Hy Lạp Cổ Đại

Vua Oedipus và bi kịch giết cha cưới mẹ

Đây là một bi kịch về số phận và tự do: tự do của con người không phải là làm điều mình muốn mà là chịu trách nhiệm ngay cả về điều mình không muốn

King Oedipus from Greek mythology, depicted in a classical style. The image shows Oedipus in a moment of despair, standing

Đây là một bi kịch về số phận và tự do: tự do của con người không phải là làm điều mình muốn mà là chịu trách nhiệm ngay cả về điều mình không muốn. Câu chuyện có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp, được xây dựng thành tác phẩm văn học, chuyển thể thành kịch bản sân khấu, điện ảnh… qua nhiều thế hệ trong lich sử.

Vua Laius và hoàng hậu Jocasta cai trị thành bang Thebes thuộc Hy Lạp thời cổ đại. Khi hoàng hậu thụ thai, vua Laius đến gặp nhà tiên tri Delphic để hỏi về hậu vận thì nhận được một lời sấm truyền khủng khiếp: “Nếu sinh con trai, ngài sẽ bị nó giết chết”. Đến kỳ mãn nguyệt khai hoa, hoàng hậu hạ sinh hoàng tử. Nhà vua vô cùng lo sợ, vì vậy, khi con trai vừa chào đời, ông đã tách đứa trẻ khỏi mẹ, giao cho một người lính hầu cận, ra lệnh đưa hài nhi đến đồng cỏ trên núi Kithairon rồi ném ở đó cho thú rừng ăn thịt. Nhưng người lính quá thương đứa bé nên không nỡ làm điều ác. Tại đồng cỏ Kithairon, anh gặp một người chăn cừu cùng đàn chiên từ vương quốc Corinth lân cận và trao đứa bé cho anh ta mà không hề cho biết thân phận của trẻ hài nhi (có nguồn nói đứa bé được trao cho một nhà buôn). Người chăn cừu (hoặc nhà buôn) dâng đứa bé lên vua Corinth. Vợ chồng vua Corinth không có con nên đã nhận nuôi đứa bé như người thừa kế. Cậu bé được đặt tên là Oedipus (Ê-đíp).

Oedipus lớn lên mạnh mẽ, thông minh và luôn nghĩ rằng mình là con trai ruột của vua Corinthian. Nhưng có lần anh bị người ngoài miệt thị, gọi là con nuôi của vua. Oedipus tức giận vô cùng, bèn tìm đến nhà tiên tri Delphic để hỏi cho ra nhẽ. Nhà tiên tri trả lời: “Dù ngươi là ai, số mệnh của ngươi là giết cha mình và lấy mẹ ruột của mình”. Oedipus kinh hoàng. Anh quyết định rời bỏ Corinth để không thể làm hại đến vợ chồng vua Corinth mà anh luôn tin là cha mẹ đẻ của mình, và dấn thân trên con đường vô định. Lần nọ, trên bước đường tha hương, tại một ngã tư, anh gặp một cỗ xe ngựa, trên xe có một ông già với phong thái kiêu hãnh, xung quanh có vài người hầu. Oedipus không kịp tránh đường khiến bầy ngựa lồng lên kéo cỗ xe sa xuống rãnh ven đường. Ông già chửi mắng và dùng roi đánh Oedipus. Chàng trai tức giận bẻ cây bên đường làm gậy xông vào đánh trả. Kết cục, chỉ một người hầu kịp bỏ chạy nên sống sót, ông già bỏ mạng cùng những người hầu còn lại. Thời ấy, những sự cố trên đường như vậy không phải là chuyện hiếm.

Tiếp tục hành trình, bước chân vô định tình cờ đưa Oedipus đến thành Thebes. Ở đó một tai họa đang hoành hành: con quái vật Sphinx, có đầu đàn bà trên thân hình sư tử, ngụ trên một tảng đá trước cổng thành, đưa ra cho những người qua đường một câu đố hóc búa, ai không trả lời đúng sẽ bị nó xé xác. Đã có hàng trăm người bỏ mạng vì con quái vật này. Để giúp trăm họ thoát họa diệt vong bởi con Sphinx hung ác, vua Laius đã đi tìm sự giúp đỡ từ nhà tiên tri nhưng trên đường đi ông đã bị ai đó giết chết.

Như thường lệ, con nhân sư hỏi Oedipus: “Con gì buổi sáng đi bằng 4 chân, buổi trưa đi bằng 2 chân, buổi chiều đi bằng 3 chân?”. Oedipus trả lời: “Đó là con người: khi bé bò bằng bốn chân, trưởng thành tự đi bằng 2 chân và khi già thì chống gậy, như là 3 chân”. Và đó là câu trả lời chính xác! Theo lời nguyền của các vị thần, nếu thua cuộc do người được hỏi đưa ra câu trả lời đúng, con Sphinx phải chết bằng cách ném mình từ vách đá xuống vực sâu.

Thành Thebes được giải thoát khỏi thảm họa từ con quái vật. Người dân vui mừng tôn vinh Oedipus thông thái làm vua xứ Thebes và tổ chức cho chàng kết hôn với người đẹp Jocasta, góa phụ của vua Laius, và cử anh trai của Jocasta là Creon phò tá tân vương. Theo thần thoại Hy Lạp, nhờ có chiếc vòng thanh xuân mà hoàng hậu Jocasta luôn trẻ đẹp lâu dài theo năm tháng.

Nhiều năm trôi qua, Oedipus sống với vợ là Jocasta và nàng sinh được 3 người con, mà chàng vẫn không biết đó chính là mẹ đẻ của mình.

Thế rồi đột nhiên sự trừng phạt của Thượng đế giáng xuống Thebes: người dân chết vì dịch bệnh, gia súc chết và mùa màng khô héo. Mọi người cầu khẩn Oedipus: “Bệ hạ khôn ngoan, ngài đã cứu chúng tôi một lần, hãy cứu chúng tôi lần này nữa”. Oedipus cử cận thần Creon đến xin lời khuyên của nhà tiên tri và nhận được câu trả lời: “Hình phạt thiêng liêng này dành cho tội giết vua Laius; hãy tìm và trừng trị kẻ sát nhân!”. Hỏi: “Tại sao mãi đến bây giờ mới phải tìm kẻ ấy?”. Đáp: “Vì mọi người đều nghĩ về quái vật Nhân sư chứ không phải về con người”.

Oedipus ban lệnh phải tìm cho ra kẻ đã sát hại Laius để các vị thần trừng trị thích đáng. Nhưng chàng không biết rằng làm như vậy là đang nguyền rủa chính mình. Oedipus hỏi thầy bói mù Tiresias, sống ở Thebes: “Ông có biết kẻ giết Laius là ai không?”. Tiresias trả lời: “Đừng ép tôi phải nói, sẽ không hay đâu!”. Oedipus tức giận: “Phải chăng chính ông liên quan đến vụ giết người này?”. Tiresias không thể kiềm chế: “Chính ngươi là kẻ sát nhân, giết cha lấy mẹ, hãy tự xử tử!”.

Như sét đánh giữa trời quang. Chuyện trở nên ầm ĩ cả triều đình. Hoàng hậu ban đầu không tin lời thầy bói và nhà tiên tri, vì tin chắc rằng đứa con của mình với vua Laius đã bị giết chết từ thuở sơ sinh, còn vua Laius thì bị kẻ cướp đánh chết trên đường khi đi tìm nhà tiên tri Delphic để hỏi về chuyện con quái vật Sphinx.

Nhưng rồi mọi chuyện đã được làm sáng tỏ khi các nhân chứng được triệu tập đầy đủ: Người lính hầu đã giao hoàng tử sơ sinh cho người chăn cừu trên núi Kithairon; người chăn cừu Corinth; người hầu sống sót của ông già trên cỗ xe bên đường (ông già ấy chính là vua Laius), và cả nhà tiên tri Delphic.

Hoàng hậu Jocasta không chịu nổi đòn giáng quá phũ phàng của số phận khi con mình trở thành chồng mình và là cha của những đứa con tiếp theo của mình, bà đã treo cổ tự vẫn. Oedipus ôm lấy xác người mẹ đồng thời là vợ của mình mà khóc vì hối hận, rồi ông dùng cây trâm cái đầu của hoàng hậu tự chọc thủng hai mắt mình như một cách tự trừng phạt…

Đánh giá post
Thần Thoại

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s