Blog Lịch Sử

Tìm hiểu về đội cận vệ Thụy Sĩ của Giáo hoàng

Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ bảo vệ Giáo hoàng được thành lập năm 1506 bởi Giáo hoàng Julius II (ở ngôi từ 31/10/1503 đến 21/2/1513)

Tìm hiểu về đội cận vệ Thụy Sĩ của Giáo hoàng

Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ bảo vệ Giáo hoàng được thành lập năm 1506 bởi Giáo hoàng Julius II (ở ngôi từ 31/10/1503 đến 21/2/1513). Hiện chỉ bao gồm 110 lính canh, Vệ binh Thụy Sĩ được coi là một trong những đội quân lâu đời nhất còn tồn tại đến ngày nay. Ngày truyền thống của Vệ binh Giáo hoàng Thụy Sĩ được tổ chức vào ngày 22 tháng 1 hàng năm. Vào ngày này năm 1506, đội Vệ binh Thụy Sĩ đầu tiên gồm 150 người dưới sự chỉ huy của Đại úy Caspar von Silenen (1467 – 1517) đã đến Rome từ bang Uri của Thụy Sĩ.

Hiện tại, Đội cận vệ là đơn vị quân đội vũ trang duy nhất của Vatican, có tên đầy đủ là “Đội quân Bộ binh Thụy Sĩ của Đội cận vệ Thánh Giáo hoàng” (tiếng Latin: Cohors pedestris Helvetiorum a sacra custodia Pontificis). Đội cận vệ sử dụng song ngữ, ngôn ngữ chính thức là tiếng Đức và tiếng Ý. Tên của đội quân Vatican nhỏ bé này trong tiếng Đức là “Die Papstliche Schweizergarde”, trong tiếng Ý – “Guardia Svizzera Pontificia”.

Nhiệm vụ của những người lính vệ binh là bảo vệ Điện Tông Tòa và tất cả các lối vào Vatican. Họ phục vụ tại phòng của giáo hoàng và canh gác dinh thự mùa hè của giáo hoàng ở Castel Gandolfo. Lực lượng Vệ binh có mặt tại tất cả các sự kiện nghi lễ của Vatican và chịu trách nhiệm về sự an toàn cá nhân của Giáo hoàng cả ở Vatican và trong tất cả các chuyến đi của ngài.

21 năm sau khi thành lập, vào tháng 5 năm 1527, Đội cận vệ Thụy Sĩ của Giáo hoàng đã nhận lễ rửa tội bằng lửa. Ngày 6/5/1527 đã đi vào lịch sử với tên gọi “Vụ cướp thành Rome” (Sacco di Roma): Vua Charles V của Tây Ban Nha tấn công thành Rome. Mạng sống của Giáo hoàng Clement VII đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng. Rome bị quân đội Tây Ban Nha và Đức chiếm và cướp phá. Những người lính Thụy Sĩ vẫn trung thành với giáo hoàng. Vào ngày này, 147 trong số 189 Vệ binh Thụy Sĩ đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh ác liệt. Chỉ huy Kaspar Roeist, người chiến đấu ở tuyến đầu, đã hi sinh cùng với họ. 42 lính canh còn sống sót, tiếp tục chiến đấu, đã có thể đảm bảo cho Giáo hoàng Clement VII cùng với các hồng y rút lui an toàn đến Castel Sant’Angelo, nơi ông đã cố gắng chờ đợi cho đến thời điểm kết thúc cuộc bao vây.

Kể từ đó, ngày 6 tháng 5 được coi là ngày tưởng nhớ Đội cận vệ Thụy Sĩ của Giáo hoàng. Vào ngày này, những người lính mới gia nhập đội phát lời tuyên thệ: “Tôi thề sẽ trung thành, trung thực và tận tâm phục vụ Giáo hoàng đương nhiệm và những người kế vị hợp pháp của ông, sử dụng tất cả sức lực của mình, và – nếu cần – thậm chí hy sinh mạng sống của mình”. Với lời tuyên thệ này, người lính mới cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với truyền thống lâu đời của những người đi trước.

Những người muốn gia nhập Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ phải đáp ứng chín điều kiện:

Đầu tiên, người lính vệ binh tương lai phải là công dân Thụy Sĩ.

Thứ hai, phải là một người Công giáo thực hành, vì rằng anh ta sẽ phục vụ ở trung tâm của Giáo hội Công giáo La Mã và là một dạng gương mặt đại diện của Vatican.

Thứ ba, ứng cử viên vệ sĩ phải tuyệt đối khỏe mạnh, chơi thể thao và cao ít nhất 1,74 m.

Thứ tư, không có điều tiếng xấu trong quá khứ.

Thứ năm, từng trải qua khóa huấn luyện quân sự trong quân đội Thụy Sĩ, phục vụ từ 18 đến 21 tuần (tùy theo quân binh chủng) trong “trường tuyển dụng tân binh” (Rekrutenschule).

Điều kiện thứ sáu liên quan đến trình độ học vấn: lính canh tương lai phải có ít nhất chứng chỉ giáo dục trung học cơ sở hoặc trung học chuyên ngành.

Điều kiện thứ bảy có thể khiến những người ủng hộ bình đẳng giới khó chịu: chỉ nam giới mới được chấp nhận phục vụ. Truyền thống hơn 500 năm tuổi của Vệ binh Thụy Sĩ vẫn không thay đổi về mặt này.

Thứ tám, chỉ có người độc thân (chua có gia đình) mới được tuyển dụng. Tuy nhiên, một Vệ binh có thể kết hôn nếu anh ta đủ 25 tuổi, đã phục vụ ít nhất 3 năm, đạt cấp bậc hạ sĩ và cam kết phục vụ trong lực lượng Vệ binh ít nhất ba năm nữa.

Điều kiện thứ chín: không dưới 19 và không quá 30 tuổi.

Chỉ huy Đội cận vệ Thụy Sĩ tại Vatican hiện là Christoph Graf, người gốc bang Lucerne. Graf kế nhiệm đội trưởng Daniel Rudolf Anrig, người giữ chức vụ này từ năm 2008 đến năm 2015. Số lượng lính vệ binh lớn nhất được gửi đến Vatican từ bang Wallis theo đạo Công giáo, nằm ở phía tây nam Thụy Sĩ. Kể từ năm 1825, 693 cư dân của Wallis đã được tuyển dụng để phục vụ trong Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ của Vatican.

5/5 - (1 vote)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s