Tôn Giáo

4 trường phát chính của Phật Giáo

Phật giáo chia thành nhiều nhánh khác nhau, mỗi nhánh có cách tiếp cận riêng đối với những giáo lý này

cac truong phai phat giao

Bắt nguồn từ Ấn Độ hơn 2.500 năm trước, Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tôn giáo và triết học trên khắp châu Á. Siddhartha Gautama (Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm) hay còn gọi là Đức Phật, là nhân vật lịch sử sáng lập ra Phật giáo; sau khi ông qua đời vào khoảng năm 483 trước Công nguyên, giáo lý của ông đã trở thành nguyên tắc cơ bản của Phật giáo. Theo thời gian, Phật giáo chia thành nhiều nhánh khác nhau, mỗi nhánh có cách tiếp cận riêng đối với những giáo lý này.

Phật giáo có 4 nhánh chính là Nguyên thủy, Đại thừa, Thiền và Kim cương thừa. Các nhánh (trường phái) có điểm gì chung?

Các trường phái Phật giáo sớm nhất bắt đầu là tăng đoàn (cộng đồng). Khi Phật giáo lan rộng, các tăng đoàn này hình thành ở các vùng đất và nền văn hóa khác nhau. Sự phân rẽ theo khu vực đã dẫn đến những cách giải thích khác nhau về kinh điển và khẩu truyền Phật giáo thời kỳ đầu; những khác biệt này tự nhiên dẫn đến sự rẽ chia trong đức tin, cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện của các trường phái Phật giáo riêng biệt với những thực hành độc đáo của riêng mình.

Mặc dù mỗi trường phái có những thực hành cụ thể riêng, nhưng tất cả đều có chung nền tảng, tuân thủ Tứ diệu đế, Bát chánh đạo và niềm tin vào vòng luân hồi của nghiệp báo và tái sinh. Tứ Diệu Đế trong Phật giáo giải thích bản chất của đau khổ, nguyên nhân của nó, khả năng chấm dứt nó và con đường để vượt qua nó (cùng Bát chánh đạo).

Bằng cách chấp nhận rằng cuộc sống là đau khổ, từ bỏ tham ái và chấp nhận lời dạy của Đức Phật, một hành giả Phật giáo có thể bắt đầu con đường giải thoát.

Khái niệm về Nghiệp – Nói một cách đơn giản, nghiệp có thể được mô tả là mối quan hệ giữa hành động và hậu quả. Đây không phải là một hình thức công lý hay trừng phạt của thần thánh, mà là một quy luật công bằng tự nhiên – lối vào thế nào, lối ra thế ấy. Trong giáo lý Phật giáo, tái sinh là niềm tin cốt lõi giải thích sự tồn tại của ý thức sau khi chết. Nó không được coi là linh hồn hay cái tôi của một người, mà là một dòng năng lượng liên tục được gọi là Luân hồi. Kiểu tái sinh mà một người đạt được được quyết định bởi nghiệp mà người đó tạo ra: những hành động tích cực dẫn đến những cõi tồn tại cao hơn, và những hành động tiêu cực dẫn đến những cõi thấp hơn (thí dụ ong, kiến có thể tái sinh thành hổ, báo; con người – thành sâu bọ).

1. PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY (Thượng tọa bộ)

Từ gốc trong tiếng Phạn, Theravada, nghĩa đen là “Đạo của các bậc trưởng lão”, được coi là hình thức Phật giáo sớm nhất và gần nhất với những lời dạy ban đầu của Cồ Đàm Tất-đạt-đa. Những người theo Phật giáo Nguyên thủy tin rằng sự giác ngộ chỉ có thể đạt được bằng cách cẩn thận đi theo con đường lịch sử của Đức Phật, và do đó rất coi trọng những văn bản Phật giáo sớm nhất, được gọi là Kinh điển Pali – chứa đựng những lời dạy của Đức Phật và các yếu tố tiểu sử của Ngài. Sự cứu rỗi chỉ dành cho những người tuân theo phương pháp kinh viện của Phật giáo và đạt được nhờ công đức của chính người tu tập. Vì vậy, niết bàn có thể đạt được thông qua con đường cá nhân của một người tuân theo lời dạy của một trường phái Phật giáo nhất định, thông qua sự suy ngẫm và tự nhận thức.

Phật giáo Nguyên Thủy được coi là bảo thủ so với các trường phái khác vì nó mang tính phân tích nhiều hơn và ít nghi thức hơn, đồng thời các giáo lý của nó chỉ tập trung vào Đức Phật trong lịch sử và các nguồn về tiểu sử của Ngài. Phật giáo Nguyên thủy công nhận các hóa thân trong quá khứ của Đức Phật lịch sử, nhưng không công nhận các vị Phật hiện đại và hầu hết các vị bồ tát cũng như các vị thần lớn được công nhận trong các trường phái tư tưởng khác. Trường phái hàng đầu của Phật giáo, Nguyên thủy, chủ yếu được thực hành ở Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia, nơi phần lớn dân số là Phật tử.

La hán

Khi đạt được giác ngộ, học viên của Phật giáo Nguyên thủy trở thành La Hán (hay A-la-hán), và do đó được giải thoát khỏi vòng luân hồi (sống, chết và tái sinh). Sau khi nhận thức đầy đủ về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, các vị La Hán đạt được trạng thái giác ngộ.

Mỗi trường phái Phật giáo có mối quan hệ hơi khác nhau với các vị A-la-hán giác ngộ.

Đối với trường phái Nguyên thủy, trở thành một vị A-la-hán là mục tiêu cuối cùng, tối thượng.

Trong trường phái Phật giáo Đại thừa, các vị La Hán được tôn trọng, nhưng nhìn chung được coi là còn một bước nữa mới đạt được mục tiêu cuối cùng trên con đường tâm linh Phật giáo; ở Đại thừa mục tiêu chính là trở thành một vị Bồ Tát.

2. ĐẠI THỪA

Đại thừa (dịch nghĩa: Cỗ xe lớn) có cách giải thích rộng hơn, bao gồm cả các học thuyết và văn bản không được trường phái Nguyên thủy truyền thống công nhận. Giáo lý Đại thừa tập trung ít hơn vào sự cứu rỗi cá nhân mà tập trung nhiều hơn vào sự giải thoát của tất cả chúng sinh.

Hành giả Đại thừa, tìm cách giác ngộ cho nhiều người, càng nhiều càng tốt, nỗ lực trở thành Bồ Tát. Bồ tát là những cá nhân giác ngộ gần với Phật quả nhưng chọn cách trì hoãn việc nhập niết bàn để giúp đỡ những người khác cũng đạt được giác ngộ, và vì lý do này, các vị bồ tát đóng một vai trò không thể thiếu trong trường phái Đại thừa.

Bồ Tát

Để trở thành một vị Bồ Tát, một hành giả Đại thừa phải phát triển lòng bi mẫn, một cảm giác được cho là sẽ dẫn dắt người ta trên con đường nhìn thấy chân lý tối hậu của thực tại. Sự giải thoát khỏi ảo tưởng này được gọi là “Phật tính”. Ý tưởng chính của triết lý này là tiếp cận trí tuệ bẩm sinh, thoát khỏi sự khác biệt về văn hóa và cá nhân.

Đại thừa tin vào một quần thể chư Phật và bồ tát phức tạp hơn Nguyên thủy. Có rất nhiều vị Phật, không chỉ Cồ Đàm Tất-đạt-đa, và những vị Phật này tồn tại trong những thực tại khác nhau. Đại thừa được thực hành ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản. Quốc gia có số người theo đạo Phật lớn nhất là Trung Quốc, mặc dù Phật tử vẫn chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng dân số.

3. KIM CƯƠNG THỪA

Kim Cương thừa – có nghĩa “cỗ xe kim cương”, là nhánh huyền bí nhất của Phật giáo, ban đầu được phát triển từ trường phái Đại thừa. Kim Cương thừa đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở khu vực Himalaya, Tây Tạng. Mục tiêu chính của Kim Cương thừa là dẫn dắt hành giả đến giác ngộ trong một đời. Con đường dẫn đến giác ngộ cấp tốc này có thể được coi là mãnh liệt, do đó nhiệm vụ truyền đạt kiến ​​thức Kim Cương thừa cho những tín đồ mới được thực hiện độc quyền bởi các vị thầy hoặc đạo sư đã thành danh.

Thông qua các nghi lễ, thuật quán tưởng, bài tập và thần chú, Kim Cương thừa trang bị cho các hành giả những công cụ để tự giải phóng khỏi những hạn chế của bản thân và thăng tiến đến Phật tính bẩm sinh của họ.

Bản chất huyền bí của Mật tông có thể bắt nguồn từ những truyền thống bí truyền cổ xưa đã tồn tại từ rất lâu trước khi Phật giáo ra đời. Phật giáo Mật tông được lấy cảm hứng và bắt nguồn từ các văn bản Mật tông cổ đại của Ấn Độ, Saivism và Yogis. Mặc dù yoga hiện đại ở phương Tây lấy cảm hứng từ các môn Mật tông cổ xưa này, nhưng nó đã phát triển theo một cách khác biệt và riêng biệt. Nhánh Phật giáo này thường được gọi là Phật giáo Tây Tạng do ảnh hưởng chủ yếu của nó ở Tây Tạng. Kim Cương thừa cũng được thực hành ở Nepal, Mông Cổ, Bhutan, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản.

4. THIỀN TÔNG

Thiền là một trường phái có nguồn gốc từ trường phái Phật giáo Đại thừa, thịnh hành ở Trung Quốc vào thời nhà Đường. Thiền du nhập Trung Quốc bởi Bồ Đề Đạt Ma, một tu sĩ Phật giáo huyền thoại gốc Ấn Độ. Từ thế kỷ thứ 7, các nhà truyền giáo Phật giáo Trung Quốc đã đưa Thiền đến Nhật Bản.

Mặc dù Thiền tông có nguồn gốc khá sớm nhưng mãi đến thế kỷ 12 mới được chấp nhận rộng rãi. Thiền phái khác với các trường phái Phật giáo khác ở chỗ nhấn mạnh vào thiền định, được gọi là tọa thiền, là nền tảng cho toàn bộ triết lý của Thiền tông. Các thiền sư tin rằng thiền dẫn đến sự hiểu biết về bản thân và sự giác ngộ. Về bản chất, Thiền và quánkhông thể tách rời.

Thiền tông đã mê hoặc thế giới trong nhiều thế kỷ, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của di sản Nhật Bản, đặc biệt là samurai và quy tắc danh dự của “võ sĩ”. Các nguyên tắc Thiền cũng thể hiện trong các hoạt động nghệ thuật như thư pháp, thư họa, làm đồ gốm, âm nhạc và làm vườn. Trà đạo đã trở thành một nghi lễ thiền định và nghi thức quan trọng. Các nhà sư uống trà để tỉnh táo trong những buổi thiền dài, và việc thực hành này đã phát triển thành một nghi lễ tôn kính Đạt Ma sư tổ, vị Tổ đầu tiên của Thiền tông.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s