La Mã Cổ Đại

Các quân đoàn lê dương La Mã nổi tiếng kỷ luật và nguy hiểm

Quân đội La Mã cổ đại tổ chức thành các quân đoàn, và có một số quân đoàn thiện chiến hơn số còn lại.

Quân đội La Mã cổ đại tổ chức thành các quân đoàn, và có một số quân đoàn thiện chiến hơn số còn lại.

Quân đoàn Lê dương La Mã là cỗ máy chiến tranh hùng mạnh nhứt thế giới cổ đại. Trong khi hầu hết các Quân đoàn đều đóng vai trò quan trọng, thì chỉ có một số ít vượt lên trên tất cả.

Kỷ luật cao, tổ chức tốt, và chiến đấu đáng sợ, quân đội La Mã là lực lượng quân sự vĩ đại nhứt lịch sử thế giới. Và không có gì thể hiện sức mạnh và hiệu quả của quân đội La Mã cổ đại hơn Quân đoàn Lê Dương — viên gạch nền móng chắc chắn. Mặc dù nguồn gốc của Quân đoàn Lê Dương bắt nguồn từ những ngày đầu của La Mã, nhưng thời hoàng kim lại tới từ những ngày suy tàn cuối cùng của nền Cộng Hòa. Quá trình chuyển đổi từ dân-binh sang lực lượng chuyên nghiệp thường trực đã thay đổi vai trò và bản chất của đơn vị quân đội mang tính biểu tượng này. Quân đoàn Lê Dương đều hiện diện trên toàn bộ biên giới của Đế chế.

Các Quân đoàn (hay Biệt đội) đều có thể được điều động tới các nơi khác nhau, ngoài ra, trong khi tất cả các Quân đoàn đều có một mục đích chính— mở rộng và bảo vệ lãnh thổ Đế chế La Mã —thì mỗi Quân đoàn lại sở hữu một bản sắc tập thể riêng biệt. Mỗi đơn vị đều có quân hiệu, biểu tượng và người sáng lập riêng. Lịch sử phục vụ của một Quân đoàn chứa đầy những thành tích và danh hiệu nuôi dưỡng cảm giác tự hào, tương tự như các trung đoàn quân đội thời Hiện Đại. Các Quân đoàn sử dụng quân trang được tiêu chuẩn hóa và sử dụng các chiến thuật tương tự, nhưng hiệu suất lại rất đa dạng. Một số Quân đoàn rất đáng tin cậy, tồn tại qua nhiều thế kỷ, trong khi một số khác lại không chịu nổi thất bại.

Mặc dù Đế chế có khoảng 30 Quân đoàn Lê Dương vào bất kỳ thời điểm nào, nhưng con số thực sự lại rất lớn qua nhiều năm, kể từ khi các Quân đoàn mới xuất hiện, trong khi những Quân đoàn cũ bị tiêu diệt trong các cuộc xung đột. Tuy nhiên, một số Quân đoàn lại đạt được danh tiếng, tồn tại cho tới ngày nay. Đây là câu chuyện của họ.

Để biết rõ hơn cách thức chiến đấu của quân đội La Mã, mời các bạn đọc bài Bộ binh La Mã chiến đấu như thế nào?

1/. Quân đoàn V Macedonia – bền bỉ

Quân đoàn V Macedonica là một trong các Quân đoàn La Mã hiếm hoi có nguồn gốc từ hoàng hôn của nền Cộng Hòa, tồn tại cho tới buổi bình minh của thời Trung Cổ. Quân đoàn bền bỉ này được thành lập bởi Octavian (Hoàng đế Augustus sau này) vào năm 43 BC. Sau Trận Actium, nơi mà Quân đoàn V tham gia chiến dịch, đơn vị này đã trở thành một trong 28 Quân đoàn thường trực của Đế chế La Mã. Trong một thời gian ngắn, đơn vị đóng quân ở Macedonia trước khi được điều động tới biên giới Sông Danube. Biểu tượng của Quân đoàn V là một con đại bàng, loài chim yêu thích của thần Jupiter.

Giống như hầu hết các Quân đoàn Lê Dương, Quân đoàn V Macedonica được điều động tới các khu vực khủng hoảng ở các vùng khác nhau trong Đế chế La Mã. Từ thế kỷ 1 và 2 AD, Quân đoàn V tham gia Chiến Tranh Do Thái-La Mã lần 1 ở Judea, Chiến Tranh Dacia do Hoàng đế Trajan phát động, chiến dịch do Lucius Verus phát động chống lại Đế chế Parthia và cuộc chiến với người Quadi và người Marcomanni trên Sông Danube do Marcus Aurelius lãnh đạo. Quân đoàn đã đạt được nhiều danh hiệu trong quá trình phục vụ, đáng chú ý nhứt là danh hiệu “Pia Fidelis” (Trung thành và Trung nghĩa) và “Pia Constans” (Trung thành và đáng tin cậy). Đơn vị đóng quân ở phía Đông, chiến đấu chống lại nhà Sassanid người Ba Tư trước khi được điều tới Ai Cập vào thế kỷ 4. Ai Cập trở thành căn cứ của Quân đoàn V Macedonica và chính từ đây, Quân đoàn hành quân tới Yarmuk vào năm 636 để đối mặt với diệt vong trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược Ả Rập. Sự bền bỉ khiến Quân đoàn V Macedonica trở thành Quân đoàn La Mã tồn tại lâu nhứt trong lịch sử.

2/. Quân đoàn III Gallica – Dũng cảm

Quân đoàn III Gllica có lẽ là một trong các Quân đoàn La Mã nổi tiếng nhứt. Quân đoàn được thành lập vào năm 49 BC bởi chính Julius Caesar. Biểu tượng của Quân đoàn là một con bò tót, là con vật được thần Venus ưu ái, vị thần mà Caesar tuyên bố là tổ tiên của mình (tuy nhiên, bò tót cũng là biểu tượng của hầu hết các Quân đoàn do vị tướng nổi tiếng này thành lập).

Quân hiệu “Gallica” cho thấy rằng Quân đoàn có nguồn gốc từ xứ Gaul, nơi Caesar đạt được một số chiến thắng nổi tiếng nhứt. Vai trò chính của Quân đoàn III Gallica là đóng vai trò xương sống cho lực lượng quân sự của Caesar trong cuộc chiến chống lại Pompey. Quân đoàn cũng chiến đấu anh dũng trong các trận đánh quan trọng nhứt của cuộc xung đột — Trận Pharsalus và Trận Munda.

Sau cái chết của người sáng lập, Quân đoàn III Gallica được giao cho Mark Antony để hỗ trợ trong cuộc chiến yểu mệnh chống lại người Parthia. Quân đoàn tiếp tục phục vụ trong Thời kỳ Đế chế La Mã, chiến đấu ở Bắc Phi, ở Bán đảo Ả Rập và trong một thời gian ngắn, Quân đoàn đóng quân trên Sông Danube. Tuy nhiên, trong phần lớn thời gian tồn tại, Quân đoàn III Gallica vẫn đóng ở phương Đông. Căn cứ chính là Raphanaea ở Tỉnh Syria thuộc La Mã. Do đó, đây là một trong các đơn vị quân đội La Mã được sử dụng trong các cuộc chiến chống lại Đế chế Parthia và sau này là Đế chế Sassanid. Bên cạnh các chiến dịch chống lại người Ba Tư ở phía Đông và các bộ tộc man rợ khác ở phía Tây, Quân đoàn III Gallica cũng tham gia vào một số cuộc nội chiến. Đây là một trong số ít Quân đoàn La Mã tồn tại cho tới thời kỳ hậu-Đế chế và được nhắc tới lần cuối vào giữa thế kỷ 4.

3/. Quân đoàn XII Fulminata – Phương đông toàn năng

“Tia chớp thứ 12” là một trong các Quân đoàn Lê Dương La Mã khác do Julius Caesar thành lập. Biệt danh này do biểu tượng của Quân đoàn là một tia sét, Quân đoàn XII Fulminata được thành lập vào năm 58 BC. Quân đoàn tham gia một số trận đánh nổi bật nhứt của Caesar ở xứ Gaul, bao gồm cả Vây hãm Alesia. Quân đoàn cũng tham gia cuộc nội chiến chống lại Pompey, tham gia quyết chiến tại Pharsalus. Sau chiến thắng, Caesar đổi tên Quân đoàn thành “Victrix” (người chiến thắng). Sau này Mark Antony đổi tên thành “Antiqua”.

Mark Antony dẫn dắt “Tia chớp thứ 12” tới phương Đông để tham gia cuộc chiến chống lại người Parthia. Chiến dịch kết thúc trong thất bại, nhưng Quân đoàn vẫn tiếp tục ở lại phía Đông trong thời kỳ Đế chế, tiếp tục cuộc chiến chống lại Đế chế Parthia và Đế chế Sassanid. Quân đoàn có nhiệm vụ bảo vệ Sông Euphrates và căn cứ Melitene vào đầu thế kỷ 5. Với tuổi thọ này, Quân đoàn XII Fulminata trở thành một trong các Quân đoàn La Mã tồn tại lâu nhứt từng được ghi nhận.

4/. Quân đoàn IX Hispana – “Mất tích”

Quân đoàn IX Hispana cũng được coi là một trong các Quân đoàn lâu đời nhứt trong Quân đội Đế chế La Mã. Lần đầu tiên xuất hiện là từ năm 58 BC khi Quân đoàn tham gia vào Chiến Tranh xứ Gaul của Caesar, nhưng có lẽ Quân đoàn đã được thành lập sớm hơn. Khi ở Gaul, Quân đoàn IX Hispana chiến đấu trong một số trận đánh, đáng chú ý nhứt là chống lại người Nervii. Caesar đặc biệt ấn tượng trước sự dũng cảm trong hành động của những người lính lê dương.  Sau khi nội chiến nổ ra, Quân đoàn IX tham gia trận đánh chống lại lực lượng của Pompey tại Ilerda, và trong trận chiến quyết định ở Pharsalus. Có lẽ Quân đoàn này được đặt tên trong thời gian đóng tại Tây Ban Nha, tham gia vào chiến dịch quy mô lớn chống lại người Cantabria.

Năm 43 AD, Quân đoàn được điều động lên phía Bắc để tham gia cuộc chinh phạt Đảo Anh. Chính tại đây, Quân đoàn IX Hispana trở nên nổi bật. Vào khoảng những năm 120, Quân đoàn này đột ngột biến mất khỏi mọi ghi chép của Quân đội La Mã, có lẽ đã hy sinh trong các trận đánh ở biên giới phía Bắc. Hơn nữa, do mất mát này mà Hoàng đế Hadrian buộc phải xây dựng bức trường thành nổi tiếng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng vào năm 121, Quân đoàn IX đóng quân tại Nijmegen. Sau thời điểm này, Quân đoàn biến mất hoàn toàn khỏi mọi nguồn tài liệu. Danh sách các Quân đoàn Lê Dương từ triều đại của Marcus Aurelius (161-180) chưa từng đề cập tới Quân đoàn IX Hispana.

5/. Quân đoàn X Equestria – Cánh tay mặt của Caesar

Được thành lập bởi Julius Caesar vào khoảng năm 61 (hay 59) BC, trong thời gian làm Tỉnh trưởng Hispania, Quân đoàn X Kỵ binh là đội quân đầu tiên do Caesar chỉ huy. Giống như các quân đoàn khác do Caesar thành lập, Quân đoàn X có biểu tượng là một con bò tót. Tuy nhiên, Quân đoàn X Kỵ binh là cánh tay mặt của Caesar. Quân đoàn X đồng hành cùng Caesar khi ông xâm lược xứ Gaul vào năm 58 BC. Quân đoàn cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc nội chiến chống lại Pompey, hiện diện tại Ilerda và Pharsalus. Khoảnh khắc nổi bật nhất của Quân đoàn là trong Trận Munda, trận đánh cuối cùng của cuộc xung đột. Sau khi Caesar đích thân tham gia, chiến đấu bên cạnh những người lính yêu thích của mình và động viên họ, Quân đoàn X đẩy lùi quân của Pompey, dành chiến thắng cuối cùng.

Sau khi Caesar bị ám sát, Quân đoàn X tham gia chiến dịch Parthia cùng Mark Antony. Quân đoàn cũng đứng về phía Antony trong cuộc chiến với Octavian. Sau Trận Actium, Quân đoàn X là một trong những đội quân đầu hàng vị Hoàng đế tương lai. Tuy nhiên, sau đó họ lại nổi dậy, và những người lính của Quân đoàn X bị trừng phạt, với tên của Quân đoàn bị tước bỏ. Quân đoàn X Equestris sau đó được hợp nhứt với Quân đoàn X Gemina, tiếp tục phục vụ trong Quân đội Đế chế La Mã với tư cách là một đơn vị mới. Quân đoàn X đóng quân trên Sông Danube và Sông Rhine, bảo vệ biên giới chống lại người German xâm lược. Lần đề cập cuối cùng là từ đầu thế kỷ 5 khi Quân đoàn đóng quân tại Vindobona (thành Viên ngày nay).

6. Quân đoàn XVII, XVIII, XIX – Những kẻ không may

Hầu hết các Quân đoàn La Mã nổi tiếng đi vào lịch sử vì quá khứ huy hoàng, thời gian phục vụ lâu dài và chiến đấu xuất sắc cũng như các thành tích tương tự khác. Tuy nhiên, trong con mắt của người La Mã, một số Quân đoàn khét tiếng nhứt lại là các Quân đoàn nhục nhã. Và vì vậy, tôi đề cập tới “bộ 3 xui xẻo” — 3 Quân đoàn bị thua nhục nhã trong Trận Rừng Teutoburg vào năm 9 AD.

“Bộ 3 xui xẻo” do Octavian thành lập vào năm 41 BC để đẩy lùi Sextus Pompeius khỏi Sicily. Sau đó, Octavian lãnh đạo họ trong cuộc chiến với Mark Antony, mà đỉnh điểm là chiến thắng tại Actium. Đáng tiếc là thành tích của họ biến mất vào lịch sử. Những gì ta nhớ lại là số phận bi thảm của họ.

Quân đoàn XVII, XVIII, XIX được điều tới Sông Rhine vào năm 6 AD để bảo vệ Tỉnh Germania mới chinh phục. 3 năm sau, khi đang cố gắng trấn áp cuộc nổi loạn của người Cherusci, 3 Quân đoàn đã bị phục kích và tiêu diệt trong Trận Rừng Teutoburg. Chỉ huy và là Tỉnh trưởng Publius Quintilius Varus cũng thiệt mạng trong trận đánh. Trong khi 3 hiệu kỳ đại bàng được thu hồi dưới triều đại của Tiberius (bởi Germanicus) và Caligula, các biểu tượng của họ biến mất hoàn toàn. Hơn nữa, cả 3 Quân đoàn đều bị loại khỏi danh sách quân đội La Mã, và sau đó, số hiệu của họ không bao giờ được sử dụng lại./.

4.8/5 - (5 votes)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s

Leave a Comment