Châu Âu Trung Cổ

Thương mại châu Âu thời trung cổ

Giao dịch thương mại thời Trung Cổ phát triển tới mức ngay cả những cộng đồng tương đối nhỏ cũng có thể tiếp cận các phiên chợ tuần

Thương mại châu Âu thời trung cổ

Giao dịch thương mại thời Trung Cổ phát triển tới mức ngay cả những cộng đồng tương đối nhỏ cũng có thể tiếp cận các phiên chợ tuần và còn có các hội chợ lớn, nhưng ít thường xuyên hơn, tại đó trưng bày đầy đủ các loại hàng tiêu dùng, cám dỗ người mua sắm từ các tiểu thương. Chợ và hội chợ được tổ chức bởi các chủ đất, hội đồng thị trấn, một số nhà thờ và tu viện, những người được ủy quyền cấp giấy phép tổ chức, hy vọng kiếm được doanh thu từ hoa hồng và thúc đẩy nền kinh tế địa phương khi người mua sắm sử dụng các dịch vụ đi kèm.

Thương mại quốc tế thì đã có từ thời La Mã nhưng những cải tiến về giao thông vận tải và ngành ngân hàng, cũng như sự phát triển kinh tế từ khu vực Bắc Âu bùng nổ từ thế kỷ 9 AD. Tỷ như len có xuất xứ từ Anh được chuyển với số lượng lớn cho các nhà sản xuất ở Flanders; người Venice, nhờ các cuộc Thập Tự Chinh, mở rộng lợi ích thương mại của họ sang Đế chế Byzantine và vùng Levant, đồng thời các công cụ tài chánh mới đua nhau phát triển cho phép ngay cả các nhà đầu tư nhỏ cũng có thể tài trợ cho các cuộc thám hiểm thương mại xuyên Châu Âu bằng đường biển và đường bộ.

1/. CHỢ VÀ QUẦY SẠP

Ở làng mạc, thị trấn và thành thị lớn, chợ thường được tổ chức tại các quảng trường công cộng (hoặc đôi khi là các ngã ba), trên các con phố rộng hay thậm chí trong các hội trường lớn. Chợ cũng được tổ chức ngay bên ngoài nhiều lâu đài và tu viện. Thường được tổ chức 1 hay 2 lần/tuần, đôi khi là hàng ngày ở các thị trấn lớn, hay có chợ bán các loại hàng hóa cụ thể như thịt, cá hoặc bánh mì. Tiểu thương trả cho chủ đất, hội đồng thị trấn hay hội đồng quận một khoản phí để có đặc quyền mở sạp, thường được đặt cạnh nhau trong một khu vực để duy trì sự cạnh tranh cao độ. Tiểu thương bán thịt và bánh mì thường là nam giới, nhưng đa số chủ sạp là phụ nữ và họ bán những mặt hàng chủ lực như trứng, các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm và rượu bia. Có những người trung gian thu mua số lượng hàng lớn từ nơi sản xuất và bán chúng cho tiểu thương ở chợ hay nơi sản xuất có thể trả tiền cho tiểu thương để phân phối hàng. Bên cạnh mở sạp ở chợ, người bán còn gõ cửa từng nhà để mời mua hàng, được gọi là những người bán hàng rong.

Việc buôn bán hàng hóa có giá trị thấp vẫn chủ yếu được tổ chức ở địa phương do chi phí vận chuyển cao. Các thương gia phải trả phí cầu đường tại một số trạm nhứt định trên đường như cầu hay đèo để chỉ những hàng hóa xa xỉ mới có giá trị để vận chuyển trên một quãng đường dài. Vận chuyển hàng hóa bằng tàu rẻ hơn và an toàn hơn so với đường bộ nhưng lại có rủi ro gặp thời tiết xấu hay cướp biển. Do đó, đôi khi các trang trại tự tổ chức các chợ nhỏ để bán hàng. Người dân muốn mua các mặt hàng không dùng hàng ngày như quần áo, vải vóc hag rượu phải sẵn sàng đi bộ nửa ngày hoặc hơn để tới thị trấn gần nhứt.

Ở các thị trấn thành thị lớn, ngoài chợ, người tiêu dùng còn có thêm lựa chọn là các cửa hàng đặc thù. Ở các thành thị lớn, các cửa hàng bán cùng loại hàng hóa thường tập trung lại với nhau trong cùng một con đường, làm tăng tính cạnh tranh. Đôi khi vị trí cửa hàng liên quan trực tiếp tới hàng hóa được bán, chẳng hạn như những người bán ngựa thường ở gần cổng thành để thu hút khách du lịch đi ngang qua hay những người bán sách sẽ mở cửa hàng gần nhà thờ lớn và các trường học. Những ngành nghề liên quan tới hàng hóa có chất lượng tuyệt đối quan trọng như thợ kim hoàn và thợ làm áo giáp thường được đặt gần các tòa nhà hành chính của hội đồng thành, để các cơ quan quản lý theo dõi chặt chẽ. Các thị trấn cũng có ngân hàng và những người cho vay tiền, nhiều người trong số đó là người Do Thái vì cho vay nặng lãi bị Giáo hội cấm nghiêm ngặt đối với các Cơ Đốc nhân. Kết quả của việc tập hợp các ngành nghề này, nhiều con đường đặt tên theo đó, nhiều trường hợp cái tên này vẫn tồn tại cho tới ngày nay.

2/. HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI

Hội chợ thương mại là các sự kiện bán hàng quy mô lớn thường được tổ chức hàng năm tại các thị trấn và thành thị lớn, nơi mà mọi người có thể tìm thấy nhiều loại hàng hóa hơn những gì họ có thể tìm thấy ở chợ địa phương và thương gia có thể mua hàng hóa với giá sỉ. Giá cả cũng có xu hướng rẻ hơn vì có nhiều sự cạnh tranh hơn giữa những các tiểu thương. Các hội chợ bùng nổ ở Pháp, Anh, Flanders và Đức vào thế kỷ 12 và 13 AD, với một trong những khu vực nổi tiếng nhứt về hội chợ là vùng Champagne thuộc Pháp.

Các hội chợ được tổ chức vào tháng 6 và tháng 10 ở Troyes, tháng 5 và tháng 9 ở Saint Ayoul, và vào tháng 1 tại Lagny được khuyến khích bởi các đời Bá tước xứ Champagne, người cũng cung cấp dịch vụ trị an và trả lương cho đội quân và quan chức giám sát các hội chợ. Những người buôn bán len, vải, gia vị, rượu vang và tất cả các loại hàng hóa khác được thu thập từ khắp nước Pháp và thậm chí tới từ hải ngoại, đặc biệt là từ Flanders, Tây Ban Nha, Anh và Ý. Một số hội chợ kéo dài tới 49 ngày và mang lại doanh thu đáng kể cho các Bá tước; với tầm quan trọng như vậy, các Vua Pháp thậm chí còn đảm bảo sẽ bảo vệ các thương gia ở các hội chợ. Các hội chợ ở Champagne không chỉ trở nên nổi tiếng khắp Châu Âu mà còn là một cú hích lớn cho danh tiếng của rượu Champagne ra thế giới (vào thời điểm đó vẫn chưa phải là thức uống có ga mà Dom Pérignon sẽ mở đường vào thế kỷ 17).

Đối với nhiều người bình thường, hội chợ ở bất cứ đâu đều là điểm nhấn tuyệt vời trong năm. Mọi người thường phải đi hơn một ngày để tới được hội chợ gần nhứt và vì vậy họ sẽ ở lại 1 hay 2 ngày ở các tửu quán kiêm khách điếm mọc lên xung quanh. Có những trò giải trí công cộng ở Champagne như vũ nữ, cờ bạc và mại dâm khiến nhiều hội chợ mang tiếng xấu trong con mắt Giáo hội. Vào thế kỷ 15 AD, các hội chợ thương mại đã suy giảm do khả năng mọi người mua hàng hóa ở mọi nơi và mọi lúc đã tăng lên rất nhiều.

3/. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MỞ RỘNG

Thương mại ở Châu Âu vào Sơ kỳ Trung Cổ vẫn tiếp tục ở một mức độ nào đó tương tự như dưới thời người La Mã, với việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy là nền tảng ở Địa Trung Hải, từ Nam ra Bắc và ngược lại. Tuy nhiên, mức độ thương mại quốc tế trong Sơ kỳ này vẫn còn gây tranh cãi giữa các sử gia. Hàng hóa xa xỉ (tỷ như kim loại quý, ngựa và nô lệ), nhưng với số lượng bao nhiêu và liệu các giao dịch có liên quan trực tiếp tới tiền, hàng đổi hàng hay hàng khuyến mãi hay không vẫn chưa rõ ràng. Các thương gia Do Thái và Syria có thể lấp đầy khoảng trống do sự sụp đổ của người La Mã để lại cho tới thế kỷ thứ 7 trong khi vùng Levant cũng giao dịch với Bắc Phi và người Moor ở Tây Ban Nha. Có thể là thương mại quốc tế vẫn chỉ là công việc của tầng lớp quý tộc ưu tú, hỗ trợ các nền kinh tế hơn là thúc đẩy nền kinh tế.

Thế kỷ 9, một bức tranh rõ ràng hơn về thương mại quốc tế bắt đầu xuất hiện. Các thành bang nước Ý, dưới sự cai trị trên danh nghĩa của Đế chế Byzantine, bắt đầu tiếp quản các mạng lưới thương mại ở Địa Trung Hải, đặc biệt là Venice và Amalfi, sau này sáp nhập thêm Pisa, Genoa và các cảng ở miền Nam nước Ý. Hàng hóa được giao dịch giữa thế giới Ả Rập và Châu Âu bao gồm nô lệ, gia vị, dầu thơm, vàng, đồ trang sức, đồ da, da động vật và hàng dệt may sang trọng, đặc biệt là lụa. Các thành bang nước Ý chuyên xuất khẩu các loại vải như vải lanh, bông chưa dệt và muối (hàng hóa có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, Đức, Bắc Ý và Biển Adriatic). Đã phát triển các trung tâm thương mại nội địa quan trọng như Milan, sau đó chuyển hàng hóa tới các thành thị ven biển để xuất khẩu sang các thành bang phía Bắc. Kết nối thương mại trên khắp Địa Trung Hải được mô tả trong các tác phẩm của các nhà địa lý Ả Rập về các cảng ở Ý đồng thời một số lượng lớn tiền vàng Ả Rập được phát hiện ở các vùng phía Nam Ý.

Thế kỷ 10 và 11 AD, Bắc Âu cũng xuất khẩu ra quốc tế, người Viking thu thập một số lượng lớn nô lệ từ các cuộc đột kích rồi đem bán. Bạc được xuất khẩu từ các mỏ ở Sachsen, ngũ cốc từ Anh được xuất khẩu sang Na Uy đồng thời nhập khẩu gỗ và cá vùng Scandinavia. Sau công cuộc chinh phục của người Norman vào Anh năm 1066, nước Anh kết nối thương mại với Pháp và các Quốc gia Vùng trũng, nhập khẩu vải và rượu vang, đồng thời xuất khẩu ngũ cốc và len để các thợ dệt Flemish sản xuất hàng dệt từ đó.

Bộ 3 thành bang nước Ý là Venice, Pisa và Genoa ngày càng thạnh vượng, vì vậy họ chìa các xúc tu thương mại của mình ra xa hơn nữa, thiết lập các trạm giao dịch ở Bắc Phi, đồng thời dành được độc quyền thương mại ở một số vùng thuộc Đế chế Byzantine, và đổi lại, cung cấp phương tiện giao thông, người và chiến hạm cho Thập tự quân, hiện diện lâu dài tại các thành thị bị quân đội Cơ Đốc chinh phục ở vùng Levant từ thế kỷ 12. Trong cùng thế kỷ đó, các cuộc Thập Tự Chinh phương Bắc đã cung cấp thêm nhiều nô lệ cho Nam Âu. Các kim loại quý như sắt, đồng và thiếc cũng di chuyển về phía Nam. Thế kỷ 13 chứng kiến ​​nhiều hoạt động buôn bán đường dài hơn đối với các hàng hóa thường ngày, ít giá trị hơn khi các thương gia được hưởng lợi từ những con đường, kênh đào tốt và đặc biệt là những con tàu có công nghệ tiên tiến hơn; các yếu tố nay kết hợp lại nhằm tiết kiệm thời gian vận chuyển, tăng công suất, giảm tổn thất và làm cho chi phí rẻ hơn. Ngoài ra, khi hàng hóa tới được điểm phân phối, ngày càng có nhiều người có của cải dư thừa do đó dân số đô thị ngày càng tăng, ngày càng có nhiều người làm việc trong lãnh vực sản xuất hay trở thành thương gia.

4/. KHU VỰC VÀ CẢNG TRUNG CHUYỂN

Thương mại quốc tế hiện đang bùng nổ khi nhiều cảng thành lập các trạm giao dịch, nơi các thương gia hải ngoại được phép sanh sống tạm thời và buôn bán hàng hóa. Tỷ như đầu thế kỷ 13, Genoa có 198 thương gia cư trú, trong đó 95 người là người Flemish và 51 người Pháp. Có những thương gia Đức trên Cầu Rialto nổi tiếng ở Venice, trong khu Steelyard ở London và đặc khu Bergen ở Na Uy. Thương gia từ Marseille và Barcelona tập trung tại các cảng ở Bắc Phi. Chuyển dịch kinh tế đạt tới con số mà các cảng mở các lãnh sự riêng để bảo vệ quyền công dân cho các thương gia hải ngoại. Các cửa hàng và dịch vụ mọc lên để đáp ứng thị hiếu của họ về thực phẩm, quần áo và tôn giáo.

Với sự tăng trưởng này, quan hệ thương mại trở nên phức tạp hơn giữa các quốc gia và những người cai trị, với trung gian và đại lý. Các cuộc thám hiểm để được tài trợ bởi các nhà đầu tư giàu có, đổi lại sẽ nhận được 75% lợi nhuận, phần còn lại thuộc về các thương gia, những người tích lũy hàng hóa và sau đó vận chuyển chúng tới bất cứ nơi nào có nhu cầu. Thỏa thuận thương mại này được gọi là “commenda”, thường được người Genoa sử dụng. Một loại thỏa thuận khác, gọi là “societas maris”, dành cho nhà đầu tư cung cấp 2/3 số vốn và người phân phối chịu phần còn lại. Lợi nhuận sau đó sẽ được chia 50-50. Đằng sau những nhà đầu tư lớn này, phát triển thành các tập đoàn gồm các nhà đầu tư nhỏ hơn, những người bỏ tiền của họ để thu được lợi nhuận trong tương lai nhưng không đủ khả năng chi trả cho toàn bộ chuyến thám hiểm. Do đó, phát triển cơ chế vay và cho vay tinh vi, đặc biệt là có sự tham gia của một số lượng lớn các gia tộc ở các thành bang nước Ý. Ngày càng có nhiều công cụ tài chính để cám dỗ các nhà đầu tư và gia hạn tín dụng như tín phiếu, hối phiếu, bảo hiểm hàng hải và cổ phần trong các công ty.

Giữa thế kỷ 14, các thành bang nước Ý thậm chí còn giao dịch với các đối tác ở xa như người Mông Cổ, mặc dù sự gia tăng tiếp xúc toàn cầu này đã mang lại tác dụng phụ không mong muốn như Dịch Cái Chết Đen (đỉnh điểm là năm 1347) xâm nhập vào Châu Âu thông qua chuột trên các thương hạm của Ý. Không nản lòng, những người tiên phong ở Châu Âu — thuộc về tôn giáo lẫn thương mại — đi theo hướng khác, và Quần đảo Cape Verde được người Bồ phát hiện vào năm 1462, đồng thời 3 thập kỷ sau, Christopher Columbus mở đường tới Tân Thế giới. Tiếp theo, năm 1497, Vasco da Gama mạnh dạn đi tàu vòng quanh Mũi Hảo Vọng để tới Ấn Độ để rồi tới Hậu kỳ Trung Cổ, thế giới trở thành một mạng lưới kết nối nhiều hơn, mang lại thạnh vượng cho một số quốc gia./.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s