Hy Lạp Cổ Đại

Khám phá Delphi – Trái tim của Thần Thoại Hy Lạp

Delphi là trung tâm hành hương linh thiêng của toàn cõi Hy Lạp thời cổ đại. Nơi đây có đền thần Apollo, chuyên ban sấm cho khách thập phương

Lịch sử đền Delphi Hy Lạp

Nằm cách vịnh Corinth khoảng 10 km trong khu vực Phocis của Hy Lạp, Delphi tọa lạc giữa hai đỉnh núi đá sừng sững Phaidriades thuộc dãy Parnassus. Nơi đây bao gồm khu đền thờ thần Apollo, Athena Pronaia – có nghĩa là “Nữ thần Athena trước đền thờ Apollo”, cùng vô số công trình khác, hầu hết được dùng để tổ chức các môn thể thao, nổi bật là sân vận động phục vụ cho luyện tập và học hành.

Con đường dẫn đến Delphi

Trước khi đặt chân đến Delphi, du khách thập phương sẽ bắt gặp đến thờ Athena Pronaia. Ấn tượng nhất tại nơi này là công trình Tholos, một tòa nhà hình tròn với mái nón được chống đỡ bởi các trụ cột bao quanh.

Tiếp theo, bạn sẽ trải bước dọc theo Con Đường Thần Thánh, đây là lối đi lát đá dẫn thẳng vào khu đền thần Apollo với hai bên dày đặc các kho báu và tượng đài dâng hiến. Delphi vốn là một khu thánh địa mang ý nghĩa hòa hợp của toàn Hy Lạp cổ đại, không chịu sự quản lý từ bất kì thành bang nào. Các kho báu này chính là vật phẩm mà các thành bang dâng lên thần Apollo nhằm ca tụng sức mạnh và sự thịnh vượng của mình.

Đền thờ Apollo

Trái tim quan trọng nhất của Delphi chính là Đền thờ Apollo, nơi nữ tiên tri Pythia ban sấm trong adyton – một căn phòng riêng biệt, kín đáo ở phía sau Đền. Đền Apollo được đặt trên bệ đá lớn với sự nâng đỡ của các bức tường đa giác.

Con Đường Thần Thánh cũng dẫn đến nhà hát Delphi phía trên đền thờ và xa hơn nữa là sân vận động (tổ chức các cuộc tranh tài thể thao).

Bao quanh hai khu thánh địa là các khu định cư và nghĩa trang của người dân Delphi thời xưa.

Delphi trong Thần Thoại Hy Lạp

Người Hy Lạp cổ đại tôn sùng Delphi là trung tâm của thế giới, hay cái rốn của vũ trụ.

Theo thần thoại Hy Lạp, Zeus đã cử hai con đại bàng, một bay về phía đông, một bay về phía tây để tìm ra trung tâm của thế giới. Cả hai đã gặp nhau tại Delphi. Thần Zeus dùng một viên đá thiêng gọi là omphalos (có nghĩa là cái rốn) đánh dấu địa điểm đặc biệt này, viên đá về sau được đặt trong khu đền thờ Apollo.

Người Hy Lạp tin rằng vùng đất này ban đầu vốn linh thiêng vì thuộc về Gaea, tức Mẹ Đất, và được Python, một con mãng xà khổng lồ bảo vệ. Thần Apollo đã tiêu diệt Python và biến nơi đây thành thánh địa cho riêng mình.

Một truyền thuyết khác kể rằng dân cư từ đảo Crete, dưới sự dẫn dắt của thần Apollo hóa thân thành cá heo, bơi đến Delphi (Kirrha) và xây dựng nên khu thánh địa này cho Apollo.

Ai xây nên Delphi?

Theo giới nghiên cứu thì các tư tế vùng Knossos (trên đảo Crete) đã mang tục thờ Apollo đến Delphi vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Thời điểm này, họ bắt đầu xây đền thờ cho chư thần. Họ hoàn thành các đền thờ đầu tiên bằng đá cho Apollo và Athena vào cuối thế kỷ thứ 7 TCN.

Tuy nhiên, lịch sử Delphi có vẻ bắt nguồn sâu xa hơn thế.

Bằng chứng khảo cổ cho thấy từng có khu định cư và nghĩa trang vào thời kỳ Mycenaean (1600 – 1100 TCN) bên trong khu đền thờ. Khoảng năm 1400 TCN, Delphi có lẽ cũng đã có một đền thờ khác thờ Gaea hoặc Athena, sau đó bị sụp đổ bởi đá rơi vào cuối thời đại đồ đồng.

Thậm chí, các nhà khảo cổ còn tìm thấy cổ vật và dấu vết nghi lễ trong hang Korykeion Andron trên núi Parnassus, có niên đại tận thời kỳ đồ đá mới (4000 TCN).

Lịch sử sơ khai

Vào thời kỳ đầu tiên của Hy Lạp cổ đại (bắt đầu vào thế kỷ thứ 8 TCN), khu đền Delphi chính là trung tâm hoạt động của Liên Minh Amphictyonic, một liên minh tôn giáo của 12 bộ lạc Hy Lạp. Minh ước này kiểm soát sự vận hành và tài chính của toàn khu đền, bao gồm cả việc lựa chọn các thầy tu và các chức sắc khác.

Qua nhiều năm, cộng đồng cảng Krisa cạnh Delphi dần giàu lên từ trao đổi thương mại và nhu cầu hành hương đến Delphi. Vào khoảng năm 590 TCN, cư dân Krisa bắt đầu có những hành vi xúc phạm đối với đền thờ Apollo và khách hành hương, dù chi tiết không được ghi chép rõ ràng (một số ghi chép cho rằng họ đã gây ô uế đền thờ và bắt giữ nhà tiên tri).

Liên Minh đã phát động Chiến Tranh Thần Thánh Đầu Tiên, kéo dài 10 năm theo truyền thuyết và kết thúc bằng sự hủy diệt của Krisa.

Sau đó, Liên Minh công nhận Delphi là một quốc gia tự trị, mở quyền tự do đi lại cho khách hành hương vào khu đền, và tổ chức lại Đại hội Pythian, diễn ra tại Delphi mỗi bốn năm, bắt đầu vào năm 582 TCN.

Nhà tiên tri Delphi: Huyền thoại bí ẩn của Hy Lạp cổ đại

Trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, nhà tiên tri Delphi là một nhân vật vô cùng quyền lực, được cả giới quý tộc lẫn dân thường tìm đến để xin lời chỉ dẫn từ các vị thần. Nơi đây đạt đến đỉnh cao danh tiếng vào khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên.

Nhà tiên tri, còn được gọi là Pythia, chỉ tiên đoán vào một số ngày nhất định trong suốt 9 tháng của năm. Người hành hương đến Delphi dâng tặng những món quà xa hoa để tỏ lòng biết ơn, và những người giàu có thậm chí có thể trả nhiều tiền để được ưu tiên gặp mặt Pythia hơn những người khác.

Nhà tiên tri Delphi được tham vấn về cả những vấn đề cá nhân lẫn các quyết định trọng đại của quốc gia. Các nhà lãnh đạo thậm chí còn tìm đến Delphi trước cả khi phát động chiến tranh hoặc thành lập các thuộc địa mới.

Nghi thức tiên tri và những bí ẩn

Để xin lời tiên tri, Pythia sẽ bước vào một căn phòng đặc biệt, ngồi trên chiếc ghế ba chân. Các tư tế của thần Apollo sẽ chuyển tải câu hỏi từ người hành hương cho Pythia. Sau đó, Pythia sẽ hít một loại khí đặc biệt bốc lên từ mặt đất và rơi vào trạng thái hôn mê.

Những tiếng lẩm bẩm rời rạc của Pythia khi đó sẽ được các tư tế phiên dịch và truyền đạt lại. Người Hy Lạp tin rằng nhà tiên tri ở Delphi đã tồn tại từ rất lâu đời và có khả năng dự đoán chính xác các sự kiện lịch sử quan trọng.

Sự tàn lụi của Delphi

Qua nhiều thế kỷ, Delphi và đền thờ Apollo đã trải qua nhiều biến động. Từ hỏa hoạn, chiến tranh cho đến sự thay đổi quyền lực, tất cả đã góp phần dẫn đến sự suy tàn của địa danh huyền thoại này. Cuối cùng, vào khoảng năm 393 Công nguyên, nhà tiên tri và các nghi lễ cổ xưa chính thức bị cấm, kết thúc một thời kỳ lịch sử rực rỡ.

Tổng hợp từ History.com

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s