La Mã Cổ Đại

7 hình phạt tử hình thảm khốc thời La Mã

Đế chế La Mã nổi tiếng với những luật lệ nghiêm ngặt mà những ai vi phạm đều phải đối mặt với những hình phạt tàn khốc

Đế chế La Mã nổi tiếng với những luật lệ nghiêm ngặt mà những ai vi phạm đều phải đối mặt với những hình phạt tàn khốc. Từ chặt đầu đến đóng đinh, các hình phạt thường còn tồi tệ hơn chính tội ác.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét 7 hình phạt tồi tệ nhất được sử dụng ở La Mã cổ đại trong suốt lịch sử của đế chế – những hình phạt mà chỉ nghe đến thôi, bất cứ ai cũng không khỏi rùng mình.

7 – DAMNATIO AD BESTIAS – Thú dữ xé xác

7 – DAMNATIO AD BESTIAS – Thú dữ xé xác

Damnatio ad bestias là một trong những hình phạt khét tiếng nhất ở La Mã cổ đại. Cụm từ này trong tiếng Latin có nghĩa là “Hành hình bằng nanh vuốt thú dữ” và hình phạt này được sử dụng như một hình thức xử tử công khai.

Kẻ bị kết án bị ném vào một đấu trường với với bầy thú dữ hoang dã bị bỏ đói trước đó và được kích động đến điên cuồng. Tội nhân bị bầy thú x.é x.ác rồi ăn tươi nu.ốt sống. Hình phạt này thường được áp dụng cho những tội phạm từng gây những tội ác đặc biệt tàn bạo hoặc man rợ, hoặc thậm chí cả những kẻ thù của nhà nước.

Cảnh tượng một người bị kết án bị động vật hoang dã xé xác thành từng mảnh cũng là lời cảnh báo cho những kẻ phạm tội tiềm tàng.

Hình phạt này khủng khiếp đến mức nó vẫn được nhớ đến như một trong những hình phạt dã man nhất ở La Mã thời cổ đại.

6 – NƯỚNG CHÍN TRONG BỤNG CON BÒ BẰNG ĐỒNG

Những ai từng đọc về tội ác của vua Trụ đời nhà Thương bên Tàu hẳn biết đến Bào lạc – một công cụ hành hình thuộc hàng man rợ nhất của thời cổ đại. Bào lạc là cái ống to làm bằng đồng; tội nhân bị trói áp chặt vào ống đồng, bên trong ống đốt lửa cho ống đỏ rực lên… Thiết nghĩ không cần phải mô tả tiếp…

Nướng chín trong bụng con bò bằng đồng là một trong những kỹ thuật tra tấn cổ xưa và là hình phạt khủng khiếp nhất ở La Mã cổ đại. Nó được sử dụng để trừng phạt tội phạm và kẻ thù của nhà nước bằng cách thiêu sống họ.

Phương pháp hành quyết này đã được sử dụng sớm nhất là vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên và lần cuối cùng được ghi nhận vào thế kỷ thứ 4 Công nguyên.

Tử tội được đặt bên trong bụng rỗng của một con bò làm bằng đồng, một đống lửa to được đốt bên dưới nó. Kim loại nóng lên dần dần và bắt đầu nướng chín con người bên trong. Tiếng gào thét của nạn nhân được cộng hưởng qua thành kim loại nghe vô cùng thương tâm và rùng rợn. Hình phạt này thường dành cho tội phản quốc hoặc trộm cắp nghiêm trọng, vì đây được coi là một cách chết đặc biệt tàn nhẫn.

5 – WHEELING – Phương thức hành quyết tàn ác

Wheeling, hay còn gọi bánh xe Catherine, là một trong những hình phạt tàn nhẫn và đau đớn nhất ở La Mã cổ đại.

Tội nhân bị trói chặt vào một bánh xe lớn bằng gỗ và bị đánh gãy xương bằng một thanh sắt. Hình phạt này dành cho những người phạm tội nghiêm trọng như giết người hoặc nổi loạn.

Trong một số trường hợp, thay vì bánh xe, tử tội bị trói vào một chiếc cùm sắt khổng lồ, sau đó đao phủ dùng búa hoặc thanh sắt đánh gãy tứ chi. Đó là một cái c.hết chậm rãi và đau đớn, có thể kéo dài nhiều ngày trước khi nạn nhân qua đời.

Hình thức trừng phạt tàn khốc này được cho là đã bị Hoàng đế Constantine bãi bỏ vào thế kỷ thứ 4 Công nguyên. Mặc dù vậy, nó vẫn tiếp tục được áp dụng tại nhiều nơi ở châu Âu cho đến thế kỷ 18.

4 – KILHOLING – Sự trừng phạt dã man trên biển

Kilholing là một trong những hình phạt tàn bạo nhất ở La Mã thời cổ đại, được áp dụng đối với các thủy thủ và tội phạm hải quân. Nạn nhân bị buộc vào đầu một sợi dây và kéo lê dưới nước, thường là dọc hai bên mạn tàu.

Hình phạt này đặc biệt tàn khốc vì nó thường được thực hiện ở những vùng nước có nhiều cá mập; nhiều nạn nhân đã chết đuối hoặc bị cá mập cắn chết trước khi được kéo trở lại tàu.

Trong một số trường hợp, nạn nhân bị kéo qua hàng loạt vòng kim loại gắn ở mạn tàu để tăng mức độ trừng phạt.

Không có gì ngạc nhiên khi đây là một cách rất hiệu quả để răn đe bất cứ ai đang có ý định phạm tội như vậy.

3 – STRAPPADO – Công cụ đàn áp và kiểm soát chính trị

Strappado là một hình thức tra tấn được sử dụng rộng rãi ở châu Âu thời Trung cổ. Hai tay nạn nhân bị giật cánh khuỷu ra sau lưng rồi bị trói chặt ở chỗ cổ tay, nối với một sợi thừng dài. Sợi thừng được bắt qua một ròng rọc trên cao. Ở đầu dây bên kia, các đao phủ đột ngột kéo sợi thừng để nâng hoặc hạ thấp nạn nhân, gây đau đớn khôn cùng.

Khi bị treo trên cao, nạn nhân bị treo lơ lửng trên một sợi dây, đu đưa qua lại khiến cơ thể căng ra và vai bị trật khớp. Hình thức tra tấn này thường được sử dụng cho những tội ác nghiêm trọng như phản quốc, dị giáo hoặc âm mưu ám sát những người cai trị.

Nạn nhân thường chết do cơ thể quá căng thẳng, mặc dù một số vẫn sống sót. Strappado là một trong những hình thức trừng phạt tàn bạo nhất được sử dụng ở La Mã cổ đại và khiến nhiều nạn nhân đau đớn tột cùng.

2 – CƯA XẺ – Hình phạt vô nhân đạo

Cưa xẻ là một hình phạt đặc biệt tàn nhẫn ở La Mã cổ đại: nạn nhân bị buộc chặt vào một tấm ván và sau đó bị cưa làm đôi từ giữa hai háng lên tới đầu.

Cách tra tấn này được coi là một trong những hình thức trừng phạt đau đớn nhất và thường được sử dụng đối với những tội phạm được coi là cực kỳ tàn ác hoặc nguy hiểm.

Trong một số trường hợp, việc cưa được thực hiện chậm rãi trong thời gian dài khiến nạn nhân càng đau đớn hơn. Rất lạ, cưa xẻ được chính quyền La Mã coi là một hình phạt nhân đạo hơn so với đóng đinh trên cây thập giá.

1 – ĐÓNG ĐINH CÂU RÚT – Hình phạt được coi là tàn ác nhất

Đóng đinh được coi là hình phạt khủng khiếp và tàn ác nhất ở La Mã cổ đại. Nó được sử dụng để trừng phạt và làm nhục tội phạm một cách công khai, đồng thời cũng là lời cảnh báo đối với những người khác.

Tội phạm bị đóng đinh vào thập tự giá và phải chịu đau đớn cho đến chết. Nạn nhân có thể sống sót trong vài ngày trong tủi nhục bị hành hạ âm thầm trước khi chết vì kiệt sức.

Việc đóng đinh câu rút được quy định như một hình thức thi hành án dành cho những tội nghiêm trọng nhất mang tính chất chính trị, chẳng hạn như phản quốc hoặc nổi loạn. Tuy nhiên, trong một số trường hơp, hình phạt đóng đinh cũng được áp dụng cho thường phạm (như đối với hai tên cướp bị xử cùng với Chúa Giê-su)

Người La Mã tin rằng đóng đinh là hình thức chết đau đớn và nhục nhã nhất, và nó nhằm mục đích răn đe những kẻ phạm tội như vậy.

Lưu ý: Trong tiếng Việt không có từ “câu rút” – đây là phiên âm từ “cruz” của tiếng Bồ Đào Nha, có nghĩa là “cây thập giá”. Vì vậy, khi nói “đóng đinh câu rút” thì nên hiểu là “đóng đinh trên cây thập giá”.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s