Tôn Giáo

Vài nét về Bát Chánh Đạo của Phật Giáo

Bát Chánh Đạo là 8 phương hướng dẫn đến hạnh phúc mà Đức Phật chỉ ra cho nhân loại.

bat chanh dao phat giao la gi

Bài dịch từ The Collector

Phật giáo đưa ra một sự khảo sát sâu sắc về đời sống cá nhân và tâm linh cũng như sự thoát khỏi sự tái sinh và hành động bất thiện. Con đường Đức Phật đưa ra là Bát Chánh Đạo, hay còn gọi là Trung Đạo.

Hơn cả một tôn giáo, Phật giáo có thể được định nghĩa là một triết lý sống và thế giới quan đích thực. Nghi thức và giáo lý Phật giáo đều xoay quanh trải nghiệm cá nhân và nghiên cứu cá nhân sâu sắc về hành động, suy nghĩ và tâm trí của chính chúng ta. Bài viết này chỉ là một nỗ lực nhỏ nhằm tiến thêm một bước nữa vào giáo lý Phật giáo, khám phá kỹ lưỡng lối sống và trạng thái tinh thần nào được đề xuất cho những người chọn đi theo con đường giải thoát. Đầu tiên, người ta phải thừa nhận Tứ Diệu Đế, và sau đó, bắt đầu cuộc hành trình của Bát Chánh Đạo.

Làm quen với Phật giáo và Bát chánh đạo

Phật giáo là một tôn giáo và một triết lý phát triển từ những lời dạy của Đức Phật. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 6 trước CN, đạo Phật đã trở nên phổ biến trên toàn châu Á, lan rộng từ Ấn Độ đến Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, ảnh hưởng đến quá trình đời sống tinh thần, văn hóa và xã hội của khu vực.

Giữa thế kỷ thứ 6 và thứ 4 trước Công nguyên, có một thời kỳ bất mãn cao độ đối với các quy tắc và nghi lễ của Bà La Môn giáo. Là một phần của tôn giáo Hindu, Bà La Môn nắm giữ quyền lực xã hội đáng kể. Ở tây bắc Ấn Độ, các bộ lạc mới và các vương quốc chiến đấu đã gây ra tình trạng hỗn loạn lan rộng, tạo ra sự nghi ngờ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Do đó, các nhóm khổ hạnh tìm kiếm trải nghiệm tôn giáo trừu tượng và cá nhân hơn đã bắt đầu rao giảng một tôn giáo dựa trên sự từ bỏ. Nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau, với triết lý riêng của mình, xuất hiện trong khu vực.

Đức Phật đã sống trong bối cảnh đó. Ngài là một nhân vật lịch sử, có tên là Siddhartha Gautama (Tất-đạt-đa Cồ-đàm), thuộc bộ tộc Shakya, vốn là thái tử, nhưng sau khi nhận thấy những nỗi khổ đau của nhân gian đã từ bỏ cung vàng điện ngọc và gia đình để theo đuổi lối sống khổ hạnh. Trong thời gian này, ngài thấy rằng khổ hạnh tuyệt đối thì không phải là con đường dẫn đến giải thoát khỏi những đau khổ trong cuộc sống, vì vậy ngài đã thiền định và ngộ được Tứ Diệu Đế.

Lý thuyết chính của Phật giáo liên quan đến chu kỳ nhân quả của hành động, được gọi là nghiệp – điều này gây ra chu kỳ tái sinh, luân hồi, là nguồn gốc cuối cùng của đau khổ. Để đạt được giải thoát, niết bàn, con người phải đi theo con đường giải thoát khỏi luân hồi. Những người đi theo con đường dẫn đến tự do và dạy người khác cách theo đuổi nó, đều là Bồ Tát. Những người đi theo con đường đến cùng và dập tắt luân hồi của chính mình sẽ trở thành Phật. Theo truyền thống Phật giáo, đã có một số vị Phật trong suốt lịch sử, mỗi vị đều có một danh hiệu và phẩm chất riêng.

Bài học cốt lõi của Phật giáo: Tứ diệu đế

Tứ Diệu Đế bao hàm bản chất của niềm tin Phật giáo. Trong những giới luật này, Đức Phật xác định bản chất của đau khổ, nguyên nhân của nó, cách làm cho nó chấm dứt và đó là Bát Chánh Đạo. Sự thật cao quý đầu tiên coi đau khổ là cốt lõi của thông điệp Phật giáo. Cuộc sống và dhukka (đau khổ) không thể tách rời. Dhukka được dùng như một thuật ngữ rộng để chỉ mọi sự bất mãn với cuộc sống. Nó bị cuốn hút sâu sắc bởi ham muốn và ảo tưởng mà điều này mang lại.

Theo Đức Phật, dục vọng luôn đi kèm với khổ đau, vì nó tạo ra cảm giác thiếu thốn. Từ khao khát, nỗi đau và sự bất mãn ngày càng tăng. Đau đớn và khốn khổ bắt đầu từ chính cuộc sống, và chúng không rời đi ngay cả sau khi chết, vì ý thức lại du hành đến một cơ thể mới và lặp lại chu kỳ đau khổ – tái sinh này.

Tiếp theo, Phật giáo tìm kiếm nguyên nhân của đau khổ. Để hóa giải khổ đau, người ta phải xác định nguồn gốc của nó. Nguồn gốc là chính chúng ta; nỗi đau được tạo ra thông qua việc tiếp xúc với một số trạng thái tinh thần nhất định được gọi là phiền não (trong tiếng Phạn là klesha). Tham lam, sân hận và si mê là những yếu tố ô nhiễm chính tạo nên khổ đau. Từ đó, những ô nhiễm khác phát sinh, như ngã mạn, kiêu ngạo và ghen tị.

Vô minh làm u tối tâm trí và cản trở sự hiểu biết, tách con người ra khỏi sự sáng suốt. Câu hỏi hợp lý sau đó là làm thế nào để giải thoát bản thân khỏi những nguyên nhân của đau khổ. Thực ra, điều cần thiết để chống lại sự thiếu hiểu biết là kiến ​​thức, không phải loại kiến ​​thức thực tế mà là kiến ​​thức nhận thức. Cách nhận biết đặc biệt này thực ra là trí tuệ (prajna). Điều này không đến từ việc học đơn thuần mà phải được trau dồi bằng cách phát triển các trạng thái tinh thần và cuối cùng là đi theo một con đường. Con đường mà Đức Phật gợi ý để diệt khổ chính là Bát Chánh Đạo.

Chân lý cao quý thứ tư và cuối cùng chính là Bát Chánh Đạo. Nó còn được gọi là “Con Đường Trung Đạo” vì nó nằm giữa hai nỗ lực sai lầm để đạt được tự do. Đây là sự đam mê cực độ trong lạc thú và hành xác. Khác với cả hai, Trung Đạo thừa nhận sự vô ích của ham muốn và sự từ bỏ, dẫn đến trí tuệ giải thoát, và cuối cùng là cõi Niết Bàn.

Bắt đầu con đường Bát chánh đạo: Chánh kiến

Bát Chánh Đạo hướng dẫn con người đi đến giải thoát, bao gồm tám quy tắc phải tuân theo, không phải là các bước được liệt kê mà là các thành phần của một tổng thể. Chúng có thể được chia thành ba nhóm đại diện cho ba giai đoạn rèn luyện để đạt được trí tuệ cao hơn.

– Trí tuệchánh kiến ​​và chánh tư duy

– Giới luậtChánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng

– Thiềnchánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định

Bằng cách theo đuổi trí tuệ, Phật tử đối mặt với sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của mọi sự vật. Yếu tố đầu tiên, “chánh kiến” là nền tảng của Bát Chánh Đạo, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến sự hiểu biết đúng đắn về Pháp (luật đạo đức) và tất cả giáo lý Phật giáo. Điều này cần được lưu ý đặc biệt vì “chánh kiến” liên quan đến đạo đức của hành động, hay nghiệp.

Trong Phật giáo, hành động hàm nghĩa một ý chí được thúc đẩy về mặt đạo đức, chỉ thuộc về người thực hiện nó, cùng với mọi hậu quả. Vì vậy, nghiệp có thể là bất thiện hoặc thiện, tùy theo hành động đó gây bất lợi hay có lợi cho sự phát triển tâm linh. Tham lam, sân hận và si mê là gốc rễ của nghiệp tiêu cực, trong khi hành động tích cực được kích hoạt bởi vô tham, vô sân và vô si. Nghiệp tạo ra kết quả theo đạo đức của một hành động, thường được gọi là kết quả, mà quá trình chính diễn ra trong suốt nhiều đời.

“Chánh kiến” của Pháp không chỉ có nghĩa là thực hiện những hành động thiện mà còn hiểu rằng sự giải thoát thực sự đến từ việc tiêu diệt chính vòng luân hồi. Một khi người đệ tử chấp nhận được sự thật này, người ấy sẽ đạt được chánh kiến ​​cao siêu dẫn đến giải thoát và nắm được bản chất của Tứ Diệu Đế.

Theo đuổi trí tuệ và giới luật đạo đức trong Phật giáo

Bước gợi ý thứ hai là “chánh ý”, gồm ba phần, liên quan đến ý định từ bỏ, thiện chí và vô hại. Bước này đề cập trực tiếp đến phần thứ hai của Đạo, bộ ba giới luật đạo đức. Trên thực tế, tính đúng đắn của ý định và suy nghĩ quyết định trực tiếp lời nói, hành động và hành xử đúng đắn. Một khi đã hiểu được Tứ Diệu Đế, giải pháp hiển nhiên cho khổ đau và ham muốn không lành mạnh là sự xả ly. Áp dụng Chân lý cho tất cả chúng sinh và nhận ra sự đau khổ của họ, có nghĩa là hành động với thiện chí đối với họ, có lòng từ bi, nhờ đó không làm hại chúng sinh.

Tiếp tục với các yếu tố của Bát Chánh Đạo, chúng ta tìm thấy các nguyên tắc về chánh ngữ, chánh nghiêp và chánh mạng, hình thành nên giới luật đạo đức. Bằng cách quan sát, người đệ tử khám phá ra sự hòa hợp ở các cấp độ xã hội, tâm lý, nghiệp quả và thiền định. Ai làm chủ được nó sẽ có thể điều khiển được hai kênh hành động bên ngoài: lời nói và thân thể.

Đặc biệt, lời nói giữ vai trò trung tâm trong việc xác định sự cân bằng, vì lời nói chân thật đảm bảo sự liên tục giữa nội tâm và hiện tượng bên ngoài. Lời nói vu khống dẫn đến thù hận và tạo ra vô số nghiệp bất thiện. Ngoài ra, bất kỳ kiểu nói chuyện vô nghĩa nào đều bị coi là một hành động tiêu cực; Chánh ngữ có nghĩa là nói đúng lúc, đúng ý và đúng pháp. Mặt khác, chánh nghiệp yêu cầu chúng ta không thực hiện bất kỳ hành vi trộm cắp, cướp, giết người hoặc hành vi tình dục sai trái nào.

Thành công trên con đường Bát chánh đạo

Ba yếu tố này thiết lập sự thanh lọc hạnh kiểm và mở đường cho tam thiền: chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh địnhChánh tinh tấn có nghĩa là tập trung vào việc ngăn ngừa những trạng thái bất thiện và duy trì những trạng thái thiện một khi đã đạt đến.

Tất cả các giác quan đều tham gia vào quá trình này và chúng phải được kiềm chế, nhưng không đến mức phủ nhận và rút lui hoàn toàn. Chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng phải được áp dụng vào từng kinh nghiệm giác quan để tránh những nhận thức bất thiện. Có tâm trí đúng đắn là bước đầu tiên hướng tới giác ngộ. Các hiện tượng được nhận thức phải thoát khỏi mọi phóng chiếu bên ngoài và được xem xét như một trạng thái thuần khiết.

Trong quá trình thiền định, sự quan tâm đến mục tiêu trở nên ngây ngất và do đó đạt được và duy trì sự giác ngộ. Sati trong tiếng Phạn có nghĩa là chánh niệm và liên quan đến một loại nhận thức đặc biệt, trong đó tâm trí được rèn luyện để tập trung vào hiện tại, yên tĩnh và tỉnh táo, không có định kiến ​​hay xao lãng. Với quy trình tiếp xũ, phương pháp thực hành này sẽ neo tâm trí vào hiện tại và xóa bỏ mọi sự can thiệp. Chánh niệm được thực hành theo bốn cách bao gồm cả kinh nghiệm thân và tâm: quán thân, quán thọ, quán các trạng thái của tâm và quán các hiện tượng khác.

Cuối cùng, bước kết thúc của Bát Chánh Đạo là chánh định. Bằng sự tập trung, Phật giáo biểu thị sự tăng cường của yếu tố tinh thần trong bất kỳ trạng thái ý thức nào; cuối cùng, điều này nhằm mục đích đạt được sự hài hòa lành mạnh của tâm trí.

Định không thể đối đầu với phiền não, và do đó, không thể được coi là phương tiện giải thoát. Chỉ có trí tuệ mới có thể chống lại cốt lõi của mọi đau khổ: vô minh. Nhờ thực hành sáng suốt, Bát Chánh Đạo biến thành một công cụ để xua tan mọi phiền não và duy trì giới luật đạo đức nghiêm ngặt. Khi thiền đã hoàn toàn thỏa mãn, người đệ tử đã sẵn sàng chứng ngộ thế giới siêu việt và thấy được Niết-bàn.

5/5 - (1 vote)
Phật Giáo

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s