Hy Lạp Cổ Đại

Lịch sử bán đảo Peloponnese (Hy Lạp)

Peloponnese là một bán đảo nối với bắc của Hy Lạp bởi Eo đất Corinth. Phía tây là biển Ionian trong khi phía đông là biển Aegean

By Kim Lưu
Nguồn: World History Encyclopedia
Lịch sử bán đảo Peloponnese Hy Lạp

Peloponnese là một bán đảo rộng lớn được nối với lãnh thổ phía bắc của Hy Lạp bởi Eo đất Corinth. Phía tây của Peloponnese là biển Ionian, phía đông là biển Aegean. Địa hình ở đây đặc trưng bởi những ngọn núi đá vôi cao, đồng bằng ven biển hẹp, và các cảng đá tự nhiên.

Peloponnese cũng sở hữu một số thành phố quan trọng trong thời cổ đại như Mycenae, Argos, Megalopolis, Sparta, Ellis, Messene, và Corinth. Khu vực này còn bao gồm các địa điểm tôn giáo cổ xưa nổi tiếng như Olympia, Epidaurus, Isthmia, và Nemea, nơi thường xuyên tổ chức các trò chơi thể thao tầm cỡ toàn Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là Thế vận hội Olympic.

Thời đại đồ đồng

Được định cư từ thời tiền sử, cái tên Peloponnese (trong tiếng Hy Lạp là Peloponessos, một thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên vào thời kỳ Archaic) có nghĩa là “hòn đảo của Pelops” và bắt nguồn từ vị vua thần thoại Pelops, người được cho là đã thống nhất khu vực này. Các đồng bằng ven biển được khai thác để trồng trọt, tạo điều kiện phát triển những khu định cư lớn thời đại đồ đồng như Mycenae, Argos, và Tiryns trên đồng bằng Argos, Sparta trên đồng bằng Laconian, và Messene ở phía tây nam.

Nền văn minh Mycenaean nổi tiếng với sự bành trướng khắp vùng biển Aegean, kiến trúc cung điện và lăng mộ, đồ mỹ nghệ bằng vàng tinh xảo, và là nơi khởi nguồn cho các câu chuyện lừng danh như Chiến tranh thành Troia. Nền văn minh này sụp đổ vào khoảng thế kỷ 12 TCN, có thể do thiên tai, dân số quá đông, bất ổn xã hội và chính trị nội bộ, xâm lược của các bộ lạc ngoại bang, hoặc do kết hợp tất cả hoặc một số yếu tố này.

Thời Kỳ Cổ Phong Và Cổ Điển

Trong suốt thời kỳ Cổ Phong và Cổ điển, vùng Corinth được ưu ái với vị trí chiến lược, kiểm soát các tuyến đường thương mại trên bộ và trên biển béo bở. Rất nhiều thành bang trên bán đảo Peloponnese tham gia vào cuộc Chiến tranh Ba Tư vào đầu thế kỷ thứ 5 TCN. Một vài thành bang cũng cùng nhau thành lập liên minh quân sự lỏng lẻo mang tên Liên minh Peloponnese (khoảng 505 TCN – 365 TCN). Người Hy Lạp gọi liên minh này là “những người Lacedaemonian và đồng minh” – lấy tên từ thành bang lãnh đạo Sparta. Liên minh không phải lúc nào cũng êm ấm, nhưng các thành viên vẫn đoàn kết trong các cuộc xung đột lớn – điển hình là Cuộc chiến tranh Peloponnese (431-404 TCN) chống lại Athens và các đồng minh.

Corinth với bản tính gây rối không ngừng, liên minh với Argos, Boeotia, Thebes và Athens để đánh Sparta trong cuộc Chiến tranh Corinth (395-386 TCN), phần lớn diễn ra trên biển và Corinth thua trận. Đến lượt Sparta, họ cũng đánh mất vị thế khu vực sau thất bại thảm hại trước Thebes tại Trận Leuctra năm 371 TCN. Tệ hơn cho cả vùng, vào năm 338 TCN, Philip của Macedonia đánh bại các lực lượng Hy Lạp đồng minh từ Athens, Thebes và Corinth trong Trận Chaironeia. Sau đó là một giai đoạn bất ổn khi khu vực bị kiểm soát dưới sự cai trị kế tiếp của các vị vua Hy Lạp hóa (Hellenistic).

Thời Hy Lạp hóa và La Mã

Liên minh Achaea (hay Liên bang Achaea) là một liên minh gồm 12 thành bang ở phía đông bắc của Peloponnese, được thành lập lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Ban đầu là đồng minh của Athens, Liên minh rơi vào sự kiểm soát của Sparta. Vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Liên minh mở rộng lãnh thổ của mình, thậm chí đánh bại cả Sparta, và vào cuối thế kỷ trở thành đồng minh của xứ Macedon. Vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, người Achaea đứng lên chống lại Macedonia và ký hiệp ước đồng minh với La Mã.

Vào giữa thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, Rome chán ngấy những tranh chấp và khiêu khích nội bộ của khu vực, phá hủy thành Corinth (năm 146 trước Công nguyên) và Peloponnese trở thành một tỉnh của La Mã cùng với miền bắc Hy Lạp, được gọi là Achaea. Patrae (Patras ngày nay), thành phố kiểm soát các tuyến đường thương mại thông qua lối vào phía tây của Vịnh Corinthian, trở thành một thuộc địa quan trọng của La Mã. Gythium và Methone là những thành phố quan trọng khác trong thời kỳ này vì chúng nằm ở vị trí thuận lợi dọc theo các tuyến đường biển đông-tây.

Corinth lấy lại được một phần vị thế cũ khi Julius Caesar thành lập thuộc địa tại đây vào năm 44 trước Công nguyên. Thành phố trở thành một trung tâm hành chính và thương mại quan trọng, và sau chuyến thăm của Thánh Paul từ năm 51 đến năm 52 sau Công nguyên, Corinth trở thành trung tâm của Cơ đốc giáo sơ khai ở Hy Lạp. Corinth, và toàn bộ Peloponnese, rơi vào suy tàn khi các bộ lạc Germanic Heruli và Alaric tấn công khu vực này vào năm 267 sau Công nguyên và năm 396 sau Công nguyên.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s