Bản di chúc La Mã duy nhất ở Anh được tìm thấy trong làng Trawsfynydd xứ Wales, thế kỷ 19. Lúc đầu người ta đào than bùn và vô tình phát hiện 12 tấm bảng gỗ mỏng chìm trong đó. Do bất cẩn khi lấy ra và bảo quản, chỉ còn 2-3 tấm là đọc được phần lớn nội dung.
Chữ Latin trên tấm bảng ban đầu bị nhầm với chữ Celtic cổ đại, và hiện vật lưu lạc rồi bị quẳng 1 góc trong nhà riêng như đồ cổ. Mãi đến năm 1991, ông Stafford Ellerman xem tivi và nhận thấy văn bản La Mã chiếu trên phóng sự rất giống hiện vật mà mình đang có. Ông mang nó đến bảo tàng giám định và rồi hào phóng tặng luôn.

Nội dung là: ngài…có địa vị…., chỉ định trước khi chết rằng….là người thừa kế duy nhất về mọi tài sản, tước quyền thừa kế những thành viên khác. Các nhân chứng sẽ xác nhận việc tiếp quản tài sản trong vòng 100 ngày sau khi ông này qua đời. Nếu….từ chối nhận, quyền thừa kế sẽ bị tước.
Chữ được viết trên sáp mềm phủ lên bề mặt bảng. Gỗ thông bạc không phải cây bản địa của Anh khi đó, vì vậy việc chế tạo bảng khả năng thực hiện ở xứ Gaul hay Tây Ban Nha. Sáp ong được nhuộm bằng một chất tạo màu có thành phần chứa bồ hóng. “Bút” là công cụ kim loại nhọn để rạch lên mặt sáp.
Những tấm bảng sau (bị mất) có lẽ là danh sách tài sản thừa kế.
Dù trong suốt lịch sử La Mã, hàng triệu công dân giàu có đã viết di chúc lên những tấm bảng gỗ phủ sáp, nhưng chỉ có 5 tấm lưu lại được đến nay: 4 ở Ai Cập và 1 ở Anh.