Blog Lịch Sử

Hiệp sĩ Dòng Đền: Hình thành và giải tán

Hiệp sĩ Đền Thờ là một dòng tu Công giáo sùng đạo. Họ được thành lập tại Jerusalem một thời gian giữa năm 1118 và 1119 sau Công cuộc Thập Tự Chinh lần thứ nhất (1096-1099). Mục đích ban đầu của Hiệp sĩ Đền Thờ là để bảo vệ những người từ Châu Âu hành…

Hiệp sĩ Đền Thờ là một dòng tu Công giáo sùng đạo. Họ được thành lập tại Jerusalem một thời gian giữa năm 1118 và 1119 sau Công cuộc Thập Tự Chinh lần thứ nhất (1096-1099). Mục đích ban đầu của Hiệp sĩ Đền Thờ là để bảo vệ những người từ Châu Âu hành hương đến Đất Thánh, bên cạnh một số nhiệm vụ khác.

William, Tổng Giám Mục của Tyre và Thủ tướng Vương quốc Jerusalem, từng viết về họ như “những dũng sĩ đến từ các vương quốc phương Tây”. Các hiệp sĩ này được biết đến khắp Châu Âu như một lực lượng chiến đấu tinh nhuệ, với những quy tắc nghiêm ngặt, và sau này sở hữu khối tài sản khổng lồ. Trong gần 200 năm, Hiệp sĩ Đền Thờ đóng vai trò trọng tâm trong nền chính trị và tài chính Châu Âu, cũng như góp mặt trong các chiến dịch quân sự của Cơ đốc giáo tại Đất Thánh. Tuy vậy, vào năm 1312, Giáo hoàng Clement V đã chính thức giải tán dòng Hiệp sĩ Đền Thờ.

Sự ra đời của Hiệp Sĩ Dòng Đền

Vào thế kỷ thứ 7, quân đội Hồi giáo Ả Rập đã chiếm được Jerusalem và Đất Thánh, chấm dứt thời kỳ thống trị của Ki-tô giáo trong khu vực dưới Đế chế Byzantine (hay còn gọi là Đế chế Đông La Mã). Đến cuối thế kỷ 11, đế chế này liên tiếp bại trận trước các cuộc xâm lược của người Hồi giáo, mất thêm nhiều thánh địa Cơ đốc giáo.

Với tình hình như vậy, vào năm 1095, Hoàng đế Byzantine Alexios I Komnenos (cai trị từ 1081-1118), phải nài nỉ Giáo hoàng Urban II giúp đỡ chống lại người Hồi giáo. Lời cầu cứu này xem như canh bạc cuối cùng để cứu vãn một vương triều đang bên bờ vực sụp đổ.

Đáp lại, Giáo hoàng kêu gọi chiếm lại các thánh địa Cơ đốc giáo ở Đất Thánh, phát động cuộc Thập Tự Chinh đầu tiên. Hồi đó chưa ai gọi đây là “Cuộc Thập Tự Chinh đầu tiên”, mục tiêu đơn giản là giành lại những nơi linh thiêng về tay người theo đạo Cơ Đốc.

Một đội quân đa quốc gia được tập hợp cho cuộc thánh chiến, do các ông vua châu Âu dẫn đầu. Cuối cùng, những “Thập tự quân” này chiếm lại được phần lớn Đất Thánh. Để giữ chắc vùng đất này, họ thành lập bốn lãnh thổ, được gọi là các Lãnh thổ Thập tự quân, bao gồm: Quận Edessa, Công quốc Antioch, Quận Tripoli và Vương quốc Jerusalem.

Sau khi phần lớn quân Thập tự chinh quay trở lại châu Âu, thì phát sinh vấn đề bảo vệ Đất Thánh, cũng như quản lý dân cư ở đây, bao gồm người Cơ đốc giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo và những người định cư mới từ châu Âu. Họ cần phải củng cố quyền lực đối với Jerusalem và các khu vực lân cận. Một vấn đề nữa là một số nơi họ kiểm soát rất dễ bị kẻ thù xâm nhập, và thực sự không có gì để giữ gìn luật pháp và trật tự cả.

Trong bối cảnh ấy, Hiệp Sĩ Dòng Đền xuất hiện.

Hội Hiệp sĩ Đền Thờ Nghèo của Jerusalem, hay còn được biết đến với cái tên ngắn gọn Hiệp sĩ Đền Thờ (Knights Templar), được thành lập bởi Hugues de Payens – một quý tộc người Pháp đã ở lại vùng đất Jerusalem sau chuyến viếng thăm từ năm 1114 đến 1116.

“Người ta biết rất ít về Hugues de Payens (hay Hugues de Payens), Đại Sư Phụ đầu tiên của Hiệp sĩ Đền Thờ,” Suzie Hodge, một sử gia, chia sẻ “Ông là một hiệp sĩ Pháp đến từ vùng Champagne ở Burgundy, người có lẽ đã chiến đấu ở Đất Thánh trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất với tư cách là chư hầu của Hugh, Bá tước Champagne. Ông không được học hành nhiều, nhưng rất đáng tin cậy và là một chiến binh giỏi.”

Vào khoảng thời gian từ năm 1114 đến 1116, ông đến thăm Đất Thánh, và có lẽ đã quay trở lại đó vào năm 1118 với tám người khác – họ hàng và người quen của ông.” Tên của tổ chức bắt nguồn từ trụ sở chính của các Hiệp sĩ Đền Thờ, được đặt tại Núi Đền (Temple Mount), ở một khu vực của Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa. Nơi đây, vào thời điểm đó, được dùng làm cung điện hoàng gia và được đồn đại là được xây dựng trên tàn tích của Đền thờ Vua Solomon, theo tạp chí Discover năm 2020.

Ban đầu, các Hiệp sĩ Đền Thờ được tổ chức như một nhóm từ thiện, đóng vai trò là vệ sĩ cho những người hành hương đến Đất Thánh. “Ban đầu, sứ mệnh của các hiệp sĩ chỉ đơn giản là bảo vệ người theo Đạo Cơ Đốc khỏi nạn cướp đường,” Hodge nói. “Càng về sau họ càng trở thành quân đội chuyên nghiệp và danh tiếng, chiến đấu vô số kẻ thù trong vô số các cuộc chiến.”

Hiệp sĩ Đền Thờ chính thức được Vua Baldwin II của Jerusalem công nhận vào năm 1120, tại Công đồng Nablus. Nhà vua trích ngân khố cho tổ chức trang bị quần áo và cấp dưỡng. Trước đó, các hiệp sĩ chủ yếu sống bằng tiếp tế từ Hội Thánh John của Bệnh viện Jerusalem, hay còn được gọi là Hiệp sĩ Cứu tế, với sự phê chuẩn của Giáo hoàng vào năm 1113.

Dù có nguồn gốc từ các hoạt động từ thiện, các hiệp sĩ lại không xuất thân từ những gia đình nghèo khó. Dan Jones, tác giả cuốn The Templars: The Rise and Spectacular Fall of God’s Holy Warriors (tạm dịch: Hiệp sĩ Đền Thờ: Sự trỗi dậy và sụp đổ ngoạn mục của những Chiến binh Thánh của Chúa), chia sẻ. “Những Hiệp sĩ Đền Thờ đầu tiên thực sự rất giàu có, với nhiều mối quan hệ tốt,” ông nói với tạp chí History of War. “Họ thề giữ mình trong sạch và nghèo khó, nhưng chỉ những người vốn không có nghèo mới cần phải thề như thế.”

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s