Lịch Sử Châu Á

Lịch sử Mông Cổ và lịch sử Lào giống nhau như thế nào?

Lịch sử Mông Cổ và Lào có những điểm giống nhau đến kỳ lạ khó lý giải bằng logic thông thường

Có một sự thật thú vị mà không phải ai cũng phát hiện ra đó lịch sử Mông Cổ và Lào có những điểm giống nhau đến kỳ lạ khó lý giải bằng logic thông thường.

1. Thời kỳ tiền lập quốc

Nếu như ở Mông Cổ, trên vùng thảo nguyên mênh mông có hàng trăm bộ lạc đánh nhau tranh giành lãnh địa và gia súc thì ở Lào là chiến tranh giữa các Mường ( một hình thái tổ chức xã hội cổ ) của các dân tộc Lào – Thái. Chủ yếu bao gồm 3 nhóm chính : người Lào lùm, người Lào Thoong và người Lào Sung, 3 nhóm này có tập quán sinh sống khác nhau nhưng sống gần nhau nên chiến tranh là điều không thể tránh khỏi

2. Một nhân tài kiệt xuất kiến lập một nhà nước huy hoàng

Quá trình hình thành đế chế Mông Cổ và cuộc đời đau khổ của Thiết Mộc Chân như thế nào nhiều anh em trong group đã biết rõ cả nên tôi xin phép không lạm bàn

Ở đây nói một chút về lịch sử hình thành nhà nước đầu tiên của Lào, vương quốc Lan Xang. Mặc dù có chung một nguồn gốc, nhưng anh bạn người Thái hàng xóm đã hình thành những vương quốc có số má từ rất sớm như Lan Na hay Sukhothai và sau đó là Ayuthaya, thì người Lào có trình độ canh tác và tổ chức xã hội kém hơn người Thái rất nhiều, họ cũng phải chật vật mới có một nhà nước đúng nghĩa. Và quá trình hình thành nhà nước đó gắn với một nhân vật có tên Fa Ngừm

Cuộc đời Fa Ngừm có nét gì đó rất giống với Thiết Mộc Chân, cả hai người đều là quý tộc sa sút, Fa Ngừm và cha và chúa mường Muang Sua bị người chú cướp lấy cơ nghiệp bắt làm con tin nộp cho đế quốc Khmer và may mắn cha con ông đã không bị giết. Fa Ngừm còn cưới một công chúa Khmer làm vợ và mối nhân duyên này đã giúp ông khá nhiều cho con đường lập quốc, ít nhất là lấy được lòng tin của Khmer

Nhân cơ hội Ayuthaya cạnh tranh và lấn chiếm vùng cao nguyên Khorat với Khmer, đế quốc Khmer cử ông lãnh đạo một đạo quân đi tái chiếm lại những vùng này. Fa Ngừm vừa đánh vừa chiêu mộ binh mã, ông đã ly khai khỏi đế quốc Khmer, đi đánh chiếm sáp nhập rất nhiều Mường với nhau, tạo nên vương quốc Lan Xang, nhà nước đầu tiên của người Lào. Cho đến tận thế kỷ 14, người Lào mới có một nhà nước cho riêng mình.

3. Thời kỳ phân rã và bị phụ thuộc

Thời điểm nhà Nguyên bị đánh đuổi khỏi Trung Thổ cũng đánh dấu mốc cáo chung của đế chế Mông Cổ, phân rã thành nhiều bộ lạc du mục và lại đánh nhau. Tình hình này kéo dài cho đến khi nhà Thanh – đế chế của người Nữ Chân xuất hiện và thâu tóm Mông Cổ

Ở Lào tình hình cũng không khá gì hơn chỉ khác ở chỗ vương quốc Lan Xang suy yếu và sụp đổ vào năm 1694 vì lục đục nội bộ, tranh giành ngai vàng. Nó bị phân rã thành 3 vương quốc : Luang Pharbang ở Bắc Lào, Vientiane ở Trung Lào và Champasak ở Nam Lào. Duy có 2 tỉnh Hùa Phăn và Xiêng Khoảng chính là xứ Bồn Man thì nội thuộc vào Đại Việt

Lợi dụng tình hình đó, Ayuthaya tấn công biến 3 vương quốc Lào thành xứ nội thuộc. Nếu như nhà Thanh thống trị Mông Cổ một thời gian dài và khá ổn định, thì ở Thái Lan có một vài biến cố nho nhỏ

Đầu tiên là Ayuthaya bị vương triều Konbaung của Miến Điện xâm chiếm và hủy diệt vào năm 1767, người Lào vốn nghĩ có thể nhân cơ hội tách ra khỏi sự ảnh hưởng của người Thái nhưng đời nó không như là mơ. Một thủ lĩnh địa phương là Taksin nổi dậy đánh đuổi người Miến, lập ra vương triều Thonburi. Taksin cũng không quên sứ mệnh đông tiến của người Thái, hốt luôn 3 vương quốc Lào và tranh giành ảnh hưởng với chúa Nguyễn ở Cao Miên và Phú Quốc. Rồi sau đó, Taksin lên cơn điên ( chuyện này chưa biết thực hay giả) lại bị Chakri đảo chính phế truất và giết chết, những chuyện này mọi người đã biết cả nên tôi chỉ tóm tắt ngắn gọn như thế.

Như thế người Lào vẫn lệ thuộc vào người Thái, chỉ là ” sang tên đổi chủ ” từ Ayuthaya sang Thonburi rồi từ Thonburi về nhà Rama. Viêng Chăn bị cướp bóc sạch trơn, nhiều gia đình quý tộc Lào bị lưu đày sang Xiêm. Từ đó vua của 3 vương quốc này đều do người Thái chỉ định và chỉ có tính chất bù nhìn

Cho đến năm 1804 xuất hiện một nhân vật mang tên Anouvong, vua của Viêng Chăn. Ông này có tinh thần dân tộc sâu sắc kêu gọi Luang Pharbang và Champasak cùng hợp lực đánh đuổi người Thái. Lý tưởng cao đẹp nhưng tài năng chính trị và quân sự của ông này chỉ có hạn. Luang Pharbang quay xe và mật báo cho Xiêm biết kế hoạch của Anouvong. Rama III cho quân sang diệt gọn, Anouvong thua trận lưu lạc sang Nghệ An cầu cứu Minh Mạng quay lại đánh nhưng vẫn thua, lần này còn bị bề tôi phản bội nộp cho Xiêm. Ông bị giải về Bangkok cầm tù và chết ở đó. Xiêm cũng xoá sổ luôn vương quốc Viêng Chăn, giấc mơ độc lập của người Lào một lần nữa tan thành mây khói

4. Nhờ ngoại bang mới có độc lập

Phần này có lẽ nằm ngoài phạm vi bàn luận của group nên tôi xin phép nói ngắn gọn thế này.

Nhờ có Liên Xô mà nhà nước XHCN Mông Cổ mới được thành lập như một vùng đệm tự nhiên giữa Liên Xô và Trung Quốc.

Sự thật đắng lòng ở Lào, không có Pháp xâm lược gây khó dễ với Xiêm tách vùng đất phía đông ( chính là Lào ) làm thuộc địa cho Pháp rồi sau này Pháp bị đánh đuổi khỏi Đông Dương thì có lẽ còn lâu mới có nước Lào trên bản đồ !!!

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s