Lịch sử phong phú của Ai Cập cổ đại xoay quanh các cuộc tranh chấp quyền lực, thành tựu kỹ nghệ, và tiến bộ trong văn tự nghệ thuật
Ai Cập Cổ Đại ở Bắc Phi là một trong những nền văn minh có chiều sâu và ảnh hưởng nhất ở khu vực này trong hơn 3000 năm, từ 3100 đến 30 TCN. Để lại phía sau vô số các tượng đài, văn tự, và công trình nghệ thuật mà giới học giả còn miệt mài nghiên cứu ngày nay.
Văn minh Ai Cập bắt nguồn từ trước cả thời điểm vừa nêu, và nở rổ kể từ ấy. Khi các nhà cai trị, ngôn ngữ, chữ viết, khí hậu, tôn giáo và biên giới thay đổi qua nhiều thiên niên kỷ, Ai Cập tồn tại tới ngày nay như một quốc gia hiện đại.
Ai Cập Cổ Đại rất gắn kết với các phần còn lại của thế giới, xuất nhập hàng hóa, tôn giáo, lương thực, con người, và những ý tưởng. Có thời Ai Cập còn thống trị lãnh thổ rộng lớn hơn ngày nay, trải rộng các vùng Sudan, Cyprus, Lebanon, Syria, Israel, và Palestine.
Cũng có lúc nó bị các lực lượng cổ đại xâm lược – như người Ba Tư, người Nubia, người Hy Lạp, và người La Mã. Tất cả lúc này lúc khác thay phiên nhau chinh phạt Ai Cập.
Ai Cập có nhiều tên gọi khác. Trong đó phổ biến là tên Kemet, nghĩa là Đất Đen. Các học giả nhìn chung tin rằng cái tên này phát xuất từ đất đai màu mỡ mà sông Nile để lại sau mỗi mùa dâng lũ vào tháng Tám hàng năm.
Chữ “Ai Cập” trong tiếng Việt là phiên âm theo chữ Hán, và chữ Hán là phiên âm theo tiếng Anh, Egypt. Chữ Egypt có gốc Hy Lạp là Aegyptos, phát âm nguyên thủy là “Hwt-Ka-Ptah” (Dinh thự của đấng Ptah), ban đầu vốn là tên của thành Memphis, kinh đô đầu tiên của vương quốc Ai Cập, nổi tiếng là trung tâm tôn giáo và thương mại của xứ sở này. Nó quan trọng tới mức người Hy Lạp cổ dùng tên của nó để gọi cả vương quốc.
Mùa nước lớn của sông Nile diễn ra từ tháng Sáu đến tháng Tám hàng năm. Đất đai màu mỡ nhờ phù sa con sông này chính là nguồn sống của Ai Cập, và tính chất phồn thực trở thành điểm nhấn trong tín ngưỡng Ai Cập. Lăng mộ Tutankhamun – trong đó có ướp dương vật của ông – là một ví dụ về tầm quan trọng của tính phồn thực trong các cử hành tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại.
Ta hay gọi các vua Ai Cập là pharaoh, nhưng trong lịch sử hơn 3000 năm, các ông vua Ai Cập mỗi người có tước hiệu khác nhau, Ronald Leprohon, giáo sư danh dự về Ai Cập học, thuộc Đại học Toronto, viết trong sách The Great Name: Ancient Egyptian Royal Titulary”. Danh xưng pharaoh có gốc từ tiếng Ai Cập là per-aa, nghĩa là Đại Sảnh, và được gắn vào vương hiệu từ thời vua Thutmose III (khoảng 1479-1425 TCN). Tức là mãi về sau này từ pharaoh mới có, còn trước đó các vua Ai Cập không dùng danh xưng này. Leprohon viết.
Không rõ thời điểm chính xác con người đến Ai Cập. Cuộc di cư sớm nhất của các họ người ra khỏi Châu Phi là khoảng 2 triệu năm trước, trong đó con người hiện đại tỏa đi từ châu Phi là 100,000 năm trước. Ai Cập có lẽ từng đến châu Á trong những đợt di cư này.
Những ngôi nàng canh nông bắt đầu xuất hiện ở Ai Cập khoảng 7000 năm trước. Di tích văn tự sớm nhất của nền văn minh này có tuổi điờ 5,200 năm, hé mở đôi chút về các quân chủ sơ khai của Ai Cập. Trogn đó có Iry-Hor mà di văn cho hay là người thiết lập Memphis, kinh đô trong phần lớn lịch sử Ai Cập. Di văn cũng nói tới một nữ hoàng tên là Neith-Hotep, nhiếp chính cho vua trẻ Djer, khoảng cuối thời kỳ tiền triều Ai Cập.
Ai Cập đã nhất thống hai miền nam bắc như thế nào và khi nào vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Khả năng cao là một nhóm nhỏ các tiểu quốc đã hợp nhất thành hai vương quốc – Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập – sau đó hai vương quốc này lại sát nhập làm một. Sau khi sát nhập, các pharaoh thường được minh họa đội hai triều thiên, tượng trưng vương quyền trên hai vùng đất Thượng và Hạ.
Khí hậu Ai Cập thời tiền sử ẩm ướt hơn nhiều so với ngày nay, một số vùng sa mạc bây giờ thì hồi đó rất xanh tốt. Khu khảo cổ nổi tiếng “hang bơi lội”, như tên gọi ngày nay, là một tác phẩm nghệ thuật khắc đá có tuổi đời khoảng 6000-9000 năm tuổi, là một minh chứng cho điều này. Hang này ngay nay bao quanh là sa mạc cằn cỗi. Nhưng, các tác phẩm nghệ thuật khắc đá của nó được giới nghiên cứu nhìn ra là những hình người bơi lội. Sau khi thời kỳ ẩm ướt kết thúc khoảng 5000 năm trước, các sa mạc Ai Cập phần lớn giống với ngày nay, Joseph Manning, Giáo sư William K. and Marilyn Milton về cổ học tại Đại học Yale, trao đổi với Live Science.
Các vương triều và pharaoh của Ai Cập
Lịch sử Ai Cập về cơ bản được chia thành 30 vương triều, mỗi vương nhiều có từ vài đến vài chục ông vua. Tuy nhiên, Michael Dee, phó giáo sư về chữ tượng hình tại Đại học Groningen, Hà Lan, nói rằng danh sách “vương triều” của Ai Cập trên thực tế chỉ là sự tái dựng.
Người tái dựng lại là Manatho, một giáo sĩ sống khoảng thế kỷ thứ 3 TCN. Tư liệu của ông về lịch sử Ai Cập được các tác giả Hy Lạp bảo tồn, và khi chữ tượng hình được giải mã vào thế kỷ 19, thì đó là sử liệu quý ít ỏi mà các học giả có thể đọc được.
Giới nghiên cứu tiếp tục nhóm các vương triều thành các thời kỳ. Vương triều thứ nhất và thứ hai khoảng 5000 năm trước, được gọi là Thời Kỳ Sơ Triều của Ai Cập, hay tên gọi ít phổ biến hơn là thời kỳ “Cổ đại”. Pharaoh đầu tiên của vương triều đầu tiên tên là Menes (hoặc Namer theo cách gọi của Hy Lạp). Ông sống khoảng 5000 năm trước, thường được các tác gia cổ đại coi là người đầu tiên thống nhất Ai Cập. Nhưng bằng chứng khảo cổ lại không cho thấy như vậy. Các di văn mới tìm thấy gần đây nhắc tới những quân chủ, như Djer và Iry-Hor, đã cai trị trước đó, và nhiều phát hiện khác chứng tỏ trước Menes đã có nhiều pharaoh cai trị Ai Cập thống nhất. Giới nghiên cứu gọi chung là các quân chủ tiền Menes, thuộc về “vương triều zero”, hay thời kỳ Tiền Triều Ai Cập.
Các vương triều thứ ba đến thứ sáu, 2650-2150 TCN, được các học giả hiện đại nhóm chung vào thời kỳ Cổ Vương Quốc Ai Cập. Trong thời kỳ này kỹ thuật xây kim tự tháp phát triển, với thành tựu còn tới ngày nay là quần thể kim tự tháp Giza. Các cuộn giấy cói (papiri) được giải mã cũng cho thấy những nhóm thợ lành nghề – đôi lúc gọi là “phường thợ” – đóng vai trò quan trọng trong việc xây kim tự tháp và những công trình khác. Trái với định kiến phổ biến rằng kim tự tháp chủ yếu do nô lệ xây.
Từ 2150 đến 2030 TCN, bao quát vương triều thứ 7 đến thứ 10, và một phần 11, gọi là Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất. Chính quyền trung ương Ai Cập suy yếu, vương quốc bị các lãnh chúa địa phương xâu xé. Giới nghiên cứu vẫn tranh cãi về lý do tại sao thời kỳ Cổ Vương Quốc sụp đổ. Hạn hán và biến đổi khí hậu được cho là góp phần quan trọng. Không chỉ Ai Cập, các thành phố và các nền văn minh vùng Cận Đông thời kỳ này cũng đua nhau sụp đổ. Bằng chứng tại các khu vực khảo cổ chỉ ra có nạn hạn hán kéo dài, và khí hậu khô cằn xảy ra trên diện rộng.
Một phần vương triều 11, và 12, 13 tạo thành thời kỳ Trung Vương Quốc, kéo dài khoảng năm 2030 đến 1640 TCN. Mở màn cho thời kỳ này là vua Mentuhotep II (trị vì đến năm 2000 TCN) tái lập vương quyền trên toàn lãnh thổ. Ai Cập lại tiếp tục xây kim tự tháp, và sáng tác một lượng lớn các tác phẩm văn chương, khoa học trong thời kỳ này. Trong số các di văn còn lại người ta tìm thấy một tài liệu nay được đặt tên là chuyên luận y khoa Edwin Smith, ghi chép cách chữa trị hàng loại chứng bệnh mà bác sĩ ngày nay coi là rất tiến bộ so với thời đó.
Các vương triều 14 đến 17 được nhóm vào Thời Kỳ Chuyển Tiếp Thứ Hai. Ai Cập một lần nữa rơi vào thời loạn. Chính quyền trung ương sụp đổ. Rợ Hyksos vươn lên nắm quyền, kiểm soát phần lớn phía bắc Ai Cập. Người Hyksos phát tích từ vùng Levant (Israel, Palestine, Lebanon, Jordan và Syrya ngày nay), và đã định cư ở Ai Cập khi mà vương quốc này sụp đổ. Một phát hiện khảo cổ kinh khủng là các bàn tay bị chặt đứt, tìm thấy tại một cung điện tại thành Avaris, kinh đô Ai Cập do người Hyksos dựng lên. Các bàn tay này rất có thể là tín vật chứng minh công trạng của binh lính dùng để đổi vàng.
Tiếp đến, vương triều 18 đến 20 tạo thành thời kỳ Tân Vương Quốc, kéo dài 1550-1070 TCN. Một loạt các ông vua Ai Cập đã kháng chiến và đánh đuổi thành công người Hyksos. Khu khảo cổ nổi tiếng nhất gắn liền với thời kỳ Tân Vương Quốc là Thung Lũng Các Vị Vua, khu mai táng các đời vua Ai Cập của thời kỳ này, trong đó có Tutankhamun (trị vì 1336-1327 TCN). Vô số các ngôi mộ đã được tìm thấy tại đây vào năm 1922, nguyên vẹn. Các pharaoh thời kỳ này không còn chuộng xây kim tự tháp nữa, vì nhiều lý do – chẳng hạn để tránh bị trộm mộ.
Vương triều 21 đến 24 (1070-713 TCN) là Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba. Chính quyền trung ương suy yếu, đất nước bị chia cắt. Tình hình chung của các thành phố và văn minh Cận Đông thời kỳ này là bị người Aegean xâm lăng. Các học giả hiện đại gọi họ là Hải Tộc. Tuy các vua Ai Cập tự cho là đã đánh bại Hải Tộc, nhưng vẫn không cứu vãn được văn minh Ai Cập. Thất thoát các con đường thương mại và ngân sách nhà nước góp phần làm suy yếu chính quyền trung ương.
Các vương triều 25 đến 31 (712-332 TCN) gọi là Hậu Kỳ. Ai Cập không bao giờ trở lại như xưa được nữa, mà kể từ đây luôn phiên bị chiếm đóng bởi các thế lực ngoại bang. Các quân chủ thuộc vương triều 25 đến từ vùng Nubia, khu vực giáp ranh bắc Ai Cập và nam Sudan ngày nay. Người Ba Tư và Assyria cũng thay phiên nhau kiểm soát Ai Cập trong Hậu Kỳ.
Năm 332, Alexander Đại Đế đuổi người Ba Tư ra khỏi Ai Cập, sát nhập đất nước nào vào đế quốc Macedonia. Sau khi Alexander băng, một loạt các quân chủ con cháu của Ptolemy Soter, một trong các tướng của Alexander, nối nhau trị vì Ai Cập, lập ra triều Ptolemy. Quân chủ cuối cùng của triều đại này là nữ hoàng Cleopatra VII. Bà tự sát năm 30 TCN sau khi bị các lực lượng của Octavian đánh bại tại trận Actium. Ông này về sau lên làm hoàng đế La Mã. Sau khi bà chết, Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã.
Tuy các hoàng đế La Mã đóng đô ở Rome, nhưng người Ai Cập vẫn gọi họ là pharaoh. Một trong các di văn đào được minh họa hoàng đế Claudius (trị vì 41-54) ăn mặc như pharaoh, Live Science tường thuật. Di văn tượng hình cũng gọi Claudius bằng tước hiệu “Con Trai thần Ra, Vua các Vua”, và “Vua Hai Miền Thượng Hạ Ai Cập, Chúa Tể Lưỡng Địa.” Nhưng các quân chủ nhà Ptolemy và La Mã không được tính vào các vương triều Ai Cập.
Văn minh Ai Cập
Chúng ta sở dĩ đọc cổ sử Ai Cập vì nền văn minh của họ. Năm ngàn năm trước, trong khi gần khắp thế giới còn dã man, văn minh họ đa vượt hẳn lên, tỏa hào quang rực rỡ một góc trời, chẳng khác chi bình minh ở phương Đông.
Dưới đây chúng tôi lần lượt xét từng điểm một của nền văn minh ấy:
Tôn giáo
Người Ai Cập thời cổ, thờ rất nhiều thần cũng như mọi dân tộc khác. Có đủ các thứ thần, thần Thiện, thần Ác, thần Bò, thần Cá Sấu… song hai vị thần lớn nhất là thần sông Nile và thần Mặt trời.
Hồi mới lập quốc, họ chưa có quan niệm về Thượng Đế, nên vua họ, họ gọi là Pharaon (Pha Ra ông), nghĩa là người ở trong nhà đẹp, chứ không gọi là thiên tử (con trời) như người Trung Hoa.
Mãi về sau, khi đa thịnh cực rồi, họ mới có quan niệm về Thượng Đế, song lúc đó họ cũng vẫn thờ rất nhiều thần mà Thượng Đế chỉ có uy quyền như thần sông Nile thôi, chứ không hơn.
Họ tin rằng linh hồn bất diệt và khuyên nhau không nên quá nghĩ đến những vui thú kiếp này, mà nên làm lành, tránh ác để khi chết đi, linh hồn bay về phương tây, quỳ dưới chân thần sông Nile tựa như Diêm Vương của ta, có thể thưa:
“Kính bẩm tôn Thần chí công và chí minh, trong đời con, con không hề gian lận, con không hành hạ kẻ góa, con không nói dối trước pháp đình…”.
Họ cho sông Nile là một vị thần nuôi cả dân tộc họ, có quyền xử tội họ. Họ tin người nào chết rồi, linh hồn cũng bị thần đó đặt lên bàn cân, cân công và tội: công nhiều thì được sung sướng, tội nhiều thì bị hành hạ.
Nhưng họ lại nghĩ xác phải còn hồn mới có chỗ dựa, nên họ tìm cách ưóp xác. Nhiều xác ướp hiện nay còn y nguyên như bốn, năm ngàn năm về trước. Ướp xác xong, họ đặt vào quan tài, chôn xuống đất, bày lên mộ tất cả những đồ dùng thường ngày của người chết để hồn ma khỏi thiếu thốn thứ gì. Muốn cho manh thú hoặc kẻ gian phi khỏi lại phá, họ chất đá nặng lên nấm mồ thành những đống nhọn, do đó họ nẩy ra ý xây mộ thành hình kim tự tháp.
Có lẽ vì tin linh hồn bất diệt, và sợ sau khi chết phải xử tội, nên dân Ai Cập, lấy phần đông mà xét, khá có đức hạnh, nhưng ủy mị, quá an phận, coi đời này chỉ là cõi tạm, bị áp bức tới mấy cũng nhẫn nhục chịu, về phương diện đó, họ hơi giống dân tộc Ấn Độ, cả hai đều đa là thuộc địa của Anh.
Kĩ thuật
Trên 4.000 năm trước, người Ai Cập đa biết dùng thuyền buồm, bánh xe1, nấu thủy tinh, chạm đồ đồng, dệt vải mịn hơn lụa mà hiện nay các máy dệt tối tân cũng không dệt đẹp bằng.
Nghề làm ruộng rất phát đạt. Họ có lưỡi cày, biết tát nước đào kinh. Kinh có danh nhất là kinh nối Hồng Hải với một nhánh sông Nile, làm cho Hồng Hải thông với Địa Trung Hải. Kinh đó sau cạn lần đi.
Kiến trúc
Đáng khâm phục nhất là kiến trúc. Lăng, tẩm, đền đài của họ là những công trình vĩ đại: Kim tự tháp Khéops được coi là một trong bảy kì quan của vũ trụ.
Chúng ta thử tưởng tượng, chỉ dùng sức bắp thịt, không có máy móc như ngày nay mà họ xây được tháp đó, cao non 150 thước (mười lần một cây sao) chân mỗi chiều 227 thước. Tháp là một khối đặc, chứa trên hai triệu phiến đá, mỗi phiến nặng trung bình hai tấn rưỡi. Phải mười vạn thợ cất trong 20 năm mới xong.
Các kĩ sư ngày nay có đủ khí cụ, mà xây một ngôi nhà, một chiếc cầu có khi chỉ vài tháng sau đa nứt, còn tháp Ai Cập thì trải năm ngàn năm rồi, nền móng vẫn như nguyên.
Kĩ thuật kiến trúc của họ thực đa là tận thiện.
Trong tháp có hành lang dài hàng trăm thước đưa tới những phòng trang hoàng rực rỡ và tới chỗ đặt quan tài nhà vua. Trước tháp là một quái vật đầu người, mình sư tử, đục ngay trong đá, cao hàng chục thước.
Đền thờ Loupsor và Karnark tuy kém đồ sộ nhưng huy hoàng hơn, xây toàn bằng đá, có những hàng cột hai ba người ôm, cao trên hai chục thước, chạm trổ tinh vi; những hành lang thăm thẳm chìm trong bóng tối bí mật hoặc phản chiếu trên mặt nước trong veo.
Ngày nay, đứng trước những tháp cao ngất giữa chốn sa mạc mênh mông hoặc trước những ngôi đền vàng son rực rỡ vươn lên trong đám cây cối xanh rờn ấy, khách du 71 lịch không khỏi thấy ngợp, nửa thán phục nửa ghê rợn, tưởng như lạc vào thế giới thần linh, và trong lòng gợi lên biết bao niềm hoài cổ.
Khoa học
Khoa học của họ đa đạt một mức khá cao.
Họ biết dùng ánh nắng để xem giờ, chia khoảng thời gian từ sáng tới tối làm 6 giờ: tính ra được một thứ lịch gần đúng; chế ra giấy bằng một thứ cây2 rồi biết dùng bút, mực.
Họ nghiên cứu số học và hình học, tính được con số 71 và cho nó bằng bình phương của 8 phần 9 trực kính:
Chữ viết
Nhưng công lớn nhất của họ với hậu thế là họ đa đặt ra chữ viết.
Mới đầu, dân tộc nào cũng dùng lối vẽ hình để chỉ vật. Chẳng hạn người Trung Hoa muốn chỉ mặt trời thì vẽ hình tròn có một điểm ở giữa, muốn chỉ núi thì vẽ ba mũi nhọn. Muốn chỉ cây thì vẽ thêm cành.
Lần lần, họ bắt đầu cách điệu các hình vẽ thành những nét chữ chuẩn mực để tạo thành chữ viết.
Rồi họ thêm vài nét nữa để diễn ý, như muốn chỉ cái nhà họ vẽ cái nóc dưới có con heo; muốn chỉ buổi sáng, họ vẽ mặt trời trên một đường thẳng là chân trời; muốn chỉ việc lễ bái thì họ vẽ hai bàn tay chắp với nhau.
Lối đó là lối biểu ý, người Ai Cập cũng đã dùng như người Trung Hoa. Nhưng người Trung Hoa mấy ngàn năm nay vẫn giữ lối đó, chỉ cải thiện nó thôi: còn người Ai Cập, trái lại, biết thay đổi hẳn.
Hình vẽ của họ mới đầu chỉ vật, sau để thay đổi một hay nhiều vần. Chẳng hạn họ dùng hình cái cưa để thay những vần cưa, cua, dùng hình bàn tay để thay vần tay, tây.
Sau đó họ thấy lối đó còn bất tiện, số hình sẽ nhiều quá, họ mới dùng mỗi hình để chỉ một chữ cái, như hình cái cưa để chỉ chữ c, hình bàn tay để chỉ chữ T. Họ dùng tất cả 24 hình tức 24 chữ cái.
Lối chữ đó sau này được người Phénicie bắt chước, sửa đi, dạy lại cho người Hi Lạp, người Hi Lạp lại dạy cho người La Ma, người La Ma cho người Pháp, Anh… rồi ngày nay truyền khắp thế giới. Vậy chúng ta học nửa tháng biết đọc, biết viết quốc ngữ, tuy là công của các cố đạo Bồ Đào Nha và Pháp đa đặt ra vần Quốc ngữ, nhưng chính ra thì công đầu tiên của người Ai Cập và người Phénicie kia đấy.
Một điều rất lạ là chữ Ai Cập dễ học như vậy mà không được truyền bá trong dân gian, chỉ một số rất ít người được học và sau khi người La Ma lại xâm chiếm xứ đó, ở đầu kỉ nguyên, thì vị giáo sĩ Ai Cập cuối cùng biết chữ đa chết mà khắp nước không còn ai đọc được sách cùng bia trong đền đài lăng tẩm nữa. Thế là cả mấy ngàn năm lịch sử Ai Cập còn ràng ràng trên giấy, trên tường mà cũng như bị phủ dưới một tấm màn kín vậy.
Mai mười bảy thế kỉ sau, một sĩ quan Pháp trẻ tuổi theo Bonaparte đánh quân Anh ở Ai Cập, trong lúc rảnh, tò mò tìm di tích trên bờ sông Nile, một hôm thấy trên một phiến đá khắc ba thứ chữ, trong đó có chữ Hi Lạp và chữ Ai Cập. ít năm sau, một giáo sư Pháp tên Champollion nghiên cứu phiến đá ấy, do chữ Hi Lạp mà đoán nghĩa chữ Ai Cập. ông cặm cụi trên hai chục năm mới thành công và làm cho những đền đài lăng tẩm trên bờ sông Nile “đã nín thinh hàng ngàn năm, bỗng nhiên kể lại lịch sử vẻ vang cùng văn minh rực rỡ của dân tộc Ai Cập”.
Bài viết tổng hợp từ ba nguồn chính:
- Wordhistory: Ancient Egypt
- Livescience: Ancient Egypt: History, dynasties, religion and writing
- Nguyễn Hiến Lê, Lịch Sử Thế Giới
Chú thích