Lịch Sử Châu Á

Thời kỳ Chiến Quốc Nhật Bản (Sengoku Jidai)

Nhật Bản trải qua một giai đoạn hỗn chiến giữa các sứ quân, từ 1467 đến 1615, được coi là thời Chiến Quốc (Sengoku Jidai)

Nguồn: The Collector
Nhật Bản trải qua một giai đoạn hỗn chiến giữa các sứ quân, từ 1467 đến 1615, được coi là thời Chiến Quốc (Sengoku Jidai)

Từ cuối thế kỷ 12, các Thiên hoàng Nhật Bản dần trao quyền chính trị cho các tướng quân, được gọi là Shogun. Trong khi hoàng tộc chỉ giữ một số nghi thức tâm linh và tập trung vào nghệ thuật, các triều đại Shogun mới là người nắm quyền lực thực sự.

Sau khi Thiên hoàng quay trở lại nắm chính trị vào năm 1333, gia tộc Ashikaga giành được quyền kiểm soát trung ương vào năm 1336. Mạc phủ Ashikaga cai trị Nhật Bản trong hơn hai thế kỷ. Nhưng đến năm 1464, tranh chấp giữa các lãnh chúa phong kiến địa phương (gọi là Daimyo) leo thang thành một cuộc nội chiến toàn diện vào năm 1467. Đây là khởi đầu của một thời kỳ dài bất ổn và hỗn loạn được gọi là Sengoku Jidai, hay “Thời kỳ Chiến Quốc Nhật Bản”, thời kỳ này sẽ định hình lại đất nước Nhật Bản trong nhiều thế kỷ tới.

Chiến tranh Ōnin: Giai đoạn đầu của Sengoku Jidai

Năm 1464, Shogun Ashikaga Yoshimasa chọn em trai là Ashikaga Yoshimi làm người thừa kế. Nhưng một năm sau, vợ của Yoshimasa, Hino Tomiko, lại hạ sinh một con trai, Yoshihisa. Vị Shogun đương nhiệm ủng hộ tuyên bố của em trai mình, nhưng vợ ông lại muốn con trai bà trở thành người cai trị tiếp theo.

Cả Tomiko và Yoshimasa đều có sự hậu thuẫn của các gia tộc địa phương hùng mạnh như Hosokawa và Yamana. Năm 1467, những cuộc đụng độ nhỏ nổ ra giữa hai phe ngay tại kinh đô Kyoto. Tranh chấp ngày càng trở nên bạo lực, và các gia tộc hùng mạnh khác cũng nhảy vào để cố gắng giành lấy quyền lực và gây ảnh hưởng lên cả hai phe chính. Đây chính là khởi đầu của thời kỳ Sengoku Jidai.

Trong mười năm, Hosokawa và Yamana đánh nhau giành quyền kiểm soát Kyoto trong cuộc chiến được biết đến ngày nay với tên gọi Chiến tranh Ōnin. Tuy nhiên, cuộc xung đột không lan ra bên ngoài thủ đô, điều này cho phép các Daimyo ở xa phát triển quyền lực và ảnh hưởng, cai trị lãnh địa của họ trong gần như hoàn toàn độc lập.

Phe phái thay đổi nhiều lần trong cuộc xung đột, và đến năm 1477, nhà Hosokawa hoàn toàn kiểm soát gia tộc Ashikaga. Một tình huống trớ trêu cho thấy sự phức tạp của nước Nhật phong kiến: nhà Hosokawa đưa con trai của Tomiko, Ashikawa Yoshihisa, lên làm Shogun.

Sự trỗi dậy của các Daimyo địa phương góp phần khiến tình trạng bất ổn lan rộng, khi các lãnh chúa bắt đầu tranh giành nhau từng mảnh đất nhỏ. Năm 1484, một cuộc nổi dậy của nông dân ở tỉnh Kaga dẫn đến sự xuất hiện của một dòng tu chiến binh được gọi là Ikko Ikki. Dòng tu này sẽ kiểm soát khu vực này trong nhiều thập kỷ và đóng một vai trò quan trọng trong chính trị Nhật Bản cho đến khi kết thúc thời kỳ Sengoku Jidai.

Dòng Họ Hosokawa: Những Quyền Thần Tranh Đấu

Dinh thự gia tộc Hosokawa ở tỉnh Kagawa

Những năm sau Chiến tranh Onin và Cuộc nổi loạn Kaga là thời kỳ bất ổn triền miên ở Nhật Bản. Các shogun nhà Ashikaga dần trao nhiều quyền lực hơn cho các vị Hosokawa Kanrei (chức vụ nhiếp chính), khiến các gia tộc khác như Hatakeyama vô cùng ghen tị. Dưới sự lãnh đạo của Masanaga, gia tộc Hatakeyama thách thức quyền lực của Hosokawa từ năm 1486 đến 1493, cho đến khi bị Kanrei Hosokawa Masamoto đánh bại hoàn toàn. Cuộc tranh giành quyền lực này dẫn đến sự trỗi dậy của các cường quốc trong vùng khác, chẳng hạn như gia tộc Hojo ở tỉnh Izu.

Masamoto giữ vững được tầm ảnh hưởng của gia tộc Hosokawa lên vị Shogun, tuy nhiên quyền hành của ông ở các khu vực bên ngoài kinh đô thì hầu như chỉ trên danh nghĩa. Đây là điều thường thấy trong thời Sengoku Jidai, khi các lãnh chúa quân sự nổi lên khắp đất nước, buộc nhà Hosokawa phải tham gia nhiều cuộc chiến nhỏ với các gia tộc xung quanh. Dù giành chiến thắng trong hầu hết các chiến dịch, Masamoto không thể tạo ra một người thừa kế, dẫn đến bất ổn và xung đột nội bộ nghiêm trọng.

Hosokawa Masamoto nhận nuôi ba người con trai – Sumiyuki, Sumimoto và Takakuni – và liên tục thay đổi ý định về người sẽ nối nghiệp. Năm 1507, những người ủng hộ Sumiyuki sát hại vị Kanrei khi ông đang tắm. Sự kiện này được biết đến với cái tên Sự Biến Vị Chúa Hosokawa, châm ngòi cho cuộc Nội Chiến Ryo Hosokawa, một biến cố lớn khác của thời Sengoku Jidai.

Sumiyuki được Shogun nhà Ashikaga phong làm Kanrei. Nhưng tội ác sát hại cha nuôi khiến Sumimoto và Takakuni vô cùng phẫn nộ. Takakuni nhận được sự giúp đỡ từ phần lớn gia thần của gia tộc Hosokawa và gia tộc Hatakeyama rồi bất ngờ tấn công Kyoto. Không còn lối thoát, Sumiyuki tự sát, tuân theo Võ Sĩ Đạo. Nhưng Nội Chiến Ryo Hosokawa mới chỉ bắt đầu…

Nội chiến gia tộc Hosokawa – Cuộc chiến tranh giành quyền lực

Shinnyo-do Engi
Shinnyo-do Engi (Cuốn tranh cuộn minh họa về nguồn gốc của Chánh điện Shinnyo-do), Đền Shinshogokurakuji, thông qua Japan Times

Mối liên minh giữa hai anh em Sumimoto và Takakuni không kéo dài được lâu. Cũng trong giai đoạn họ gây chiến với người anh em khác của mình, thì nội bộ gia tộc Ashikaga cũng phân rẽ thành hai phe phái, mỗi phe đều tranh đoạt chức Shogun (Tướng quân). Ashikaga Yoshitane được Takakuni công nhận, trong khi Ashikaga Yoshizumi nhận được cam kết hỗ trợ từ Sumimoto.

Năm 1508, Sumimoto và Yoshizumi bỏ rơi Kyoto và bị đánh bại một năm sau đó khi cố gắng chiếm lại kinh đô. Sau thất bại, Sumimoto tìm cách thiết lập một căn cứ hỗ trợ vững chắc ở tỉnh Omi trong khi ẩn náu ở Awa gần đó. Từ cứ điểm này, ông lãnh đạo một lực lượng kháng chiến mạnh mẽ chống lại anh trai mình, đánh bại Takakuni trong các trận chiến Fukai và Ashiyagawara năm 1511.

Ngay sau đó, Takakuni bị đẩy khỏi Kyoto và phải trú ẩn ở tỉnh Tanba. Sumimoto và Takakuni liên tục đụng độ trong những năm sau đó, trong đó Takakuni chịu nhiều thất bại hơn anh trai mình.

Dù có lợi thế rõ ràng, Sumimoto vẫn không đạt được thắng lợi quyết định. Dần dần, các đồng minh của Sumimoto quay lưng lại với nhau, tạo điều kiện cho Takakuni giăng bẫy và đánh bại kẻ thù của mình trong Trận chiến tại Chùa Toji năm 1520. Sumimoto được tha mạng nhưng bị đày đến tỉnh Awa, nơi ông qua đời một thời gian ngắn sau đó.

Trong một thời gian, dường như quyền lực đã nằm gọn trong tay Hosokawa Takakuni, nhưng một thuộc hạ của Sumimoto, Miyoshi Motonaga, lại tôn Hosokawa Harumoto (con trai của Sumimoto) mới bảy tuổi, làm người đứng đầu gia tộc.

Năm 1527, cục diện xung đột xoay chiều theo hướng có lợi cho Motonaga khi các đồng minh của ông ta đẩy Takakuni ra khỏi Kyoto. Trong những năm tiếp theo, Motonaga liên tiếp đánh bại Takakuni, người tử trận trong trận chiến vào năm 1531. Lo sợ bị tiếm quyền, Harumoto, lúc đó đã là một thanh niên, nhận được sự hỗ trợ từ quân đội Ikkō-ikki và ám sát Motonaga. Năm 1532, Harumoto chính thức trở thành Kinrei (phụ tá) cho Mạc phủ Ashikaga, nhưng thời kỳ Sengoku (Chiến quốc) vẫn còn lâu mới kết thúc.

Sự Trỗi Dậy của Gia Tộc Miyoshi và các Lãnh Chúa Phong Kiến

Cuộc Nội Chiến Hosokawa đã làm suy yếu thêm quyền lực trung ương. Sau cuộc xung đột này, các Daimyo (lãnh chúa phong kiến) khu vực gần như có toàn quyền độc lập trong việc quản lý lãnh địa của họ. Các lãnh chúa này sẵn sàng tham gia vào các cuộc chiến tranh đẫm máu với nhau (như bức tranh ukiyo-e ở trên), trong khi chính quyền trung ương ở Kyoto cũng bận giao chiến với các nước láng giềng cận kề.

Trận Kawanakajima, một trận đánh lớn thời Chiến Quốc Nhật Bản
Trận Kawanakajima, một trận đánh lớn thời Chiến Quốc Nhật Bản

Năm 1543, Hosokawa Ujitsuna, con trai của Takakuni, tập hợp một đội quân và thách thức Harumoto tranh giành quyền lực. Miyoshi Nagayoshi – một nhân vật quyền lực, đứng về phía Harumoto. Họ cùng nhau ngăn chặn ý đồ chinh phục Kyoto và chiếm đóng các vùng đất trọng yếu của gia tộc Hosokawa ở các tỉnh lân cận.

Cũng vào năm 1543, khi các thương nhân Bồ Đào Nha đến Nhật Bản, họ giới thiệu một loại vũ khí mới là súng hỏa mai. Khẩu súng này nhanh chóng trở nên phổ biến trong một số gia tộc như Takeda, Oda và Hojo, đem đến thay đổi lớn so với các loại vũ khí truyền thống của Nhật Bản thường được sử dụng trong chiến tranh.

Như thường lệ trong thời kỳ Chiến Quốc (Sengoku), Miyoshi Nagayoshi quay lưng lại với Hosokawa Harumoto và hợp lực với Ujitsuna vào năm 1547. Một năm sau, họ đánh bại Kinrei, buộc Shogun Ashikaga Yoshiharu phải sống lưu vong. Biến cố này đã tước bỏ ảnh hưởng của gia tộc Hosokawa, và đưa dòng họ Miyoshi trở thành gia tộc thống trị chính ở Kyoto.

Trong thập kỷ tiếp theo, các cuộc xung đột giữa các Daimyo ngày càng gia tăng, và những nhà lãnh đạo huyền thoại như Takeda Shingen, Uesugi Kenshin và Imagawa Yoshimoto khẳng định danh tiếng của mình qua vô số trận chiến. Nhưng rồi một trong những vị chỉ huy vĩ đại nhất của thời Sengoku sắp xuất hiện, người sẽ thay đổi lịch sử Nhật Bản trong nhiều thế kỷ tới.

Hành Trình Thống Nhất Nhật Bản Của Oda Nobunaga .

Trận đánh then chốt ở Okehazama và thời kỳ Sengoku Jidai
Trận đánh then chốt ở Okehazama và thời kỳ Sengoku Jidai

Khi các cuộc tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Kyoto, các cuộc chiến tranh giữa các lãnh chúa (Daimyo) dần đi đến một bước ngoặt bất ngờ, đẩy thời Sengoku Jidai tới giai đoạn kết thúc. Năm 1560, vị lãnh chúa trẻ tuổi vùng Owari, Oda Nobunaga, chiến thắng vang dội trước Imagawa Yoshimoto trong trận Okehazama. Cuộc đối đầu này không chỉ kết liễu mạng sống của thủ lĩnh gia tộc Imagawa, mà còn khuyến khích Tokugawa Ieyasu gia nhập liên minh với phe Oda.

Kể từ đó, liên minh Oda và Tokugawa liên tục giành chiến thắng, mở rộng đáng kể lãnh địa của họ. Trong thời gian này, sự thống trị của nhà Miyoshi ở Kyoto suy yếu nghiêm trọng. Sau cái chết của Nagayoshi vào năm 1564, quyền lực rơi vào tay một nhóm các nhà lãnh đạo Miyoshi và các chức sắc cấp cao, điển hình là Matsunaga Hisashide. Matsunaga cuối cùng lật đổ hoàn toàn gia tộc Miyoshi vào năm 1566, trở thành kẻ thống trị Kyoto.

Tuy nhiên, triều đại của Mitsunaga tồn tại không lâu. Năm 1568, Oda Nobunaga đánh chiếm thành phố. Năm 1573, ông lưu đày Shogun Ashikaga Yoshiaki và trở thành người cai trị tối cao Nhật Bản dưới danh nghĩa Thiên hoàng. Mạc phủ Ashikaga chính thức sụp đổ.

Những năm sau đó, liên minh Oda và Tokugawa gây tổn thất nặng nề cho gia tộc Takeda trong Trận Nagashino, đánh bại nhà Uesugi trong Trận Tedorigawa và tiêu diệt các nhà sư chiến binh Ikko Ikki. Vào thời điểm Nobunaga bị ám sát năm 1582, miền trung Nhật Bản được thống nhất dưới tay gia tộc Oda.

Oda Nobunaga sau đó được kế nhiệm trong thời gian ngắn bởi kẻ ám sát mình, tướng quân Akechi Mitsuhide, rồi nhanh chóng bị lật đổ bởi một tướng khác của Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi. Năm 1590, Hideyoshi hoàn thành sự nghiệp mà Oda Nobunaga đã khởi xướng bằng cách đánh bại gia tộc Hojo, khẳng định quyền lực của mình trên tất cả các lãnh chúa khác.

Chiến Quốc tranh hùng đi đến hồi kết

Trận chiến Sekigahara, một trong những trận chiến cuối cùng khép lại thời kỳ Chiến quốc Nhật Bản
Trận chiến Sekigahara, một trong những trận chiến cuối cùng khép lại thời kỳ Chiến quốc Nhật Bản (Sengoku Jidai), thông qua trang web nakasendoway.com

Sau khi Nhật Bản thảm bại trước Triều Tiên trong cuộc chiến tranh Nhâm Thìn, Toyotomi Hideyoshi qua đời năm 1598, để lại người con trai còn nhỏ tuổi kế thừa cơ nghiệp. Trước khi mất, Hideyoshi thành lập một hội đồng nhiếp chính gồm năm đại danh (daimyo) để điều hành Nhật Bản cho đến khi con ông đủ tuổi trưởng thành. Quyền lực trong số các nhiếp chính thuộc phần lớn về tay Tokugawa Ieyasu.

Trong hai năm đầu, mọi việc diễn ra khá suôn sẻ, tuy nhiên những rạn nứt bắt đầu xuất hiện khi tranh chấp nổ ra về đường lối quản lý đất nước. Một số nhiếp chính, đứng đầu là Uesugi Kagekatsu, ủng hộ việc thành lập bộ máy cai trị dân sự gọi là Bunchinha (Văn Trị Phái). Trái lại, số khác, dẫn đầu bởi Tokugawa Ieyasu, lại ủng hộ thiết lập chế độ cai trị quân sự với tên gọi Bundanha (Vũ Trị Phái).

Mâu thuẫn ngày càng nghiêm trọng và đi đến đối đầu quân sự trực tiếp khi Uesugi Kagekatsu ra lệnh trùng tu các pháo đài cổ mà không được sự đồng thuận của hội đồng nhiếp chính. Năm 1600, Tokugawa Ieyasu đem quân chống lại Kagekatsu. Về phía Kagekatsu lúc này cũng nhận được sự trợ giúp của Ishida Matsunari, một nhân vật đầy quyền lực khác. Cuối tháng Mười năm đó, hai bên chạm trán trong trận Sekigahara (xem hình minh họa). Kết thúc trận chiến là thắng lợi toàn diện cho Tokugawa Ieyasu.

Từ lúc đó, Ieyasu trở thành người nắm quyền nhiếp chính duy nhất. Mười lăm năm tiếp theo của ông tập trung vào việc truy quét đến cùng những phe nhóm còn dám chống lại sự cai trị của nhà Tokugawa. Năm 1615, lực lượng đối lập cuối cùng bị nghiền nát trong chiến dịch vây hãm thành Osaka, chính thức đặt dấu chấm hết cho thời Chiến Quốc (Sengoku Jidai).

Không lâu sau chiến thắng, Ieyasu ra lệnh tàn sát những thành viên gây bất lợi cho mình trong gia tộc Toyotomi và thiết lập Mạc phủ Tokugawa. Đây là khởi đầu cho thời kỳ Edo, kéo dài hơn hai thế kỷ trước khi sụp đổ và dẫn đến sự tái nắm quyền của Thiên Hoàng Minh Trị năm 1868.

5/5 - (1 vote)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s