binh, Crassus đổi ý và triển khai lực lượng của ông ta thành một khối vuông, mỗi chiều 12 cohort. Đội hình này sẽ giúp cho quân La Mã không bị hở sườn nhưng cũng khiến họ gặp khó khăn khi di chuyển. Các sỹ quan của Crassus cũng khuyên ông ta nên dựng trại trước, và giao chiến vào sáng hôm sau để binh lính có thời gian nghỉ ngơi. Nhưng Publius, quá háo hức nên đã thuyết phục được cha mình quyết định giao chiến ngay lập tức.

Hai đội quân dàn trận đối mặt với nhau. Surena ra lệnh cho lực lượng Cataphracts tiến lên với dự định mở màn trận đánh với 1 đợt xung phong của kỵ binh nặng, nhưng khi nhìn thấy đội hình của bộ binh nặng La Mã, Surena cho rằng 1 đợt xung phong lúc này sẽ không đem lại hiệu quả; Vì vậy ông ta rút lực lượng cataphracts về và cử 9000 cung kỵ của mình di chuyển bao bọc đội hình vuông của quân La Mã và bắt đầu nhả tên. Lính bộ binh La Mã dùng khiên Scutum để che chắn, tấm khiên khá lớn nhưng ko thể che toàn bộ cơ thể từ mọi hướng, một vài sử gia ghi lại, những mũi tên của người Parthia phần nào đâm qua lớp gỗ và găm vào tay cầm khiên của lính La Mã, những binh lính khác thì bị trúng tên vào chân và những vùng ko có giáp bảo vệ. Plutarch thậm chí còn viết rằng những mũi tên của Parthia đâm qua tất cả các lớp bảo vệ và kỵ binh Parthia tắm cho binh lính La Mã bằng những trận mưa tên, không dứt.

Quân La Mã tìm cách tiến lên để rút ngắn khoảng cách với kỵ binh Parthia và giao chiến ở tầm gần, nhưng cung kỵ Parthia không để điều đó xảy ra, họ luôn luôn rút lui khi lính La Mã đến gần, vừa rút vừa bắn tên về phía đối phương. Khi bộ binh La Mã triển khai đội hình Testudo để chống lại cung tên, họ bị hạn chế khả năng di chuyển và quan sát, Lực lượng Cataphracts của Parthia lợi dụng điểm yếu này để tung ra các đợt xung phong vào các vị trí yếu của quân La Mã, khi lính bộ binh La Mã phải nới lỏng hàng ngũ để chiến đấu với Kỵ binh nặng đối phương, thì Cataphract lại rút lui và cung kỵ Parthia ngay lập tức xả tên vào các đội hình còn đang lộn xộn của người La Mã.

Crassus cử con trai Publius của mình xuất trận cùng với 1300 kỵ binh (trong đó có 1000 kỵ binh Galic), 500 cung thủ và 8 cohort bộ binh để đẩy lùi cung kỵ của đối phương. Cung kỵ Parthia liền rút lui một cách từ từ, và lui vừa bắn vào lính của Publius và dụ Publius ra xa khỏi đội hình chính của quân La Mã. Khi thấy rằng lực lượng của Publius đã hoàn toàn tách biệt với lực lượng chính, Cataphracts tung ra đợt xung phong vào đơn vị này, trong khi cung kỵ vòng ra phía sau và cắt đứt đường rút lui của họ. Các sử gia ghi chép rằng đó là một cuộc đụng độ ngắn và đẫm máu, quân La Mã, đặc biệt là kỵ binh Galic đã chiến đấu dũng cảm, nhưng kỵ binh Cataphract được bọc giáp quá tốt, nên vũ khí của họ không có mấy tác dụng; Một số ghi chép còn nói rằng, một vài kỵ binh Galic thậm chí đã chiến đấu như bộ binh và cố gắng tấn công vào chân và bụng ngựa của kỵ binh cataphract nhưng ko thành công. Cuối cùng, họ bị đẩy về một ngọn đồi, Publius tự sát, gần như toàn bộ lực lượng 5.700 người bị giết sạch, chỉ 500 người bị bắt làm tù binh.

Crassus lúc này không biết chuyện gì xảy ra với con trai mình, nhưng cảm nhận rằng Publius đang gặp nguy hiểm nên đã ra lệnh cho các chỉ huy của mình tiến về phía trước. Không lâu sau đó, Crassus thấy đầu của Publius bị cắm trên 1 ngọn giáo, kỵ binh Parthia quay lại tấn công đội hình chính của La Mã theo chiến thuật cũ, khiến quân La Mã gặp nhiều thương vong và không có cách hóa giải. Đến tối, Crassus ra lệnh cho toàn quân rút về thị trấn Carrhae gần đó và bỏ lại 4000 thương binh, những người này bị quân Parthia giết vào sáng hôm sau. Trên đường rút lui, 4 cohort (gần 2000 người) bị lạc đường, bị quân Parthia phát hiện và tàn sát, chỉ có 20 người trong số này sống sót.

Ngày hôm sau, Surena gửi một thông điệp đến người La Mã và đề nghị đàm phán với Crassus. Surena đề xuất một lệnh ngưng chiến và cho phép quân đội La Mã trở về Syria một cách an toàn để đổi lấy việc Rome từ bỏ toàn bộ lãnh thổ phía đông sông Euphrates . Có thể Surena đã cử một phái đoàn đến gặp người La Mã tại ngọn đồi gần đó hoặc tự mình đến đó để cho thấy rằng ông thành tâm muốn tổ chức một buổi hòa đàm.

Crassus băn đâu do dự và không muốn gặp Surena, nhưng binh lính của ông ta đe dọa nổi loạn nếu ông không chấp nhận cuộc gặp. Không ai rõ chuyện gì đã xảy ra ở buổi đàm phán, nhưng Crassus và toàn bộ chỉ huy của ông ta đã bị giết trong buổi gặp mặt. Có vài tài liệu cho rằng, người Parthia được cho là đã đổ vàng nóng chảy xuống cổ họng của Crassus như một lời chế giễu lòng tham không đáy của ông ta. Plutarch tường thuật rằng đầu bị cắt đứt của Crassus sau đó được sử dụng làm đạo cụ cho một phần của vở kịch, Euripides ‘ Bacchae , được trình diễn tại một bữa tiệc trước mặt vua Parthia. Những người La Mã còn lại ở Carrhae đã cố gắng chạy trốn, nhưng hầu hết đều bị bắt hoặc bị giết. Theo nhà sử học cổ đại Plutarch, thương vong của người La Mã lên tới khoảng 20.000 người chết và 10.000 người bị bắt. khiến trận chiến trở thành một trong những thất bại nặng nề và tốn kém nhất trong lịch sử La Mã. Thương vong của người Parthia là không đáng kể.

IV. Kết quả

Danh tiếng của Rome bị tổn hại nặng nề, người Parthia đã thu được rất nhiều biểu tượng Đại Bàng La Mã. Plutarch cũng đề cập rằng người Parthia đã tìm thấy tù binh chiến tranh La Mã giống Crassus nhất, mặc quần áo cho anh ta như một người phụ nữ và diễu hành anh ta qua Parthia để mọi người nhìn thấy. Đây là một cuộc tấn công trực tiếp vào văn hóa quân sự La Mã, vì người Parthia đã ra lệnh cho những tù nhân La Mã khác phải chào đón Crassus giả này là Imperator trong khi diễu hành, một sự chế nhạo trực tiếp đối với truyền thống Khải hoàn La Mã.

Orodes II , cùng với phần còn lại của Quân đội Parthia, đã đánh bại người Armenia. Tuy nhiên, chiến thắng của Surena đã khơi dậy lòng đố kỵ của vua Parthia, Surena bị vua Orodes II xử tử không lâu sau đó. Người Parthia cũng nhân chiến thắng này để thực hiện 1 chiến dịch quân sự vào Syria của La Mã nhưng thất bại. Trận Carrhae chỉ là trận chiến lớn đầu tiên trong chuỗi xung đột kéo dài 7 thế kỷ giữa La Mã và Ba Tư, những cuộc xung đột khiến cả 2 đế chế kiệt sức và tạo điều kiện cho thế lực Hồi giáo trỗi dậy sau này.

V. Nguyên nhân thất bại
Thất bại của La Mã có nguyên nhân chính đến từ khả năng lãnh đạo yếu kém của Crassus. Crassus đã để sự tham lam và đố kỵ của mình làm mờ mắt, không có được những thông tin chính xác về vùng đất mà ông ta chuẩn bị mở chiến dịch quân sự. Một số vấn đề lớn với sự chỉ huy của Crassus có thể kể ra như sau:

– Crassus không có kinh nghiệm chiến đấu với các lực lượng có trang bị và khả năng tác chiến tốt. Lần gần nhất mà Crassus ra trận là để chống lại các nô lệ nổi loạn, những người ko có tư duy chiến thuật và không được huấn luyện chiến tranh, và đó cũng đã là 17 năm trước, kinh nghiệm mà Crassus có được trong nội chiến La Mã dưới thời của Sulla cũng đã là hơn 27 năm trước. Trong khi quân đội Parthia là một lực lượng được trang bị tốt, có kỹ năng tác chiến tốt đặc biệt là với kỵ binh, chỉ huy của họ cũng là người nhiều kinh nghiệm chiến trường.

– Crassus không am hiểu về tình hình chính trị khu vực, để mất các đồng minh quan trọng và không tận dụng được cơ hội khi Parthia đang có nội loạn. Việc chậm chễ của ông khiến Surena có cơ hội đánh bại và giết chết Mithridates, củng cố ngôi vị cho Orodes và ổn định tình hình Parthia.

– Crassus từ chối lời khuyên và đề nghị của vua Armenia, Artavasdes. Ông đã chọn tuyến đường nguy hiểm hơn là đi qua sa mạc thay vì tuyến đường đi qua Armenia, dài hơn nhưng an toàn trong khi được đảm bảo hậu cần tốt hơn. Nếu chọn cách này, ông có thể có thêm sự giúp sức quý giá từ lực lượng Armenia và giúp cho quân đội La Mã có trạng thái tốt hơn khi đối đầu với kẻ địch

– Crassus cũng từ chối lời khuyên nên lập trại của các sỹ quan, thay vào đó ông chọn cách giao tranh ngay khi vừa gặp quân Parthia, điều này khiến quân La Mã giao chiến trong trạng thái mệt mỏi, sau khi hành quân trên chặng đường dài trong tình trạng thiếu nước, đồng thời nó cũng khiến cho lực lượng La Mã phải chiến đấu trên địa hình hoàn toàn chống trải không có vị trí tốt cho việc phòng ngự.

VI. Di sản của trận đánh

Dù đây là thất bại lớn đối với La Mã, nhưng nhìn chung nó không đem đến sự thay đổi lãnh thổ đáng kể. Lực lượng sống sót của La Mã cùng lực lượng còn lại ở Syria dưới quyền chỉ huy của Gaius Cassius Longinus, đã thành công đẩy lùi các cuộc tấn công của Parthia vào Syria.

Nhưng cái chết của Crassus đã dẫn đến việc tái định hình cán cân quyền lực ở Rome. Một số sử gia cho rằng, với cái chết của Crassus và sau đó là cái chết của Julia (con gái của Caesar, vợ của Pompey) vào năm 54. Cán cân quyền lực giữa Caesar và Pompey chính thức đổ vỡ, và hai người cũng không còn mối liên hệ gia tộc nào. Cùng với việc quyền lực và tài sản của Caesar ngày càng ra tăng, xung đột giữa ông và Pompey là không thể tránh khỏi, cuối dùng dẫn đến sự đổ vỡ của Tam Đầu chế; Caesar chiến thắng cuộc nội chiến và đặt nền móng để Octavius Augustus thành lập Đế Chế La Mã.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s