Ai Cập Cổ Đại

Nghệ thuật ướp xác của người Ai Cập

Nhiều nền văn hóa ướp xác người quá cố, nhưng nổi tiếng nhất về quy trình và độ phức tạp là người Ai Cập cổ đại, mà thời gian đã chứng minh họ là những thợ ướp lành nghề nhất.

By Kim Lưu
Nghi lễ mở miệng xác ướp, thầy tế (ngoài cùng bên trái) mặc áo da báo và cầm những vật thiêng để chạm vào miệng xác ướp. Những người phụ nữ mặc trang phục trắng là những người khóc mướn[6], đằng sau xác ướp là một thầy tế khác mang chiếc mặt nạ đầu chó rừng, biểu tượng của thần Anubis

Nhiều nền văn hóa ướp xác người quá cố, nhưng nổi tiếng nhất về quy trình và độ phức tạp là người Ai Cập cổ đại.

Tại sao họ lại ướp xác, và họ ướp thế nào? Dưới đây là hướng dẫn 6 bước căn bản trong quy trình chuẩn bị cho người quá cố về bên kia thế giới.

Bài gốc How to make an Egyptian mummy in 6 steps đăng trên Historyextra.com của tác giả Kev Lochun. Kim Lưu chuyển ngữ.

Tại sao người Ai Cập cổ đại lại ướp xác?

Trong tín ngưỡng Ai Cập, chết chưa phải là hết, nhưng là khởi đầu hành trình đi qua thế giới bên kia.

Vậy nên, thân xác người quá cố cần được bảo quản cẩn thận để vong hồn bên kia thế giới có thể nhận ra bản thân.

Quá trình ướp xác chính là công đoạn chuẩn bị ấy.

Ướp xác không phải là đặc sản của riêng Ai Cập. Mà hầu như ở mọi nền văn hóa người ta đều làm. Nhưng thời gian đã chứng minh xác ướp của người Ai Cập “vượt trội về chất lượng”, nhiều xác sau 5000 năm vẫn còn “tươi”.

Vậy nên, với chúng ta ngày nay, xác ướp là một ‘thương hiệu’ gắn liền với Ai Cập cổ đại.

Dưới đây là quy trình ướp xác gồm 6 bước căn bản dành cho những phú giá thời đó. Người nghèo hơn thì quy trình sẽ đơn giản hóa lại.

Thi hài người quá cố cần 70 ngày để trở thành xác ướp. Và nếu ướp tốt thì có thể tồn tại hàng ngàn năm.

1. Hút não

Sau khi tắm xác sạch sẽ, thợ ướp sẽ chọc một cái móc vào lỗ mũi để nạo từng “miếng” não ra ngoài. Về mặt thao tác, đòi hỏi phải khéo léo không làm biến dạng khuân mặt.

2. Hong khô

Nội tạng được lấy ra ngoài thông qua một vết cắt bên sườn. Sau đó thi thể được ướp ngập trong một loại muối gọi là natron để hong khô.

3. Tẩm dầu và chất thơm

Sau 40 ngày ướp muối, cơ thể sẽ được độn bằng vải lanh và mùn cưa để lấp những chỗ trống của nội tạng.

Da của thi hài sẽ được bóp dầu và nước thơm để cho mềm mại.

4. Cuốn khăn

Thi thể sẽ được cuốn bằng nhiều lớp vải lanh, một thứ vải làm bằng sợi cói mọc rất nhiều ven sông Nile. Người ta sẽ cuốn từ đầu xuống chân.

Cứ cuốn một lớp lại bôi nhựa thông để cho các lớp vải dính chặt vào nhau.

Thông thường sẽ cần khoảng 150m vải để cuốn một xác ướp.

5. Liệm và hình chân dung

Lớp cuối cùng là vải liệm, có vẽ các chữ tượng hình trích trong Tử Thư Ai Cập, một tập sách viết trên giấy cói chôn cùng với xác ướp. Nội dung chủ yếu là các lời cầu khẩn thần linh che chở người quá cố.

Người ta vẽ chân dung người quá cố, hoặc trực tiếp lên tấm vải liệm, hoặc lên một tấm ván nhỏ rồi cố định vào vị trí khuân mặt. Đối với nhà vua thì sẽ có mặt nạ bằng vàng ròng.

6. An táng

Xác ướp hoàn chỉnh sẽ được quàn trong ba lớp quan tài bằng gỗ, có vẽ các họa tiết tâm linh.

Riêng các pharaoh thì quan tài còn được trang hoàng bằng các đồ vàng ngọc.

Cuối cùng, người chết sẽ được an táng trong một cái quách đá.

Lọ tùy táng là gì?

Nội tạng của người quá cố lấy ra khỏi cơ thể không phải đem vứt đi, nhưng được bỏ vào trong bốn cái lọ, gồm: phổi, gan, bao tử, và ruột. Người Ai Cập tin rằng ở bên kia thế giới người chết sẽ cần tới chúng.

Bốn chiếc hộp được tạo hình theo bốn đứa con của thần chim ưng Horus.

  • Phổi đặt trong lọ của thần Hapi, có đầu hình chó.
  • Ruột trong lọ thần Qebehsenuef, đầu chim ưng.
  • Gan trong lọ thần Imsety, đầu người.
  • Và bao tử trong lọ thần Duamutef, đầu chó rừng.

Tại sao tim được để nguyên trong cơ thể?

Tim là nội tạng duy nhất không bị lấy ra khỏi cơ thể, vì đó là thứ dùng để nhận dạng người chết.

Người Ai Cập tin rằng khi xuống âm phủ, ma vương Anubis sẽ cân quả tim của đương sự để đánh xem người đó sống tốt xấu thế nào. Nếu quả tim nhẹ hơn một chiếc lông chim, nghĩa là quả tim ấy thánh thiện không mang tội lỗi, đương sự sẽ được lên thiên đàng. Ngược lại sẽ bị đày vào hỏa ngục chịu hình phạt.

Phương án rẻ tiền hơn

Nếu bạn không đủ tiền cho quy trình 6 bước xa xỉ bên trên thì vẫn có giải pháp tiết kiệm hơn.

Theo Herodotus trong quyển The Histories thì quy trình có thể đơn giản hóa bằng cách bơm dầu của cây tuyết tùng vào ổ bụng, bít kín hậu môn, rồi ướp muối.

Sau đó tháo hậu môn để cho dầu – cùng với nội tạng đã hóa lỏng – chảy ra khỏi cơ thể đã hong khô.

Vậy là xong. Thi hài sẽ được trả về cho gia đình để an táng.

5/5 - (2 votes)
Ướp Xác

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s