Lịch Sử Tổng Hợp

Quyền Tự Nhiên của con người và Thời Khai Sáng

Mỗi người sinh ra đều mang những quyền tự nhiên và tạo hoá ban tặng. Nhưng việc xác định chúng là một câu chuyện dài

Nguồn: World History
Mỗi người sinh ra đều mang những quyền tự nhiên và tạo hoá ban tặng. Nhưng việc xác định chúng là một câu chuyện dài

Quyền tự nhiên (Natural rights) là một khái niệm trong triết học và luật học. Theo đó, mỗi người từ khi sinh ra đã có những quyền cơ bản, và vì không phải do chính phủ hay luật pháp ban cho nên những quyền này không thể bị tước bỏ. Nói cách khác, quyền tự nhiên là những quyền bất khả xâm phạm. Một số ví dụ về quyền tự nhiên là quyền được sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền sở hữu, quyền được hưởng công lý, và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Ta còn có thể gọi các quyền tự nhiên này là luật tự nhiên, một chủ đề được nhiều triết gia thời Khai Sáng quan tâm. Luật tự nhiên khác với quyền công dân, tức là những quyền mà nhà nước nơi công dân đó sinh sống ban hành (ví dụ như quyền bầu cử).

Có nhiều tranh luận về việc những quyền nào thực sự là “quyền tự nhiên”, và liệu có quyền nào tồn tại tách biệt khỏi một hệ thống luật pháp cụ thể hay không. Tuy vậy, việc công nhận quyền tự nhiên đã nhiều lần mở đường cho việc bảo vệ các quyền phổ quát – hay “nhân quyền” theo như ta hay gọi – qua những văn bản pháp lý chính thức như Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ (1776) hay Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948) của Liên Hợp Quốc. Như S. Blackburn từng nói:

“Các bản liệt kê nhân quyền được các hiến pháp chính thống công nhận đều rất giống nhau, cho thấy rằng chúng ta ít nhiều đều hiểu được những yếu tố cần thiết để một xã hội có thể tôn trọng phẩm giá của con người.” (417)

Quyền tự nhiên gồm có những quyền nào?

Từ thời cổ đại các triết gia như Socrates, Plato và Aristotle đã suy tư về quyền tự nhiên của con người. Socrates đề cao tầm quan trọng của lý trí và sự công bằng, cho rằng con người sinh ra với những giá trị đạo đức bẩm sinh, cần được tôn trọng và bảo vệ. Plato trong tác phẩm “Cộng hòa” đã vạch ra một xã hội lý tưởng, nơi mọi người đều bình đẳng và được hưởng những quyền cơ bản như quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu. Aristotle cũng có những đóng góp quan trọng cho học thuyết về quyền tự nhiên, phân biệt con người với động vật bởi khả năng suy luận và lập luận, từ đó khẳng định những quyền đặc biệt của con người.

Vào thời Khai Sáng ở châu Âu, các nhà tư tưởng chủ yếu quan tâm câu hỏi chính thể nào là tối ưu, giữa những lựa chọn chế độ dân chủ, bán dân chủ, hay quân chủ. Câu hỏi ấy liên quan tới quyền tự nhiên của con người, vì một chính thể tốt phải bảo vệ công dân của nó.

Một số nhà tư tưởng tin rằng vì công dân có những quyền tự nhiên độc lập với nhà nước, nên tính chính danh của nhà nước có thể sẽ bị thách thức về mặt pháp lý, nhất là nếu nhà nước ấy dựa trên những quyền phi tự nhiên, như đặc quyền. Ý tưởng này được vận dụng trong các cuộc đấu tranh cách mạng có tính lịch sử của loài người, như Cách Mạng Pháp (1789-1799) hay Cách Mạng Mỹ (1775-1783)

Nhìn chung, các nhà tư tưởng Khai sáng tin rằng quyền tự nhiên bao gồm:

  • Quyền sống
  • Quyền tự do
  • Quyền được hưởng công lý
  • Quyền sở hữu tài sản
  • Quyền mưu cầu hạnh phúc
  • Quyền riêng tư
  • Quyền tự do ngôn luận
  • Quyền tự vệ
  • Quyền theo đuổi tín ngưỡng
  • Quyền không bị nô dịch

Đó là những mối quan tâm chính của các nhà tư tưởng Khai sáng, nhưng dĩ nhiên, một công dân thế kỷ 21 có thể muốn bổ sung thêm, chẳng hạn như quyền được giáo dục, quyền được làm việc hay quyền lựa chọn bản dạng giới của mình. Tóm lại, quyền tự nhiên là những quyền mà một người có thể coi là nền tảng cho sự hạnh phúc của họ và cho phép họ tối đa hóa vai trò công dân trong một xã hội cụ thể.

Những quyền trên nghe có vẻ đơn giản, nhưng ẩn chứa bên trong những mâu thuẫn phức tạp. Chẳng hạn như “quyền sống”, liệu quyền này có bao gồm hay loại trừ quyền phá thai hoặc trợ tử, an tử không? Những khối óc uyên bác nhất của thời kỳ Khai Sáng đã cố gắng đặt ra những chuẩn mực để xác định đâu là một quyền tự nhiên của con người.

Chuẩn mực của quyền tự nhiên

Chuẩn mực của một quyền tự nhiên được xét dựa trên cách con người tương tác với nhau trước khi những thể chế chính trị hình thành. Ta gọi là tình trạng tự nhiên. Một số nhà tư tưởng cho rằng quyền tự nhiên được Thiên Chúa ban tặng, và khắc ghi trong tâm khảm con người để họ sống hoà thuận với nhau. Số khác, như Hugo Grotius (1583-1645) thì cho rằng luật tự nhiên bất biến tới mức Chúa cũng không thể lay chuyển.

Theo thời gian, những tiến bộ khoa học cho ta thấy xã hội loài người cũng vận hành trật tự như những hệ thống khác trong tự nhiên. Nếu thế thì chính phủ càng ít can thiệp tới cuộc sống người dân càng tốt.

Dần dần, Cuộc Cách mạng Khoa học phơi bày những trật tự quy luật trong tự nhiên. Điều này dẫn tới ý tưởng rằng xã hội loài người cũng có thể vận hành theo trật tự tương tự. Một số nhà tư tưởng tin rằng chính phủ không cần can thiệp quá nhiều vào cuộc sống người dân. Lúc này, cái nhìn về bản chất của con người trở nên quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến quan điểm về việc nên hạn chế quyền con người đến mức độ nào. Ví dụ, Thomas Hobbes (1588-1679), có cái nhìn bi quan về bản chất con người. Ông tin rằng cần có một chính phủ chuyên chế mạnh – chính là Leviathan – để bảo vệ quyền con người. Theo ông, trong một khế ước xã hội, người dân sẽ hy sinh gần như toàn bộ quyền lợi (ngoại trừ quyền tự vệ) để đổi lại lợi ích chung. Hobbes không tin rằng người dân có quyền chống lại chính phủ, và nên có một nền quân chủ chuyên chế. Có thể thấy, quan điểm của Hobbes ảnh hưởng từ những trải nghiệm của ông trong cuộc nội chiến Anh (1642-1651).

4/5 - (1 vote)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s