Tôn Giáo

Chuyện ông Lot và con gái trong Cựu Ước qua hội họa phương Tây

Cốt truyện loạn luân khá phổ biến trong thánh kinh Cựu Ước, trong đó nổi tiếng nhất là chuyện ông Lot và hai con gái.

chuyen ong lot loan luan

Trong Kinh Thánh có khá nhiều những câu chuyện gây ngạc nhiên hết sức cho người đọc cả trong và ngoài đạo Công giáo. Trong bài viết này, tôi xin đề cập đến câu chuyện về nhân vật Lot và hai cô con gái của ông – những cư dân thiện lành của thành phố Sodom đầy tội lỗi (theo sách “Sáng thế ký” trong Kinh Thánh). Khi phải sống cùng người cha trong hang động để tránh họa diệt vong, các cô gái nhận ra rằng xung quanh không có bất cứ người đàn ông nào khác để có thể giúp họ sinh sản và duy trì nòi giống. Do đó, họ nghĩ ra một kế hoạch khác thường: chuốc rượu cho cha mình và gần gũi thể xác với ông để ông “gieo giống”.

“Đêm ấy, các cô cho cha uống rượu say, rồi cô chị đến nằm với cha, mà ông không hay biết khi nào cô nằm, khi nào cô dậy. Hôm sau, cô chị bảo cô em: “Đấy, đêm qua chị đã nằm với cha. Đêm nay nữa, chúng mình lại cho cha uống rượu, rồi em đến nằm với cha; như thế, chúng mình sẽ bảo tồn dòng giống cho cha”. Đêm ấy nữa, hai cô lại cho cha uống rượu, rồi cô em đến nằm với cha, mà ông không hay biết khi nào cô nằm, khi nào cô dậy. Thế là hai cô con gái ông Lót đã có thai từ cha mình. Cô chị sinh một con trai và đặt tên là Mô-áp (có nghĩa “của cha”) – đó là ông tổ người Moabites ngày nay. Cô em cũng sinh một con trai và đặt tên là Ben Am-mi – (“con trai của dân tôi”), là ông tổ người Ammonites ngày nay”. (Sáng Thế Ký 19: 33-38)

Sự loạn luân đã bị Chúa trừng phạt: hai bộ tộc Moabites và Ammonites là những người vô cùng hiếu chiến và kình chống nhau trong hành động xung đột triền miên.

Một điều thú vị nữa là câu chuyện này cho thấy vai trò quan trọng của hai người phụ nữ trong lịch sử. Chính hai cô con gái, chứ không phải Lót, là người đặt tên cho những đứa trẻ sơ sinh. Như vậy, số phận của họ song song và tương đương với Eva, Leah, Rachel, Bathsheba, những người phụ nữ trong Kinh Thánh đã đặt tên cho con cái của họ. Những người cha chỉ đóng vai trò thụ động.

  • Các cuộc khai quật tại địa điểm được cho là vị trí của thành phố Sodom
  • Raphael, “Gia đình Lot chạy trốn khỏi Sodom”.
  • Thiên thần làm mù mắt cư dân thành phố.
  • K. Bryullov, “Sự xuất hiện của Chúa với Abraham tại cây sồi ở Mamre dưới hình dạng ba thiên thần,” 1821.
  • John Martin, Sự hủy diệt của Sodom và Gomorrah, 1852.
  • Rubens, “Lót và các con gái”. 1610.
  • Georg Penz (1500-1550) “Lot và các con gái”. 1544
  • I. Eiteval, “Lot với các con gái của ông”. 1600.

Cốt truyện loạn luân trở nên phổ biến một cách bất thường trong hội họa thời Phục hưng và Baroque, mặc dù thực tế là nó gợi lên những cảm xúc mâu thuẫn và những cách hiểu khác nhau.

Trong các tác phẩm của mình, các họa sĩ thường đi chệch khỏi mô tả ban đầu: chẳng hạn, họ thể hiện Lót không hề say và thậm chí còn thêm vào những cảnh có nụ hôn và những cử chỉ vuốt ve mơn trớn khác.

Trong thời kỳ Phục hưng, nội dung của những tình tiết như thế này là một nguyên cớ thuận tiện để thể hiện nhục thể, vì chủ đề nhạy cảm như vậy chỉ được tiếp nhận và phát triển bằng hình tượng trong hội họa. Hơn nữa, trên thực tế, Giáo hội không cấm việc tạo ra các tác phẩm có tính chất “khiêu dâm” dựa trên nhưng chủ đề nội dung lấy từ Kinh Thánh.

Trong thời kỳ Baroque, một cốt truyện tương tự đã trở thành ví dụ cho một số quan điểm thẩm mỹ: tính hai mặt của con người (Lot là người công chính và Lot là tội nhân) và tính hai mặt của thế giới (hai cô con gái của Lott, người đã sinh ra hai bộ tộc).

Vì sự mơ hồ này, trong tác phẩm của mình, các họa sĩ thường miêu tả Lot như một ông già ngổ ngáo hơn là “nạn nhân của bạo lực gia đình”.

Sau câu chuyện này, Lot không còn được nhắc đến trong Kinh thánh nữa.

BỐI CẢNH VÀ HOÀN CẢNH DẪN ĐẾN CHUYỆN LOẠN LUÂN

Đối với những ai chưa đọc Kinh Thánh, xin có đôi lời nói rõ.

Các thành phố trong Kinh thánh như Sodom (“cháy”) và Gomorrah (“chết đuối”) đã trở thành những cái tên quen thuộc vì đó là những nơi sa đọa và trụy lạc, ở đó các nguyên tắc đạo đức bị vi phạm nghiêm trọng.

Những thành phố Cựu Ước này ở khu vực Biển Chết đã bị Đức Chúa Trời phá hủy vì tội lỗi của con người. Chuyện được đề cập lần đầu tiên trong sách Sáng thế ký. Vào thời điểm đó, khu vực gần bờ phía nam của Biển Chết được gọi là Sodom Pentatepolis, bao gồm năm thành phố (Sodom, Gomorrah, Admah, Zeboim và Zoar).

Sodom là một thành phố rất giàu có và thịnh vượng, nhưng cư dân thì xấu xa và tội lỗi. “Người Xơ-đôm xấu xa và mắc tội nặng đối với ĐỨC CHÚA” (Sáng thế ký 13:13).

Trước khi các thành phố bị phá hủy, Áp-ra-ham (tổ tiên của người Do Thái) đã tiếp nhận Chúa, Đấng được mặc khải cho ông dưới hình dạng Ba Người. Áp-ra-ham biết rằng Sodom sẽ sớm phải đối mặt với sự trừng phạt của Đức Chúa Trời. Nhưng cháu trai của ông là Lot cùng với vợ và hai con gái sống ở thành phố đó. Khi đó, Áp-ra-ham cầu xin Chúa thương xót những người công chính, có đạo đức, và ông nhận được lời phán: các thành phố sẽ chỉ được tha họa diệt vong nếu tìm thấy 10 người công chính ở đó.

Sau đó, điều thú vị nhất xảy ra: hai thiên thần vào thành Sodom và được gặp Lot, người tỏ ra hiếu khách và mời họ ở lại qua đêm trong nhà ông. Sau nhiều lần thuyết phục, các vị khách vào nhà Lot và ăn tối với bánh không men. Nhưng trước khi họ kịp đi ngủ, cư dân thành phố đã kéo tới yêu cầu Lót giao khách cho họ để họ “làm quen”.

Trong truyền thống Kitô giáo, từ “làm quen” ở đây có hàm ý tình dục. Có lẽ các thiên thần có ngoại hình giống những chàng trai trẻ đẹp và như vậy, vụ lộn xộn ở trước cửa nhà Lót có thể được hiểu là một âm mưu làm nhục khách. Không có gì ngạc nhiên khi về sau người ta dùng khái niệm “sodomy” để ám chỉ tình trạng đồng tính luyến ái. Nhưng trong trường hợp đang xét, sự xuất hiện của những vị khách có thể bị coi là sự xâm nhập của quân do thám nước ngoài, vì Sodom lúc đó đang có chiến tranh.

Nhưng thay vì “giao nộp” khách, Lót đề nghị giao các con gái còn trinh của mình cho đám người Sodomite đang cuồng loạn, nói rằng “hãy làm bất cứ điều gì các ông muốn với chúng”. Nhưng ngay khi người dân thành phố bước qua ngưỡng cửa của ngôi nhà, họ lập tức bị các thiên thần làm cho mù mắt.

Lúc này, các thiên thần chỉ cho Lót và gia đình ông con đường dẫn đến sự cứu rỗi trên núi. Nhưng Lót phản đối và đề nghị chạy trốn đến thành Xô-a (Zoar) ở gần đó. Đức Chúa Trời đồng ý với đề nghị của Lót và hứa sẽ không phá hủy Zoar “để làm vui lòng” ông. Nhưng đổi lại, ngài yêu cầu gia đình Lót không được quay đầu nhìn lại.

Ngay khi Lot và gia đình chạy trốn, lửa diêm sinh lập tức từ trên trời rơi xuống thành phố. Nhưng vợ Lot không vâng lời, quay lại nhìn và biến thành cột muối.

“ĐỨC CHÚA làm mưa diêm sinh và ném lửa từ trên trời xuống Xơ-đôm và Gô-mô-ra. Ngài phá đổ các thành ấy và cả Vùng, cùng với toàn thể dân cư các thành ấy và cây cỏ trên mặt đất. Bà vợ ông Lót ngoái lại đằng sau và hóa thành cột muối”. (Sáng thế ký 19: 24-26).

Các nhà nghiên cứu trong một thời gian dài không tin vào câu chuyện về cái chết của thành phố. Các cuộc khai quật được thực hiện từ giữa thế kỷ 19 vẫn chưa mang lại kết quả rõ ràng. Các khu định cư cổ xưa đã được tìm thấy, nhưng không có vẻ gì giống một thành phố lớn.

Và kể từ cuối thế kỷ 20, việc thiếu vắng dấu hiệu của một thành phố lớn tại các địa điểm khai quật đã khiến các nhà khoa học tin rằng Sodom đã thực sự bị phá hủy hoàn toàn, không còn sót lại dấu vết nào. Nhưng vì sao?

Có lẽ đã có một vụ phun trào núi lửa. Nhưng các nhà địa chất cho rằng hoạt động núi lửa ở vùng Thung lũng Jordan đã chấm dứt hàng chục nghìn năm trước thời của Lot.

Phiên bản tiếp theo là một trận động đất làm giải phóng trầm tích bitum tự nhiên ra bên ngoài. Phiên bản này có vẻ hợp lý vì các nhà khoa học tìm thấy dấu vết của nhựa đường trong các cuộc khai quật.

Nhưng gần đây hơn, một giả thuyết mới đã được đưa ra, theo đó sự tàn phá là do thiên thạch rơi xuống. Trong quá trình khai quật ở khu vực Tell el-Hammam, người ta đã phát hiện ra một lớp đất bất thường – một dải đất sâu một mét rưỡi, bao gồm tro, nơi tìm thấy những mảnh thủy tinh nóng chảy và tàn tích của gạch. Rõ ràng là tro được hình thành ở nhiệt độ cao. Như vậy, quan điểm cho rằng thành phố bị xóa sổ vì núi lửa phun trào đã bị bác bỏ, và vụ cháy là do một loại tác động khác gây ra.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy hài cốt của con người, và sau khi kiểm tra chi tiết, người ta phát hiện ra rằng các vết nứt nhỏ trong mô xương bị tắc bởi cát nóng chảy. Điều này chỉ có thể xảy ra dưới áp lực cực lớn phát sinh sau vụ nổ.

Như vậy, hai thành phố đã bị thiên thạch phá hủy, nhưng ở thời Kinh thánh, điều này được hiểu là “sự trừng phạt của thần thánh”.

Trở lại với câu chuyện loạn luân: Lót sợ phải sống ở Zoar nên lên núi trú tạm trong một hang động cùng các con gái của mình. Nhưng các cô gái nhận ra rằng chỉ bằng cách giao cấu với cha mình (sau khi chuốc rượu cho ông say) thì mới có thể hy vọng khôi phục lại dòng giống gia đình.

Đánh giá post
Kitô Giáo

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s