La Mã Cổ Đại

Lịch sử và Văn minh La Mã – Sự tiếp nối của Hy Lạp

La Mã từng thống trị châu Âu trong gần 1000 năm. Nối tiếp Hy Lạp, La Mã đã đặt nền móng cho văn minh châu Âu hiện đại

nen van minh la ma

Đế Quốc La Mã thuộc vào loại lớn nhất và lâu dài nhất trong toàn bộ lịch sử nhân loại từ đông sang tây. Nó thống trị toàn bộ Địa Trung Hải, kiểm soát phần lớn đất đai ở châu Âu hiện nay, sang tới tận Trung Đông. Tuy nhiên, Đế Quốc La Mã chỉ là một phần trong nền văn minh và dòng lịch sử kéo dài của họ. Giới sử gia vẫn luôn coi La Mã là sự nối dài của nền văn minh Hy Lạp.

Nguồn gốc dân tộc La Mã

Hai dân tộc Hy Lạp và La Tinh có họ hàng xa với nhau, cùng gốc một nơi, cùng tiến xuống phương Nam; Hy Lạp định cư ở bán đảo Grèce thì La Tinh định cư ở bán đảo Ý. Hồi đầu cả hai đều dẫ man, rồi sau Hy Lạp văn minh trước, khi Hy Lạp suy thì La Tinh bắt đầu thịnh.

Dân tộc La Tinh, lập quốc ở trung bộ nước Ý, dựng thành La Mã trong thế kỉ thứ 8 TCN, vì vậy người ta gọi là người La Mã.

Lúc đó tại bắc bộ nước Ỳ có dân tộc Etrusque, nam bộ thì có người Hy Lạp. Cả hai đều là thầy dân La Mã, dạy họ cất nhà, xây cầu, đào kinh cùng lối chữ viết, các môn khoa học, văn học. Một khi họ văn minh, họ đánh lại thầy cũ và sau hai thế kỉ chiến tranh gay go, họ chiếm được trọn bán đảo.

Đức tính của họ

Họ thắng lợi được như vậy nhờ họ gan dạ, bền chí, nhất là có óc tổ chức.

Công dân La Mã nào từ 17 đến 60 tuổi mà có nhà có ruộng đều phải nhập ngũ. Kỉ luật sắt đá, thưởng phạt công minh, nên khi tấn công thì cảm tử quân hăng hái xông vào bên địch mà khi nghỉ ngơi thì trại được canh phòng rất cẩn mật.

Chiếm đất được rồi, họ tổ chức sự cai trị, lập đồn lũy ở nơi hiểm yếu, xây đường sá để di chuyển quân đội, dùng chính sách để trị. Có miền họ cho được sáp nhập vào chính quốc, dân được hưởng đủ quyền lợi như họ; có miền chỉ là thuộc địa, quyền lợi ít hơn, thành thử miền nọ ganh với miền kia và họ dễ sai bảo. Kẻ nào được nhập tịch La Mã thì thật là trung thành, hi sinh tính mạng để bảo vệ đế quốc.

Chiến tranh với Carthage

Thành phố La Mã càng thịnh thì càng làm cho thành Carthage thêm lo.

Thành này ở bờ biển Phi Châu, đối diện với La Mã. Từ khi dân tộc Phénicie suy, dân Carthage tách ra, tự lập thành một tiểu quốc. Họ chuyên việc thương mại, có một đội chiến thuyền mạnh mẽ. Quyền hành ở cả trong tay các nhà buôn giàu nhất. Hễ thương mai phát đạt, bọn bình dân có công ăn việc làm thì trong thành yên ổn; trái lại họ mà thất nghiệp thì sinh lộn xộn. Vì vậy bọn cầm quyền Carthage ăn ngủ không được khi thấy La Mã chiếm mối lợi thương mai của mình.

Họ biết rằng đánh nhau thì chưa chắc ai đa ăn ai: họ có chiến thuyền mạnh thật đấy song tinh thần quân lính thì kém, còn La Mã chiến thuyền ít mà tinh thần quân lính thì cao. Cho nên họ đề nghị chia khu vực ảnh hưởng. Song giải pháp ấy không vững lâu được; quyền lợi hai bên xung đột nhau hoài, bên nào cũng muốn chiếm đảo Sicile và chiến tranh bùng nổ.

Chiến tranh chia làm ba hồi.

Hồi đầu kéo dài trên 20 năm, La Mã thắng và chiếm được đảo Sicile. Họ ngưng chiến trên 20 năm nữa, trong lúc đó, mỗi bên đều củng cố thế lực ở các thuộc địa.

Hồi thứ nhì Hannibal chỉ huy quân Carthage, ông là một viên tướng đại tài, có đởm lược, rất được lòng sĩ tốt. ông xuyên qua day núi Pyrénées vào xứ Gaul, leo núi Alpes, tiến vô nội địa Ý. Dân chúng thấy ông tới với một đoàn manh thú kì dị, mỗi con lớn bằng căn nhà một, lần đó là lần đầu tiên ông dùng voi ra trận, hoảng lên, chạy trốn tán loạn. Quân La Mã tuy đông mà thua luôn nhiều trận, sau dùng chiến thuật du kích, làm cho quân Hannibal khốn đốn, sức mỗi ngày một kiệt. Lúc đó một tướng La Mã cả gan đem hùng binh qua tấn công Carthage một cách bất ngờ. Nhà cầm quyền Carthage lo sợ, kêu Hannibal về cứu nhưng không kịp, Carthage chịu La Mã đô hộ.

Thắng được Carthage rồi, La Mã lần lần chiếm hết các miền ở ven bờ Địa Trung Hải. Trong lúc đó, Carthage phục hưng khá mau. La Mã tấn công một lần nữa, quyết liệt vô cùng. Trong ba năm ròng ra, họ bao vây Carthage, dân Carthage đói quá mà cũng rán chống cự. Sau quân La Mã vô được, đốt phá dinh thự, san phẳng thành phố, lửa cháy nửa tháng mới tắt (năm 146).

Người La Mã chia những xứ chiếm được thành từng tỉnh, đặt dưới quyền một quan cai trị. Dân thuộc địa được giữ phong tục, tôn giáo, tiếng nói của họ, nhưng bị quan La Mã bóc lột tàn nhẫn. Chính sách thuộc địa đó chỉ làm giàu hạng quí phái và hạng tá, còn dân đen, như đoạn sau ta sẽ thấy, đa chẳng được lợi mà còn cơ cực hơn trước nhiều.

Chế độ cộng hòa La Mã

Mới đầu, La Mã có vua, sau bọn quí phái không chịu sự áp bức của nhà vua, lật đổ ngai vàng, lập chế độ cộng hòa, nắm hết quyền hành, hiếp đáp dân đen. Bọn này uất ức, đoàn kết nhau để tranh đấu, làn lần đòi được binh quyền với hạng trên. Từ đó, mỗi công nhân có quyền ứng cử, bầu các viên thẩm phán và biểu quyết các đạo luật. Nguyên lao nghị viện lựa trong các thẩm phán, hai viên tổng tài (Con¬sul).

Tuy nhiên, chế độ đó chỉ có vỏ dân chủ và bọn giàu giữ hết các địa vị vì họ có đủ tiền để mua thăm; còn bọn tiểu nông bị phá sản lần lần thành giai cấp hạ lưu.

Bọn tiểu nông bị phá sản

Bọn này bị phá sản vì chiến tranh đế quốc. Như chương trên chúng tôi đa nói, công dân La Mã nào có vườn ruộng đều phải nhập ngũ, đất đai của họ phải bỏ hoang: mẫn hạn về, họ gắng sức cày bừa, nhưng lúa bán không được giá: bọn quí phái, đại tướng làm giàu nhờ chiến tranh, chiếm đất mua nô lệ ở thuộc địa, sản xuất lúa rất nhiều, chở về bán trong nước với giá rẻ mạt. Thế là bọn tiểu nông phải bán đất cho bọn quí phái mà ra La Mã sinh nhai. Có ai mướn họ đâu: công việc gì cũng đa có bọn nô lệ làm hết rồi. Họ đành phải hành khất hoặc bợ đỡ nhà giàu cầu cơm thừa canh cặn. Thực tủi nhục cho họ: đem xương máu ra giúp nước để được thưởng công như vậy đó! Họ phẫn uất, muốn phản động song bọn quí phái mỉm cười bình tĩnh ngâm thơ Horace vì đa có binh đội để đàn áp cuộc phiến loạn.

Hai anh em nhà nọ, thấy tình thế đó hại cho quốc gia, muốn cải thiện đời sống của hạng tiểu nông. Người anh là Tibérius đề nghị chia lại đất, hạn chế số ruộng của nhà giàu, bị bọn nhà giàu giết chết.

Thấy gương anh như vậy, em là Caius đa chẳng sờn lòng, quyết định tiếp tục mà còn tiến xa hơn nữa, đặt ra luật giúp đỡ nhà nghèo, đưa họ đi khẩn đất hoang, song tụi nhà giàu khéo vận động, làm cho công việc của ông thất bại, rút cục ông cũng bị giết nữa.

Chế độ độc tài

Từ đó La Mã sống dưới chế độ độc tài. Viện dân biểu mất quyền phủ quyết, mỗi đạo luật trước khi đem thi hành, phải được nguyên lao nghị viện chấp thuận. Tới thế kỉ thứ nhất tr. T. c, quyền ở cả trong tay bộ ba: hai quân nhân: Pompée, César và một đại phú gia: Crassus.

Pompée khéo cầm quân, dẹp được nội loạn ở các thuộc địa, song tài còn kém César, ông này chinh phục xứ Gaule – nước Pháp hồi xưa, xứ Ai Cập, lật Pompée, tổ chức lại quốc gia, nghiêm cấm các hội họp, muốn đổi chính thể cộng hòa thành chế độ quân chủ chuyên chế, tự ý đặt luật, không cần hỏi nguyên lao nghị viện. Lòng dân bất bình và César bị giết.

Một bộ hạ khác lên cầm quyền, cũng độc tài. Họ chia nhau mỗi người cai trị một miền, quyền lợi xung đột nhau, rút cục kẻ tài ba nhất là Octave thắng hai kẻ kia và thống nhất đế quốc.

Octave khôn ngoan hơn César ở chỗ mới đầu làm bộ nhũn nhặn, không đòi quyền hành gì cả, một mực thuận ý dân để làm lợi cho dân, nhờ vậy địa vị ông rất vững; nhưng đến khi nguyên lao nghị viện tặng ông tôn hiệu là Auguste (nghĩa là vĩ nhân) thì ông cũng làm bộ miễn cưỡng nhận, rồi khi tướng sĩ của ông tôn ông làm Hoàng thượng thì ông cũng không từ chối.

Rồi cứ lần lần như tằm ăn dâu, ông thu hết quyền trong tay: quyền tổng chỉ huy quân đội, quyền bất khả xâm phạm, quyền phủ quyết các đề nghị của nghị viện, quyền tối cao về tôn giáo, quyền bổ hay truất tất cả các bá quan. Tóm lại, ông thành một hoàng đế lúc nào mà dân La Mã không hay, lại còn thờ sống ông nữa.

ông chiếm thêm đất đai; đế quốc La Mã lúc đó gồm: Ỳ, Pháp, Y Pha Nho, Hy Lạp, Tiểu Á, và một dẫy theo Địa Trung Hải từ Syrie tới Ai Cập, Carthage.

ông có công kiến thiết trong nước, khuyến khích văn chương, mĩ thuật. Khi ông chết, ngôi báu về con ông (năm 14 SCN). Thế là chế độ cộng hòa biến thành chế độ quân chủ cha truyền con nối.

Các hoàng đế La Mã

Trong hai thế kỉ sau, có hai hoàng đế đáng cho ta nhớ Néron và Marc Aurèle, Néron bạo tàn như Kiệt, Trụ: giết em, giết mẹ, giết thầy học cũ. Thành La Mã cháy mất già nửa, người ta ngờ Néron ra lệnh đốt để cất lại cho đẹp hơn. Có kẻ lại phao rằng chính mắt trông thấy tay gảy đờn, miệng ngâm thơ, vừa ngắm cảnh cháy vừa tìm hứng. Néron nghe tin đồn ấy sợ dân chúng nổi loạn, bèn đổ tội cho tín đồ đạo Da Tô đa đốt thành rồi tàn sát họ.

Marc Aurèle, trái lại, là một hiền triết, theo phái khắc kỉ, siêng năng và nhân từ, để lại tập “Tư tưởng” rất có giá trị.

Trong hai thế kỉ ấy đế quốc được bình trị, văn minh La Mã truyền bá khắp nơi. Tổ tiên người Pháp được khai hóa ít nhiều, có công nghệ, trường học, đường sá, lâu đài, là nhờ La Mã.

La Mã suy vong

Từ thế kỉ thứ ba La Mã bắt đầu suy.

Nguyên nhân chánh là bọn cầm quyền bỏ mất những đức quí của tổ tiên như giản dị, cần lao, kiên nhẫn; mà hóa ra xa xỉ, biếng nhác. Họ chỉ biết thờ “con bò vàng’ mua quan bán tước, đến nỗi một sử gia bảo họ “đa đem bán đấu giá ngai vàng”. Nhiều chức làm đa không có lương mà còn phải bỏ tiền túi ra mướn người giúp việc nữa, vậy mà người ta tranh nhau, bán cả gia sản mua chức cho kì được vì chỉ trong một hai năm thôi, người ta sẽ thu đủ sô’ vốn còn lời thập bội là khác! Chúng ta thử tưởng tượng như vậy, làn sóng hối lộ cao tới bực nào và còn lương tâm nào mà không bị nó lôi cuốn.

Có tiền nhiều thì tất nhiên phải tiêu phí: bọn quí phái La Mã cân vàng để đổi lụa Trung Hoa, họ mua những đồ gia vị ở Ấn Độ như đinh hương, hồi hương, hồ tiêu, vung tiền ra mua mía và gạo của phương Đông, lê và táo của Tiểu Á, đeo những ngọc thạch và kim cương Ba Tư, và muốn đỡ buồn, họ lại đấu trường coi người đánh nhau với manh thú, hoặc người đâm chém người, để được hưởng những cảm xúc rùng rợn.

Còn tình cảnh của dân đen? Một văn sĩ đương thời đa tả nó như vầy: “Những thú rừng còn có cái hang để ẩn, còn dân La Mã (…) thì ngoài khí trời ra, không có chút gì cả. Vô gia cư, họ dắt díu vợ con nheo nhóc, xanh xao (…). Người ta bảo họ làm chủ thế giới mà thực họ không có một miếng đất để cắm dùi”.

Quân đội thì mất tinh thần: người ta không có tiền trả lương cho họ vì người ta chỉ lo ăn cắp công quỹ và tranh giành địa vị (chỉ trong một thế kỉ mà 25 ông vua thay phiên nhau lên ngôi sau khi cưóp được ngai vàng). Có lần họ thua một rợ ở trung bộ châu Âu và từ đó nhà cầm quyền La Mã phải dùng dân thuộc địa và bọn nô lệ làm lính. Hai hạng này tất nhiên không ham ra trận, nhất là khi họ theo đạo Da Tô, coi người khác như anh em, thì họ đào ngũ rất đông. Người La Mã giam họ, giết họ, họ cùng nhau ca hát nhận tử hình vì như vậy là sớm được lên Thiên đàng ngồi bên cạnh Chúa.

Nhiều ông vua muốn vẫn cứu tình thế, rán sức phục hưng, nhưng kết quả chỉ là kéo dài hơi tàn của đế quốc trong một thời gian, tới khi một ông chia đế quốc làm hai phần cho hai con: phần phía tây, kinh đô là La Mã; phần phía đông do Constantine Đại Đế gầy dựng, kinh đô là Byzantine; thì phần phía tây đa quá suy, không đủ sức chống các rợ nữa.

Các rợ này ở phương Bắc bị rợ Hung Nô dồn xuống. Rợ Hung Nô vốn ở Mông Cổ, rất thượng võ, thường quấy rối Trung Quốc, trai gái đều giỏi cưỡi ngựa, bắn tên, đều coi nhẹ cái chết.

Đọc thêm: Mười bước ngoặc quan trọng trong lịch sử La Mã

Vì Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành để ngăn họ, họ quay sang Châu Âu, dưới sự chỉ huy của Attila, tới đâu thắng đó, chiếm trọn một dải từ đông qua tây, cướp phá Nga, và Trung Âu, giày xéo nước Gaule, dân tộc nào cũng sợ họ như sợ bệnh dịch (Thế kỉ thứ 4 SCN).

Rợ Germain (Giéc-manh) ở phía bắc xứ Gaule, nghe nói họ tới, bỏ cả nhà cửa, vườn tược, chạy về phương Nam, xâm nhập đế quốc La Mã.

Trước sau có đến năm giống rợ cũng vì lẽ đó mà ùa cả vào Ý, Hy Lạp, tàn phá các châu thành; đường sá hư hỏng, hải cảng bỏ hoang, kĩ nghệ và thương mãi đình trệ, lâu đài bị đốt mà sách vở thì bị liệng xuống sông.

Thế là nền văn minh do người Ai Cập, Caldée, Assyrie, Hy Lạp truyền lại từ mấy nghìn năm, chỉ trong vài thế kỉ đa bị tiêu diệt ở phía tây. Lúc đó vào thời vua Romulus Augustule (Rô muy luýt ô guýt tuyn) năm 476  Lạ thay! La Mã do Romulus dựng nên, cũng đến Romulus thì tàn.

Cũng may, ở phương đông, thành Byzantine cũng có tên là Constantinople vẫn còn thịnh, giữ được một phần nào nền văn minh cổ rồi truyền qua nước Nga bây giờ. Tuy nhiên giữa hai phần của đế quốc, đông và tây, không còn liên lạc gì với nhau cả.

Văn minh La Mã

Luật La Mã

Dân tộc La Mã ít thiên tư về nghệ thuật, không tò mò về khoa học, lí luận kém mà tưởng tượng cũng kém người Hy Lạp, song có óc thực tế hơn và rất giỏi tổ chức.

Họ nổi danh nhất về chiến tranh, cai trị và luật. Ở chương trên, ta đa biết tài cầm quân và cai trị của họ, nay xét qua về luật La Mã.

Luật 12 bảng là một tiến bộ vượt bậc của La Mã trong việc tôn trọng quyền của công dân.

Dưới chế độ cộng hòa họ có một hiến pháp vừa mềm mại vừa vững chắc vì được xây dựng trên thủ tục, đại cương thì bất biến mà tiểu tiết thì tùy thời thay đổi. Dân chúng lại rất trọng luật, nhờ vậy chế độ cộng hòa của họ đứng được năm thế kỉ.

Hiến pháp quy định cách cai trị chính quốc và các thuộc địa. Giữa thế kỉ thứ 5 TCN, người La Mã công bố một bộ luật; bộ này được cải thiện lần lần và sau này, nhiều nước châu Âu phỏng theo mà làm luật.

Nhờ tài tổ chức đó mà đế quóc họ bình trị được trên hai thế kỉ (đời sau gọi là thăng bình La Mã) và văn minh họ được truyền bá sâu xa trong các thuộc địa.

Xã hội

Xã hội La Mã chia làm ba giai cấp:

– Hạng quí phái kiêu căng, giữ trọng trách trong chính phủ hoặc buôn bán. Từ khi họ bóc lột dân thuộc địa, họ sóng xa xỉ như trên ta đã biết.

– Hạng tiểu nông sau bị phá sản.

– Hạng nô lệ đông vô kể. Nhà giàu nào cũng nuôi hàng trăm nô lệ. Bọn này không có chút quyền gì cả, làm quần quật suốt ngày, bị đánh đập tàn nhẫn (không như bọn nô lệ Hy Lạp thời trước) bị chủ treo cổ lên cây hoặc đóng đinh vào thập ác. Nhiều khi họ phản động nhưng bị người La Mã dẹp được ngay.

Một số rất ít nô lệ nhờ thông minh và gặp chủ nhân từ mà được giải phóng.

Gia đình và Tôn giáo

Gia đình La Mã cũng gần giống gia đình Trung Hoa và Việt Nam hồi xưa. Uy quyền người cha rất lớn và có tính cách tôn giáo vì người cha giữ công việc thờ phụng, tức công việc quan trọng nhất trong gia đình. Cha có quyền đuổi con đi, đánh chết con, cưới, gả con theo ý mình. Vì có quan niệm “nữ nhân ngoại tộc” nên người La Mã cũng chỉ mong có con trai như người Việt chúng ta, để cho hương lửa được tiếp tục. Khi không có con, họ cũng xin con nuôi và người con nuôi đó sẽ không thờ tổ tiên của mình mà thờ tổ tiên người cha nuôi.

Ngoài việc thờ phụng tổ tiên, người La Mã còn thờ rất nhiều thần (trên ba vạn vị) và thường cúng vái, cầu thần che chở.

Mĩ thuật

Người La Mã xây những nghị trường (Forum), hí trường đồ sộ dài 200 thước, cao bốn năm chục thước. Đền Panthéon rất nổi tiếng. Kiến trúc của họ vừa hùng như kiến trúc cận đông, vừa nha như kiến trúc Hy Lạp, điều lạ là họ biết dùng bê tông.

Họ giỏi nhất về việc xây đường và thủy lộ tức những cầu cao và dài hàng trăm, hàng ngàn thước để dẫn nước. Đường đi của họ lát đá, trải hai ngàn năm rồi còn chắc.

Thành La Mã có chín trăm nhà tắm công cộng thênh thang, có nước nóng.

Văn học

Về khoa học, công của họ không đáng kể, nhưng văn học của họ rực rỡ lắm, nhờ họ chịu ảnh hưởng Hy Lạp.

Văn hào bực nhất là Cicéron đồng thời với César, ông có tài hùng biện, có công trau giồi tiếng La Tinh thành một tiếng phô diễn được những tư tưởng rất cao đẹp.

Tite Live bỏ ra 40 năm viết một bộ sử vĩ đại về La Mã, lời rất đẹp, nhưng tài liệu kém.

Horace là một thi bá, lời điêu luyện, giọng mỉa mai.

Virgile (Viếc-gin) chuyên ca ngợi đời thôn da. Tác phẩm của bốn nhà đó hiện nay còn đem dạy ở Âu.

Ngoài ra ta nên kể thêm Tacite.

Tự mẫu chúng ta dùng ngày nay chính do người La Mã đặt ra.

5/5 - (2 votes)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s

Leave a Comment