La Mã Cổ Đại

7 sáng chế thời La Mã nay vẫn còn dùng

7 phát minh của người La Mã cổ đại đến nay vẫn còn được sử dụng…

Đế chế La Mã được coi là một trong những nền văn minh có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Với những đấu trường, nhà hát ngoài trời cũng như các cống dẫn nước và hệ thống đường sá vững bền trường cửu, ảnh hưởng của Đế chế La Mã trong việc định hình lịch sử phương Tây là rất sâu sắc.

Mặc dù nhiều sự phát triển và đổi mới mang tính lịch sử đã không tồn tại qua thử thách của thời gian, nhưng một vài trong đó vẫn là một phần trong cuộc sống của chúng ta ngày nay. 7 phát minh của người La Mã cổ đại đến nay vẫn còn được sử dụng…

1. Chữ số La Mã

phat minh so la ma

Việc sử dụng những ký hiệu số đếm này lần đầu tiên xuất hiện ở La Mã vào khoảng năm 900 đến 800 trước Công nguyên.

Các con số nảy sinh từ nhu cầu về một phương pháp đếm thống nhất để liên lạc và giao dịch. Việc đếm trên đầu ngón tay trở nên mất kiểm soát khi vượt khỏi phạm vi con số 10.

Chữ số La Mã không phải không có nhược điểm. Ví dụ: không có ký hiệu cho số 0 và không có cách nào để tính phân số. Điều này là một trở ngại lớn cho việc tạo ra một hệ thống toán học phức hợp dễ hiểu và khiến việc giao dịch trở nên khó khăn. Vì vậy, theo thời gian, chúng đã nhường chỗ cho chữ số Ả Rập (mà thực chất là hệ chữ số Ấn Độ).

Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, chữ số La Mã vẫn thường được sử dụng, thí dụ để thể hiện số thứ tự các thế kỷ trong lịch sử, số thứ tự các vị vua trùng tên trong các triều đại phong kiến, hóa trị của các nguyên tố hóa học, và trong nhiều ứng dụng khác.

Chẳng hạn, chữ số La Mã được sử dụng trong thiên văn học để biểu thị các vệ tinh và trong hóa học để biểu thị các nhóm trên Bảng tuần hoàn. Chúng có thể được nhìn thấy trong các mục lục và bản phác thảo, bản thảo; các chữ số La Mã giúp chia thông tin văn bản thành một cấu trúc có tổ chức, dễ tiếp thu. Trong lý thuyết âm nhạc, chữ số La Mã được sử dụng trong ký hiệu.

2. Báo chí

bao chi la ma

Mặc dù người La Mã không được coi là “cha đẻ” của hệ thống báo giấy hàng ngày hiện đại, nhưng họ đã tự mình nghĩ ra hình thức truyền đạt quảng đại tin tức. Họ thường viết tin tức về thời sự trên đá, giấy cói hoặc bảng kim loại đặt ở những nơi công cộng.

Ấn phẩm dạng này được gọi là Acta Diurna hay “hành vi hàng ngày” và xuất hiện lần đầu vào năm 131 trước Công nguyên.

Phát minh này của người La Mã có mục đích tương tự như các tờ báo hiện đại, cung cấp cho người dân La Mã thông tin về các chiến thắng quân sự, chuyện sinh đẻ trong các gia đình danh giá, về cái chết của cá nhân vật nổi tiếng và thậm chí cả những câu chuyện đời thường của con người trong cộng đồng. Thật không may, không một bản sao nguyên vẹn nào của “báo chí sơ khai thời La Mã” còn tồn tại cho đến ngày nay.

3. Quản lý hệ thống cấp thoát nước

Người La Mã rất thành thạo về kỹ thuật dân dụng. Nhưng tài năng của họ không chỉ giới hạn ở việc xây dựng những công trình kiến ​​trúc lớn như Đấu trường La Mã hay làm đường. Mặc dù có vẻ kém ấn tượng về mặt hình ảnh trực quan nhưng năng lực kỹ thuật của họ được đánh dấu bằng hệ thống cấp nước sinh hoạt và hệ thống ống thoát nước vệ sinh.

Các đường ống cấp nước từ nguồn tự nhiên được nối với nhau và được bảo đảm vệ sinh ở mức cao nhất có thể. Người La Mã cũng biết cách che đậy khéo léo hệ thống thoát nước và nhà vệ sinh công cộng, giúp đường phố không bị ô nhiễm bởi chất thải của con người.

4. Dụng cụ phẫu thuật sơ đẳng

Dụng cụ phẫu thuật sơ đẳng la ma

Người La Mã không chỉ chế tạo giáo và dao găm, họ còn phát triển các dụng cụ y tế chính xác có ảnh hưởng đến nhiều dụng cụ phẫu thuật hiện đại.

Tất nhiên những công cụ cơ bản cũng đã có ở Ai Cập cổ đại, nhưng chính người La Mã đã có công phát triển nguyên mẫu của hầu hết các dụng cụ phẫu thuật hiện đại.

Người La Mã cũng sử dụng các công cụ như kẹp, ống tiêm, dao mổ và lưỡi cưa dùng để cưa xương, được chế tác bởi các nhà sản xuất chuyên dụng tương tự như các đồng nghiệp thế kỷ 21 của họ.

Ngoài việc sử dụng những công cụ này trong bệnh viện hoặc trung tâm y tế, các nhà lãnh đạo quân sự còn tìm cách ứng dụng những công cụ này trên chiến trường. Một số quân đoàn La Mã đã sử dụng một bác sĩ phẫu thuật lành nghề (về cơ bản là một bác sĩ được đào tạo về phẫu thuật) để cầm máu, rút ​​mũi tên, khâu vết thương và đắp thuốc.

5. Sách có bìa

Trong thời Đế chế La Mã, chữ viết thường được khắc trên phiến đất sét hoặc viết trên cuộn giấy. Rõ ràng, những văn bản dạng này rất khó vận chuyển, dễ vỡ và khó bảo quản.

Thay vì cuộn giấy, Julius Caesar đã đặt làm cuốn sách đóng bìa đầu tiên, gồm một tập hợp những tờ giấy cói, bên ngoài bọc da cừu. Vật dụng này cung cấp một phương tiện an toàn và thuận tiện hơn để lưu trữ thông tin. Sách có thể gồm nhiều tập, có sẵn bìa để bảo vệ và các trang có thể được đánh số để tham khảo, cho phép lập mục lục và chỉ mục.

Phát minh này của người La Mã đã được những người theo đạo Cơ đốc thời kỳ đầu sử dụng rộng rãi để tạo ra các bản sách Kinh thánh, sau đó lan rộng sang các lĩnh vực khác.

6. Quy hoạch đô thị 

he thong cap nuoc la ma

Quy hoạch thành phố theo dạng lưới – còn được gọi là trung tâm hóa – là một trong những định dạng mà người La Mã cổ đại áp dụng để phân chia và đo lường một vùng đất cụ thể dùng làm đô thị. Quy hoạch đô thị sau đó đã được áp dụng ở các vùng đất, lãnh thổ bị La Mã chinh phục để tổ chức, thành lập các thành phố lớn nhỏ, với những đường phố ngăn nắp, trật tự.

Người La Mã rất giỏi trong việc biến những vùng đất trống thành các thành phố được xây dựng quy củ; nhiều thành phố của Đế chế La Mã cũng được mở rộng và xây dựng lại theo quy hoạch mới. Thiết kế lưới hoặc ô bàn cờ ngày nay trông có vẻ đơn giản, nhưng trước khi người La Mã có được kỹ năng quy hoạch những mạng lưới đường phố và cách phân bổ hợp lý, mỹ quan các tòa nhà lớn cũng như xử lý các đặc điểm đô thị khác, các thành phố thường chỉ đơn giản được xây dựng xô bồ tự phát, phụ thuộc hoàn toàn vào hình dạng tự nhiên và tình trạng địa chất của vùng đất sở tại.

Ý tưởng về các thành phố và thị trấn lớn cũng được người La Mã lan tỏa tới nhiều nước. Cách bố trí đường phố đan xen của họ đã tạo ra các quảng trường trung tâm để buôn bán. Cấu trúc này đã truyền cảm hứng cho các nhà quy hoạch đô thị hậu bối.

7. Bê tông (ảnh 5)

Hàng nghìn năm sau khi Đế chế La Mã phía Tây sụp đổ thành cát bụi, các công trình kiến ​​trúc bê tông của nó vẫn đứng vững.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra nguyên nhân: có một thành phần đặc biệt giúp xi măng trở nên cứng hơn theo thời gian chứ không yếu đi.

Công thức này được kỹ sư La Mã Marcus Vitruvius mô tả vào năm 30 trước Công nguyên, bao gồm hỗn hợp tro núi lửa, vôi và nước biển, trộn với nham thạch (đá đông kết từ dung nham núi lửa nóng chảy) và đặt trong khuôn gỗ, sau đó ngâm trong nước biển.

Hóa ra là nước biển đã hòa tan các thành phần của tro núi lửa, tạo điều kiện cho các khoáng chất phát triển các liên kết mới. Suốt thời gian mười năm, một loại khoáng chất thủy nhiệt rất hiếm gọi là nhôm tobermorite hình thành trong bê tông. Chính điều này đã mang lại sức mạnh vô song cho bê tông, giúp nó trường tồn trong nhiều thế kỷ.

Trên thực tế, công nghệ bê tông La Mã cổ đại vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Đơn giản, người ta sử dụng hỗn hợp vôi và các sản phẩm núi lửa tạo thành một chất kết dính đặc biệt – xi măng Portland.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s