Sử Trung Quốc

Nhà Đường – triều đại bất hạnh trong lịch sử Trung Hoa

Nhà Đường- Triều Đại Bất Hạnh Nhất Trong Lịch Sử Trung Quốc?

Nhắc đến nhà Đường, mọi người thường nhớ về một triều đại có cống hiến bậc nhất cho lịch sử Trung Quốc với hai thời kỳ vàng son là Trinh Quán Thịnh Thế và Khai Nguyên Chi Trị, đối lập với nhà Tấn, một triều đại chỉ toàn rước về những nỗi nhục nhã. Với hai thời kỳ này, nhà Đường đã biến Trung Quốc trở thành đế quốc hùng mạnh bậc nhất châu Á và thế giới thời điểm đó.
Tuy nhiên, có một sự thật ít ai biết, nhà Đường tuy là triều đại đáng tự hào nhất, những cũng là triều đại phải gánh chịu những nỗi bất hạnh, những thảm họa kinh khủng nhất trong lịch sử

Lập Quốc Gian Nan

Mặc dù sử sách ghi nhận năm nhà Đường thành lập là năm 618, sau sự kiện Lý Uyên tiến quân vào Trường An, phế lập thái tử Dương Hựu của nhà Tùy, tuy nhiên nhà Đường chỉ kiểm soát được những vùng quanh khu vực Quan Trung, còn thiên hạ ngoài kia vẫn bị các lực lượng thủ lĩnh nông dân, trong đó có 2 thế lực đang nắm giữ tôn thất tiền triều trong tay để hiệu triệu quần hùng chống lại nhà Đường tội giết vua Tùy soán ngôi, đó là Vũ Văn Hóa Cập ( nắm giữ thái tử Dương Hạo), Vương Thế Sung ( nắm giữ hoàng tôn Dương Đồng).

Nhà Đường vẫn phải tiếp tục thêm 10 năm nữa mới có được giang sơn trọn vẹn, cho đến năm 628 khi tiêu diệt được thủ lĩnh cát cứ cuối cùng là Lương Sư Đô. Trong những trận chiến này, bằng tài năng vượt trội và sự phò tá của các tướng lĩnh mà Lý Thế Dân đã bình định hết các thế lực đối lập, xây dựng nền móng vững chắc trong triều đại.

Nói như vậy không có nghĩa Lý Thế Dân bất bại, thực tế Lý Thế Dân gặp rất nhiều thất bại trong con đường lập quốc, và những thất bại đó tưởng chừng suýt lấy mạng ông, nhưng chân mệnh thiên tử thì thường sống dai. Lý Thế Dân từng bại trận trước Định Dương Khả Hãn Lưu Vũ Chu ( có sự hậu thuẫn của Đột Quyết), cha con Tiết Cử- Tiết Nhân Cảo, rồi bị Đơn Hùng Tín ( bộ tướng của Vương Thế Sung) truy sát. Tất cả những kẻ thù của nhà Đường như Lưu Vũ Chu, Vũ Văn Hóa Cập, Đậu Kiến Đức, Vương Thế Sung, Tiết Cử, La Nghệ, Lý Mật đều là những kẻ có số má trong lịch sử. Đúng là không có triều đại kiến quốc gian nan như nhà Đường

4 Cái Họa Diệt Quốc

Có 4 nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của một triều đại phong kiến đó là : gian thần, phiên trấn, giặc ngoại xâm, khởi nghĩa nông dân. Nếu như các triều đại khác như Tống diệt vong vì ngoại xâm, Minh diệt vong vì khởi nghĩa nông dân của Lý Tự Thành và sự xâm lăng của Mãn Thanh, thì nhà Đường phải lĩnh đủ 4 cái họa này.

a. Gian thần thời nhà Đường ở một mức độ tinh quái và liều lĩnh hơn rất nhiều so với các triều đại khác như Lý Lâm Phủ ngang nhiên giết người trừ khử kẻ không cùng bè cánh, trao quyền cho các tướng lĩnh gốc Hồ, An Lộc Sơn ngang nhiên abcxyz với vợ vua, Dương Quốc Trung ( anh họ Dương Quý Phi) kết bè phái, tham ô bóc lột dân chúng, Lý Phụ Quốc giết vua và hoàng hậu.

b. Loạn An Sử được đánh giá là phiên trấn cát cứ có quy mô lớn nhất,so với loạn Lục Trấn thời Bắc Ngụy trước đó, hơn nữa còn là thảm họa diệt chủng lớn nhất thời đó, 2/3 dân số Trung Quốc fly color trong giai đoạn này. Không những thế, nó còn để lại những hậu quả vô cùng tệ hại, nhà Đường dần mất quyền lực vào tay các tiết độ sứ ở các địa phương, về sau đến thời Tống cũng vì sợ chuyện võ tướng làm phản cát cứ soán ngôi mà lực lượng võ quan bị bất tín nhiệm, không được tự chủ quản lý quân đội, khiến cho quân sự ngày càng bết bát, và nhà Tống mất nước vào tay Kim và Mông Cổ.

c. Vào những năm cuối thời Đường, khởi nghĩa nông dân do Hoàng Sào lãnh đạo đã kéo sập sự thống trị của nhà Đường, khởi nghĩa tuy thất bại nhưng nhà Đường chỉ tồn tại gần như thoi thóp trong suốt thời gian còn lại, Chu Ôn bộ tướng cũ của Hoàng Sào đã nắm giữ mọi quyền hành chính trị, đến năm 907 thì lật đổ nhà Đường.

d. Ngay từ khi lập quốc nhà Đường đã liên tục bị các thế lực ngoại bang nhòm ngó và xâm lược. Đầu tiên là vấn đề Đột Quyết, Đột Quyết thông qua Lưu Vũ Chu quấy phá nhà Đường, và nhiều lần gây hấn với nhà Đường sau này. Phía bắc có Đột Quyết, phía nam có Nam Chiếu, phía tây có Thổ Phồn, phía đông có Cao Câu Ly và Tân La

Trong những kẻ thù này, thì Cao Câu Ly tuy giai đoạn này đã suy yếu, nhưng việc Đường Thái Tông bại trận tại thành An Thị, không khác gì một cái tát vào mặt nhà Đường và như một mối họa mà nhà Đường ưu tiên giải quyết, nhà Đường liên minh với Tân La để diệt Cao Câu Ly, nhưng sau này Tân La cũng trở mặt đánh đuổi nhà Đường. Còn Thổ Phồn từng đánh vào Trường An, Nam Chiếu từng công hạ Thành Đô một thành trì quan trong của nhà Đường.

Mất Nước Trong Tay Đàn Bà

Đúng là không có triều đại phong kiến với ý thức hệ tôn vinh nam giới nào phải chịu cái họa này, nhưng với nhà Đường thì có.

Khởi đầu là sự kiện Võ Tắc Thiên soán ngôi, đổi quốc hiệu từ Đường thành Chu, sử gọi là nhà Võ Chu. Mặc dù Võ Tắc Thiên có một số thành tựu trong trị quốc, nhưng bà ta cũng để lại những hậu quả vô cùng xấu với sự thống trị của nhà Đường sau này, những nhân vật kế tục bà ta mà bất tài vô tướng như Vi Hậu- An Lạc Công Chúa, cũng muốn học theo Võ Tắc Thiên, để nữ quyền trị thiên hạ. Những kẻ này đã khiến cho 40 năm sau đó nhà Đường chìm trong biến loạn cung đình. Sự biến chỉ kết thúc khi Lý Long Cơ liên minh với bà cô Thái Bình Công Chúa tiêu diệt thế lực của mẹ con Vi Hậu, thế nhưng bản thân Thái Bình Công Chúa sau này cũng âm mưu giống mẹ con Vi Hậu, nhưng đã bị Lý Long Cơ diệt gọn

Triều Đại Có Nhiều Vua Bị Giết Nhất

Nhà Đường có 25 vua tất cả, thì 15 người bị giết và bị bức tử. Trong số đó có những người bị gian thần, tướng lĩnh dưới quyền, thậm chí bị vợ và con ruột sát hại.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s