Blog Lịch Sử

Bảng xếp hạng các quốc gia theo dân số năm 1600

Bảng này mình thấy trên Wikipedia, cũng trích đủ thứ nguồn uy tín, bình dân và đang thảo luận, tranh cãi dữ dội

Bảng xếp hạng các quốc gia theo dân số năm 1600

Bảng này mình thấy trên Wikipedia, cũng trích đủ thứ nguồn uy tín, bình dân và đang thảo luận, tranh cãi dữ dội. Mọi người tham khảo và bàn luận thêm chứ chưa nên tin vội nhé ạ.

Dân số toàn Thế giới ước tính 579.000.000

Xếp thứ nhất hoặc thứ 2. Nhà Minh: 60.000.000–150.000.000 (*)

Dân số nhà Minh vào năm 1600 vẫn đang tranh cãi đến tận bây giờ vì nhiều sử gia đánh giá là con số ước tính 160.000.000 là quá cao so với thực tế vì sổ sách nhân khẩu nhà Minh thống kê được có 65 triệu dân (bằng đúng với số nhân khẩu nhà Minh thời hùng mạnh nhất). Nhiều nguồn uy tín cho rằng con số thật sẽ ở vào đâu đó trong khoảng 60-150 triệu. Thế nên nếu lấy con số ở giữa, tức là 105 triệu thì nhà Minh sẽ có dân số và kinh tế xếp sau triều đại Mughal của Ấn Độ.

Xếp thứ nhất hoặc thứ 2. Đế chế Mughal: ~115.000.000. (**) Vào năm 1600, người Mughal cai trị khoảng 50% Ấn Độ, nơi có dân số 113 triệu người vào thời điểm này, theo Avakov.

3. Đế chế La Mã Thần thánh: 27.000.000+ – 34.000.000+

4. Liên minh Iberia và các thuộc địa: 28.745.000

5. Đế chế Ottoman cùng các quốc gia chư hầu: 28.740.000

6. Vương quốc Pháp: 18.000.000+ – 20.000.000+

7. Vương quốc Maroc và các thuộc địa: 13.060.860.

8. Nhật Bản thời Mạc Phủ Tokugawa: 12.000.000

9. Triều Tiên (vương triều Joseon) 11.000.000

10. Nước Nga Sa hoàng ~9.000.000

11. Đế Quốc Safavid (Ba Tư) Dưới 5.000.000 đến gần 10.000.000

12. Áo dưới thời Hoàng Triều Habsburg: 7.800.000

13. Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva: 7.950.000

14: Anh (Chỉ riêng England cùng vài thuộc địa chứ chưa phải toàn bộ các xứ khác trên đảo Anh): 5.600.000

15. Nhà Lê (Đại Việt) 5.500.000

16. Triều đại Taungoo (Miến Điện) 3.500.000

17. Vương quốc Ahom (tiểu quốc thuộc Ấn Độ ngày nay) 2.000.000-3.000.000

18. Bắc Nguyên ~2.760.000

19. Ma-la (Nepal) 2.750.000

20. Vương quốc Ayutthaya (Xiêm) khoảng 2.500.000

21. Đế chế Ethiopia 2.104.000

22. Cộng hòa Venice 2.000.000

23. Vương quốc Kongo 2.000.000

24. Liên bang Kiến Châu Nữ Chân <2.000.000

25. Cộng hòa Hà Lan: 1.500.000

26. Chân Lạp (Campuchia): 1.419.000

27. Thụy Điển 1.361.000

28. Đan Mạch–Na Uy: 1.100.000

29. Vương quốc Scotland 800.000

30. Cộng hòa Genoa: 650.000

31. Vương quốc Lan Xang (Lào): 319.000

32. Các vương quốc Mã Lai Johor , Kedah , Pattani và Perak: tổng cộng <200.000

33. Vương quốc Mrauk U (tiểu quốc thuộc Miến Điện): 160.000+

34. Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất: 35.000

35. Quốc đảo Nan Madol ở Tây Thái Bình Dương (triều đại Saudeleur): 25.000

36. Rapa Nui (Đảo Phục Sinh) 15.000.

Lưu Ý: Ngoài dân số Trung Quốc, Ấn Độ, các quốc gia Châu Âu trích từ nhiều nguồn khá uy tín như Two Thousand Years of Economic Statistics, Volume 1 , của Alexander V. Avakov xuất bản năm 2010, ấn phẩm học thuật đại học Princeton, đại học Cambridge,…

Khá nhiều chỗ tính toán dân số của các quốc gia còn lại theo nguồn của Maddison, vốn tính theo biên giới hiện đại, do đó, nhiều ước tính lấy nguồn từ Maddison có thể không chính xác. Mọi người nên tham khảo các nguồn uy tín trích dẫn khác khi nói về các quốc gia này.

5/5 - (1 vote)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s