Blog Lịch Sử

Một phiên bản Robinson Crusoe khác

Ai mới thật là hình mẫu cho nhân vật Robinson Crusoe nổi tiếng trong văn học?

robinson crusoe

Khi cuốn tiểu thuyết “Robinson Crusoe” của Daniel Defoe được xuất bản, nhiều người đã quan tâm đến nguyên mẫu thực sự của nhân vật chính. Hầu hết đều có xu hướng nghĩ rằng đó là thủy thủ người Scotland Alexander Selkirk, người đã trải qua 4 năm rưỡi trên một hoang đảo. Điều đáng tò mò là 3 năm sau ngày tiểu thuyết của Defoe ra mắt độc giả, một cuốn sách khác đã được xuất bản, kể về những tai nạn tương tự của một chàng trai trẻ tên là Philip Ashton. Mọi người đều coi đó chỉ là một câu chuyện hư cấu, được viết dựa trên cuốn Robinson Crusoe. Tuy nhiên, câu chuyện này là hoàn toàn có thật và thậm chí còn bi thảm hơn nhiều…

PHILIP ASHTON LÀ AI?

Chàng trai Philip Ashton sống ở Nova Scotia (Canada), xuất thân từ gia đình ngư dân và bản thân rất rành nghề chài lưới. Năm 19 tuổi, một ngày nọ, anh đi đánh cá cùng với bốn người bạn. Khi chiếc thuyền buồm nhỏ đã chất đầy mẻ cá đánh bắt được, những ngư dân trẻ chuẩn bị quay vào bờ. Đột nhiên điều bất ngờ xảy ra – họ bị cướp biển bắt giữ; cầm đầu băng cướp là tên côn đồ khét tiếng Ned Lowe.

Lowe là một kẻ rất độc ác, nổi tiếng vì thích tra tấn nạn nhân trước khi tiễn họ về với tổ tiên. Chàng trai trẻ thấy mình bất lực trước kẻ tàn bạo này và không còn lối thoát nào khác ngoài việc hoàn toàn phục tùng mọi yêu cầu của hắn, nhằm cứu lấy mạng sống của mình.

TRỞ THÀNH CƯỚP BIỂN BẤT ĐẮC DĨ

Trong vòng sáu tháng, Ashton đã tham gia vào tất cả các vụ cướp trên biển, dù anh không muốn làm điều này chút nào. Anh vô cùng sợ hãi trước viễn cảnh bị bắt và bị treo cổ vì những tội ác mà anh bất đắc dĩ phải tham gia. Ashton mơ về một cơ hội nào đó có thể giúp anh trốn thoát. Vầ rồi cơ hội như vậy đã sớm xuất hiện. Một ngày nọ, bọn cướp biển cập đảo Roatan ở Vịnh Honduras để lấy nước ngọt tìm kiếm nguồn bổ sung củi đun bếp. Philip tình nguyện giúp đỡ và được cho phép lên bờ cùng với một số thuyền viên. Trong khi những người khác đang lấy nước ngọt từ khe suối đổ vào các thùng, chàng trai nói rằng anh muốn hái một ít dừa rồi đi vào bụi cây. Khi thấy mình đã khuất sau bụi rậm, anh dùng hết sức bình sinh để bỏ chạy.

CUỘC SỐNG CỦA “ROBINSON” TRÊN HOANG ĐẢO

Sau khi lấy đủ nước và củi, các thủy thủ mới nhớ tới Ashton. Họ cất tiếng hú gọi anh và tìm kiếm trong những bụi cây gần đó nhưng không có kết quả. Cuối cùng, bọn cướp biển rời đảo Roatan. Philip bị bỏ lại một mình trên hoang đảo – không có vũ khí, không có công cụ, chỉ có hai bàn tay trắng. Lúc đầu, chàng trai chỉ ăn trái cây và trứng rùa sống. May mắn thay, hòn đảo có nhiều nguồn nước ngọt và cây ăn quả. Mặt khác, nơi đây cũng đầy rẫy những nguy hiểm: rắn độc, thằn lằn khổng lồ và lợn rừng. Ở vùng nước nông, Ashton từng bị cá mập đe dọa mạng sống, trên mặt đất thì liên tục bị lợn rừng tấn công. Mỗi lần chạm mặt lợn rừng, Ashton phải tìm đường trốn thoát bằng cách trèo lên cây.

Nhưng thật không ngờ, kẻ thù nguy hiểm nhất lại là những loài côn trùng nhỏ. Ashton bị dày vò bởi một đàn ruồi – những con ruồi rất nhỏ, chỉ nhỉnh hơn con muỗi chút xíu, nhưng bám dai như đỉa để cắn chích, gây đau đớn, khó chịu không thể tưởng tượng được. Để tránh nạn vấn này, Philip đã dựng một túp lều trên bờ biển, với hy vọng gió biển sẽ xua đuổi lũ côn trùng khó chịu. Nhưng sáng kiến này chẳng hiệu quả là bao.

Sau 9 tháng tồn tại khốn khổ như vậy, một sự việc xảy ra khiến chàng trai trẻ cảm thấy vô cùng may mắn: Một chiếc thuyền cập bờ, chở theo một người đàn ông và một con chó. Người đồng cảnh ngộ có một khẩu súng và một số đạn dược. Anh ta cho biết đã trốn thoát khỏi sự giam cầm của người Tây Ban Nha.

Họ sống bên nhau chỉ được vài ngày, Philip vô cùng vui vẻ khi có được cơ hội giao tiếp với đồng loại. Sau đó, người bạn mới rủ anh đi đến hòn đảo lân cận để săn lợn rừng ở đó. Philip đắn đo lo sợ, thấy thế người bạn mới quen quyết định ra đi một mình, hứa rằng sẽ sớm quay lại. Nhưng rồi người thợ săn xui xẻo này không bao giờ quay trở lại. Ashton nghĩ rằng anh ta đã chết đuối. Niềm an ủi duy nhất là anh ta còn để lại một số dụng cụ và vật dụng để có thể nhóm lửa và nấu nướng thịt, cá.

CUỘC GIẢI CỨU BẤT NGỜ

Khoảng ba tháng sau, một chiếc thuyền nhỏ dạt vào bờ. Lúc đầu, Philip Ashton cho rằng đây là thuyền của người thợ săn bất hạnh nọ. Nhưng khi kiểm tra kỹ hơn, hóa ra đây là một con thuyền hoàn toàn khác. Trên chiếc thuyền này, Ashton bơi đi khám phá vòng quanh hòn đảo của mình. Lần nọ anh suýt đụng độ một con tàu mang cờ Tây Ban Nha. Nếu để họ bắt được, anh chắc chắn sẽ bị họ gi*t ch*t ngay lập tức, vì thời ấy, các thủy thủ người Tây Ban Nha thù cướp biển Anh đến tận xương tủy.

Một cuộc giải cứu bất ngờ xảy ra sau một năm rưỡi kể từ khi Ashton phải sống trên đảo Roatan: hai chiếc thuyền cứu sinh chở khoảng một chục người Anh cập vào đảo cùng một lúc. Ashton rất vui vẻ đón tiếp họ, và họ thực sự thích ngôi nhà của anh – họ trìu mến gọi túp lều này là “Lâu đài An ủi”. Các thủy thủ kể rằng tàu của họ đã bị người Tây Ban Nha bắt giữ và họ đã trốn thoát một cách thần kỳ trên những chiếc thuyền chèo. Vài tháng trôi qua, một số người quyết định chèo thuyền đi tìm nơi trú ẩn khác. Hai người ở lại với Philip với hy vọng có nhiều khả năng sẽ được một con tàu Anh nào đó cứu vớt.

Quả nhiên, một thời gian sau, không chỉ một con tàu mà cả một hạm đội thực sự xuất hiện ở bến nước! Đây là những thương gia từ Anh đang trên đường tới Jamaica. Ba chàng “Robinson” vui mừng khôn xiết! Họ được phép lên tàu để rời bỏ hòn đảo kinh tởm này. Thuyền trưởng của con tàu hóa ra là đồng hương của Ashton. Ông hứa sẽ giúp anh về nhà.

Vào tháng 6 năm 1725, Philip Ashton về đến quê hương. Cùng năm đó, anh xuất bản cuốn sách kể về những trải nghiệm đau buồn của mình trên hoang đảo, có tựa đề “Hồi ký Philip Ashton: Câu chuyện về những cuộc phiêu lưu kỳ lạ và cuộc giải cứu kỳ diệu”. Cuốn sách ban đầu bị nhầm là một tác phẩm hư cấu tương tự như Robinson Crusoe, nhưng về sau hóa ra đó là câu chuyện có thật.

Philip Ashton qua đời năm 1746 ở tuổi 44 và được chôn cất tại Nghĩa trang Old Burial Hill ở Marblehead.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s