Sử Ấn Độ

Vụ cướp phá Delhi và sự sụp đổ của đế chế Mughal

Đế chế Mughal đạt đến mức độ rộng lớn và cường thịnh nhất vào năm 1690, bao phủ phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ ngày nay

de che mughal

Đế chế Mughal đạt đến mức độ rộng lớn và cường thịnh nhất vào năm 1690, bao phủ phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ ngày nay, là một trong những đế quốc giàu có và xa hoa nhất trong lịch sử. Trải qua nhiều thế hệ, người Mughals đã tự khẳng định mình là những người cai trị nhân từ đối với người dân theo đạo Hindu ở địa phương. Thời kỳ hòa bình và thịnh vượng lâu dài đã khiến những người cai trị Mughal trở thành những người giàu nhất trong thời đại của họ.

NGÀY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ

Nhưng chưa đầy năm mươi năm sau, tất cả những điều này chỉ trở thành ký ức êm đềm và… phai nhạt. Đế chế phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng vào năm 1707 sau cái chết của Hoàng đế Aurangzeb. Tuy là người cai trị Mughal mạnh mẽ và hiệu quả, nhưng ông ta cũng rất tàn nhẫn và cuồng tín. Mặc dù Aurangzeb đã đạt được lợi ích lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử đế chế, nhưng ông ta cũng gieo mầm mống cho sự bất mãn, nổi loạn, và rồi tình trạng hỗn loạn sẽ sớm phát triển thành một trong những vụ thảm sát tồi tệ nhất thời bấy giờ.

Sau năm 1707, Đế chế Mughal bắt đầu suy tàn khi các lãnh đạo địa phương công nhiên cát cứ, tuyên bố mình là vua độc lập, và nạn cướp bóc lan tràn khắp vùng nông thôn. Hòa bình và ổn định vốn từ lâu là nền tảng của quyền lực Mughal đã biến mất.

Cùng lúc đó, một thủ lĩnh đáng sợ tên là Nader Shah đang nổi lên ở Đế chế Safavid lân cận (Ba Tư). Nader là một người đàn ông sinh ra để bạo lực. Ông ta to lớn, xảo quyệt và mạnh mẽ. Sự suy tàn của Đế chế Mughal và sự trỗi dậy quyền lực của Nader Shah đã va chạm nhau để rồi vĩnh viễn làm thay đổi lịch sử Ấn Độ.

CUỘC ĐỘT KÍCH VĨ ĐẠI

Đế quốc Mughal nổi tiếng về sự giàu có và kho bạc của nó được coi là lớn nhất thời bấy giờ (hai viên kim cương từ quốc khố Mughal hiện nằm trên Vương miện của Anh và Iran). Sự giàu có của Đế chế Mughal từ lâu đã thu hút các thương nhân từ khắp nơi trên thế giới (về sau bao gồm cả các công ty châu Âu non trẻ như Công ty Đông Ấn của Anh và Công ty Đông Ấn Hà Lan). Đến năm 1736, sự giàu có của Đế chế Mughal đã thu hút sự chú ý của một kẻ thù tàn bạo hơn: Nader Shah.

Nader phát động cuộc xâm lược vào năm 1736, khiến lần đầu tiên Ấn Độ phải chìm trong máu lửa sau nhiều năm yên ổn. Nhưng không giống như những nhà chinh phục nổi tiếng khác trong lịch sử, Nader không có ý định đánh chiếm đất đai Ấn Độ. Ông ta chỉ đơn giản muốn khoắng rỗng kho bạc Mughal.

Với việc chính quyền trung ương của Đế chế Mughal sa lầy trong tình trạng tham nhũng và yếu hèn, quân đội Ba Tư đã tiến quân khắp Ấn Độ mà không gặp nhiều khó khăn. Các thành phố lần lượt thất thủ, và trong mỗi trường hợp, Nader đều yêu cầu cống nạp hoặc tiền chuộc.

Sau hai năm tung hoành khắp các miền đất nước, Nader đến được cổng Delhi, thành phố lớn nhất Ấn Độ lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cũng như trước đây, mục tiêu của ông không phải là cai trị Delhi, giống như người Mughals, mà chỉ để vơ vét chiến lợi phẩm. Nader luôn khao khát được trở lại Iran để xây dựng đế chế của riêng mình.

Với việc quân đội Mughal bị đánh bại và không có quyền lực trong khu vực, Nader tiến vào thành phố gần như không bị cản trở.

ĐƯỜNG PHỐ BIẾN THÀNH SÔNG M.ÁU

Trong khi Nader đang kiểm tra các kho báu Mughal được lưu giữ trong Pháo đài Đỏ (công sự vĩ đại, nơi các hoàng đế Mughal ngự trị), một tin đồn lan truyền khắp thành phố rằng một phụ nữ bên trong pháo đài đã gi.ết ch.ết Shah. Tin đồn này đã kích động người dân địa phương nổi dậy chống lại quân đội Ba Tư trong thành phố. Một cuộc tấn công bất ngờ đã cướp đi sinh mạng của 3.000 binh sĩ Ba Tư.

Điều này khiến Nader Shah tức giận. Ông ta giơ kiếm lên trời và lớn tiếng ra lệnh cho người của mình giết hại dân thường như một hình phạt cho tội ác này.

Cuộc thảm s.át thật khủng khiếp. Hàng ngàn người đã thiệt mạng chỉ trong vài giờ. Xác ch.ết nằm đầy trên khắp các đường phố. Một số con đường hẹp chứa đầy xác ch.ết và m.áu chảy thành sông. Vườn bị đốt, nhà bị cướp phá. Hàng nghìn phụ nữ và trẻ em bị hãm hiếp trên đường phố.

Điển thư đương thời Tezkire đã viết:

“Đây đó có sự kháng cự, nhưng ở hầu hết các nơi, người dân bị giết không thương tiếc. Người Ba Tư dùng vũ lực bắt giữ mọi người và mọi thứ. Trong một thời gian dài, đường phố ngổn ngang xác ch.ết, y hệt lá rụng mùa thu trên lối đi trong vườn. Thành phố đã biến thành tro bụi”.

Hoàng đế Mughal là Muhammad Shah bất lực chỉ biết cầu xin Nader thương xót. Cuối cùng, Nader cũng hạ kiếm xuống. Như một dấu hiệu của tính kỷ luật và lòng trung thành của chiến binh Ba Tư, ngay khi Shah của Ba Tư ra lệnh, các vụ gi.ết chóc đã dừng lại. Thực ra, chẳng phải Nader thương hại dân lành Mughal – ông ta đòi một khoản tiền chuộc khổng lồ để ngăn chặn các vụ giết người bừa bãi. Và thế là Muhammad Shah đã phải giao chìa khóa kho bạc Mughal cho Nader.

CƯỚP BÓC VÀ TÀN PHÁ

Cuối cùng Nader rời Delhi và quay trở lại Ba Tư. Ông sáp nhập tất cả các vùng đất phía tây sông Indus, nhưng để lại vùng đất phía đông sông vào tay người Ấn Độ. Nader mang theo vàng bạc châu báu trị giá tương đương hàng tỷ đôla ngày nay, các tác phẩm nghệ thuật và đồ trang sức quý giá. Ông ta thậm chí còn lấy đi chiếc ngai vàng Mughal lấp lánh (ngai vàng hình dạng con công) và gửi về Ba Tư – hành động này có thể so sánh với việc bắt cóc các vị thần thời cổ đại. Tuy nhiên, chiếc ngai vàng này đã biến mất vào năm 1747 sau khi Nader bị các tướng lĩnh của ông ta ám sát.

Nader sử dụng số tài sản này để tuyển mộ và huấn luyện những đội quân lớn nhằm chống lại kẻ thù lớn hơn của Ba Tư vào thời điểm đó là Đế chế Ottoman.

Nhiều viên kim cương nổi tiếng và có giá trị nhất thế giới có thể bắt nguồn từ vụ cướp của Nader Shah. Tại đây, bạn có thể tìm thấy danh sách các đồ trang sức nổi tiếng, bao gồm cả đồ trang sức của hoàng gia, đã bị người Ba Tư lấy đi.

HỆ LỤY

Mặc dù Đế chế Mughal vẫn tồn tại trên danh nghĩa trong vài thập kỷ sau khi Delhi bị bao vây, cướp phá, nhưng thiệt hại do Nader Shah gây ra là vô cùng nghiêm trọng, khiến Đế quốc Mughal kiệt quệ hoàn toàn và cuối cùng đã phải sụp đổ. Thay vào đó, lợi ích của các đế chế châu Âu ngày càng tăng và lấp đầy khoảng trống còn lại. Cuộc đột kích của Ba Tư vào Ấn Độ đã củng cố nhận thức rằng quyền lực của Mughal đã rệu rã suy tàn không còn khả năng bảo vệ đất nước và người dân khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài. Vì điều này, người dân bắt đầu tự trang bị vũ khí và tìm đến các lãnh đạo và chỉ huy quân sự địa phương để được bảo vệ, từ đó làm tan rã nhà nước thống nhất một thời.

Người Hà Lan, Anh và Pháp theo dõi và tham gia vào nhiều cuộc tranh giành quyền lực khác nhau trong khu vực. Kết quả của những xung đột này là Đế quốc Anh cuối cùng đã giành được quyền kiểm soát nơi mà sau này trở thành Raj thuộc Anh. Và phần còn lại, như người ta thường nói, đã trở thành lịch sử.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s