Lịch Sử Hoa Kỳ

Chiến lược của Mỹ từ Chiến tranh Triều Tiên đến nay

Bài này nhận xét 2 cuốn sách gần đây phân tích chiến lược quân sự của Mỹ qua những cuộc chiến ở Việt Nam, Triều Tiên, và Iraq

Bài này nhận xét 2 cuốn sách gần đây phân tích chiến lược quân sự của Mỹ qua những cuộc chiến ở Việt Nam, Triều Tiên, và Iraq

Bài nhận xét hai cuốn sách về chiến lược ngoại giao quân sự của Mỹ:

Planning to fail: the US wars in Vietnam, Iraq, and Afghanistan. By James H. Lebovic. New York: Oxford University Press. 2019. 248pp. £22.99. ISBN 978 0 19093 532 0. Available as e-book.

Why America loses wars: limited war and US strategy from the Korean War to the present. By Donald Stoker. Cambridge: Cambridge University Press. 2019. 336pp. £22.00. ISBN 978 1 10847 959 2. Available as e-book.

“Chúng ta không bao giờ thắng. Và ta cũng không chiến đấu để chiến thắng”. Đánh giá gần đây của Tổng thống Donald Trump về thành tích chiến tranh của Mỹ có lẽ đã đúng. Salvo hiếm hoi, kinh nghiệm của người Mỹ trong các cuộc xung đột lớn kể từ năm 1945 phần lớn là bế tắc, sa lầy, và ảo tưởng chiến thắng.

Hai cuốn sách sau đây có chung một mục đích khi phân tích vì sao Hoa Kỳ liên tục thất bại trong các cuộc chiến tranh. Nhìn chung, chẩn đoán của họ cũng có một số điểm chung: Những người ra quyết định thường xuyên theo đuổi các chính sách thiển cận, nghĩ về cách thức sẽ quyết định mục tiêu chính trị, và không cân nhắc rõ ràng về hậu quả. Tuy nhiên, từ đây, hai cuốn sách bắt đầu đi theo các hướng riêng.

Thiếu hiểu biết về chiến lược

Theo Donald Stoker, vấn đề cốt lõi là sự thiếu hiểu biết sâu sắc về chiến lược. Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự “không nắm bắt được làm thế nào để suy nghĩ về chiến tranh, và do đó không phát động nó một cách hiệu quả” (trang 18). Sử dụng những kiến thức nền tảng từ Carl von Clausewitz, tác giả nhấn mạnh rằng mọi cuộc chiến nên bắt nguồn từ mục tiêu chính trị, vì mọi thứ khác, từ chiến lược đến chiến thuật, đều bắt nguồn từ nguyên tắc đầu tiên này. Do không hiểu nguyên lý cơ bản này, các nhà lãnh đạo không thể xác định hoặc nêu rõ các mục tiêu chính trị mạch lạc, không quan tâm đến khái niệm “chiến thắng”, và do đó theo đuổi những cuộc chiến không hồi kết.

Các nhà hoạch định chính sách dường như còn gặp khó hơn trước cả một thế hệ các nhà lý thuyết chiến tranh giới hạn: những người định nghĩa chiến tranh bằng cách thức tham chiến chứ không phải mục đích chính trị tối quan trọng. Theo Stoker, chiến tranh giới hạn, ít nhất là theo định nghĩa của nhiều học giả thế kỷ 20, là một khái niệm hoàn toàn không có cơ sở phân tích, cũng như các thuật ngữ được dùng gần đây như chiến tranh lai, xung đột cường độ thấp, và chiến tranh vùng xám vốn vô nghĩa.

Những quyết định sai lầm

James Lebovic cho rằng chính sách tồi không phải chỉ đơn giản xuất phát từ việc áp dụng sai lý thuyết chiến lược cổ điển mà là từ “sự thiên vị cận thị” nơi các nhà hoạch định chính sách. Vì các mục tiêu chính sách bao quát vẫn xa vời và trừu tượng, họ đưa ra quyết định dựa trên những cân nhắc cụ thể và tức thời hơn liên quan tới mục tiêu ngắn hạn, nhiệm vụ nổi bật, hạn chế nguồn lực và thời hạn. Những yếu tố này là sự thay thế tâm lý thuận tiện nhưng thiếu sót dành cho phân tích hợp lý và có hệ thống, dẫn đến kết quả không hiệu quả. Đây là luận điểm có phần giống với the late Aaron Rapport (“Waging war, planning peace: U.S. noncombat operations and major wars”, Ithaca, NY: Cornell University Press, 2015). Lebovic phát triển một khuôn khổ phân tích bốn giai đoạn thuyết phục để xem xét việc ra quyết định trong mọi giai đoạn của một cuộc xung đột.

Nhận xét về hai nghiên cứu chính sách

Hai tác giả này dựa trên những nghiên cứu tương tự nhau (case studies) để hỗ trợ luận điểm của mình. Tuy Stoker khéo léo lồng ghép các số liệu nghiên cứu vào câu chuyện của mình, Lebovic lại chọn cách cung cấp cho mỗi cuộc chiến một chương riêng biệt, giúp người đọc dễ dàng đánh giá độ tin cậy cho luận điểm của tác giả. Khi xem xét kỹ Việt Nam, Iraq và Afghanistan, luận điểm này có vẻ khá vững chắc, dù đôi khi không rõ ràng tại sao các giải thích logic đôi lúc lại sai lệch như tác giả chỉ ra. Ví dụ, Lebovic ghi nhận chính xác rằng việc rút quân Mỹ theo một lịch trình cố định cuối cùng đã trở thành mục tiêu chính sách trong cả ba trường hợp.

Tuy nhiên, do hai vị tổng thống chịu trách nhiệm về các chính sách này đều cho rằng việc tiếp tục chiến đấu không còn nằm trong lợi ích quốc gia sâu rộng và họ đã được bầu với cam kết chấm dứt thù địch, những chính sách như vậy dường như là phản ứng hợp lý với sự thay đổi các ưu tiên. Ngoài ra, các trường hợp đương đại có thể không thực sự độc lập, vì các cuộc chiến chồng chéo ở Iraq và Afghanistan đã đan xen với nhau dưới cả cách vận dụng “cuộc chiến chống khủng bố” của George W. Bush và cách phân định “cuộc chiến ngu ngốc/cuộc chiến tốt hơn” của Barack Obama. Bỏ qua những chi tiết vụn vặt đó, các chương về nghiên cứu thực tế được xem như những thông tin lịch sử vững chắc, chắt lọc một lượng ấn tượng các nguồn tư liệu chính và phụ thành những miêu tả ngắn gọn và cập nhật về quá trình đưa ra quyết định trong mỗi cuộc xung đột.

Về nghiên cứu của Stoker

Thật thú vị khi thấy Stoker chú ý nhiều hơn đến Chiến tranh Triều Tiên. Từng được coi là “cuộc chiến bị lãng quên”, cuộc xung đột gần đây đã được giới học thuật quan tâm trở lại. Phân tích của Stoker chắc chắn sẽ làm hài lòng Tướng Douglas MacArthur, vị chỉ huy kiên quyết, người đã bị cách chức trong quá trình diễn ra chiến tranh, vì Stoker đổ lỗi hoàn toàn cho các nhà lãnh đạo dân sự, những người không đưa ra được mục tiêu chính trị rõ ràng hay không cho phép sử dụng đủ sức mạnh để đạt được chiến thắng.

Ngoài việc ghi nhận rằng các cuộc chiến tranh “lồng ghép” trong các cuộc cạnh tranh rộng lớn hơn có nhiều khó khăn hơn trong quá trình ra quyết định, Stoker dường như không thông cảm cho mối quan tâm của Tổng thống Truman về việc kích hoạt một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn với Liên Xô. Đôi khi, cách tác giả đưa ra lập luận của mình có phần hơi cường điệu. Ví dụ, dù Stoker đúng khi lưu ý rằng cuộc chiến đã diễn ra trong vài tháng với mục tiêu mở rộng là thống nhất bán đảo Triều Tiên (một mục tiêu chính trị không giới hạn), nhưng chi tiết này không hề bị các học giả bỏ qua hoàn toàn, cũng như thực tế rằng chính quyền đã cho phép vượt vĩ tuyến 38 là không phải “một trong những huyền thoại lớn” vẫn làm nền tảng cho hầu hết các phân tích về cuộc xung đột.

Giải pháp được đưa ra

Cả hai tác giả đều cố gắng đề xuất các giải pháp cho vô số thất bại trong việc hoạch định chính sách, nhưng dường như chẳng có mấy lý do để lạc quan. Stoker khuyến nghị một cách tiếp cận dựa trên tính trọng yếu của các mục tiêu chính trị, phản ánh ảnh hưởng của Clausewitz – vị tướng Phổ quá cố, người xuất hiện xuyên suốt cuốn sách. Cuốn sách này có thể là điểm khởi đầu tốt cho các nhà lãnh đạo muốn điều chỉnh bảy thập kỷ đưa ra quyết định kém cỏi. Tuy nhiên, tác giả thừa nhận rằng “dễ đưa ra lời khuyên hơn là đảm bảo thực thi”, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của những phẩm chất vô hình như “hiểu biết về lịch sử và óc sáng tạo”. Cuốn sách của Lebovic, thuộc loạt sách “lấp đầy những khoảng trống” – được viết để phổ biến nghiên cứu hàn lâm nghiêm túc đến cộng đồng chính sách, đưa ra một số gợi ý cụ thể hơn trong phần kết luận của nó. Tuy nhiên, ngay cả ở đây, tác giả cũng thừa nhận rằng những người hoạch định chính sách đôi lúc sẽ thấy “chỉ tập trung cố gắng hết sức” là đã đủ khó rồi.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s