Blog Lịch Sử

Hải trình vòng quanh thế giới của Magellan

Ferdinand Magellan, hay còn gọi là Fernão de Magalhães theo tiếng Bồ Đào Nha, sanh năm 1480 mất năm 1521, là một nhà hàng hải người Bồ Đào Nha, có chuyến thám hiểm đầu tiên vòng quanh thế giới vào năm 1519-22 để phục vụ cho nhà nước Tây Ban Nha. Magellan bị sát hại…

Hải trình vòng quanh thế giới của Magellan

Ferdinand Magellan, hay còn gọi là Fernão de Magalhães theo tiếng Bồ Đào Nha, sanh năm 1480 mất năm 1521, là một nhà hàng hải người Bồ Đào Nha, có chuyến thám hiểm đầu tiên vòng quanh thế giới vào năm 1519-22 để phục vụ cho nhà nước Tây Ban Nha. Magellan bị sát hại trong chuyến du hành tới khu vực là Philippines ngày nay, chỉ có 22 trong số 270 thủy thủ đoàn ban đầu là quay trở lại được Châu Âu.

Chuyến hải trình của ông giúp khám phá ra Eo biển Magellan ở miền Nam Patagonia và một lối đi từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương, chuyến hải trình đạt được mục tiêu là có thể đi tới Châu Á bằng cách lên tàu xuôi dòng về phía Tây từ Châu Âu. Chuyến hải trình đầy những thành tựu, khám phá ra nhiều điểm tham quan lẫn các trải nghiệm đáng giá cả đời, bên cạnh các khó khăn cùng một cuộc binh biến lớn. Con tàu duy nhứt trong một hạm đội 5 tàu lúc đầu đã hoàn thành chuyến hải trình vòng quanh thế giới là tàu Victoria, do Juan Sebastian Elcano làm thuyền trưởng và chở đầy các loại gia vị quý giá. Chuyến hải trình kéo dài trong 3 năm và đi được 6 vạn dặm. Người ta tôn vinh rằng chuyến hải trình này là một cuộc thám hiểm vĩ đại nhứt từng được thực hiện.

Chân dung Magellan
Chân dung Magellan

1/. SỰ NGHIỆP THỜI KỲ ĐẦU

Ferdinand Magellan sanh ra trong một gia đình tiểu quý tộc Bồ Đào Nha ở Villa Real, Tras os Montes vào khoảng năm 1480. Cha của Ferdinand là tổng cảnh ty của Cảng Aveiro, còn mẹ ông là Alda de Mesquita. Ở tuổi 12, Ferdinand được gởi tới Lisbon để trở thành quản gia cho Hoàng tộc, phục vụ Manuel I. Tại đây, Ferdinand được học thêm toán học, thiên văn học và hàng hải.

Khi trưởng thành, Magellan nhập ngũ Quân đội Bồ Đào Nha, đóng quân ở Tây Ấn từ năm 1505, đồng thời các chuyến viễn chinh đưa ông tới Sofala và Kilwa ở Đông Phi. Năm 1509, ông tham gia cuộc chiến giữa Bồ Đào Nha và Liên minh Gujarati-Ai Cập ở Diu thuộc Tây Ấn. Năm 1510, Magellan tham gia vào công cuộc chinh phục Goa, năm 1511 là Malacca ở Mã Lai. Năm 1513, ông lên đường trở về Bồ Đào Nha và sau đó gia nhập lực lượng viễn chinh tấn công Azemmour ở Morocco. Chính tại đây, ông bị thương nghiêm trọng ở đầu gối, khiến ông phải đi khập khiễng vĩnh viễn.

Cho tới khoảng 30 tuổi, Magellan đã có được kinh nghiệm quân sự và kỹ năng hàng hải đáng kể. Tuy nhiên, vào năm 1517, ông chuyển sang phục vụ cho Tây Ban Nha. Nguyên nhân là do Magellan nhiều lần thỉnh cầu lên Triều đình Bồ Đào Nha để thăng quan tiến chức, nhưng đều bị từ chối, có lẽ do những tin đồn ông từng tham gia cướp bóc khi còn ở Azemmour. Dù lý do thực sự là gì, chính việc phục vụ cho Charles I đã làm nên tên tuổi của ông. Magellan chuyển tới Seville vào năm 1517, lấy tên mới là Hernando de Magallanes. Tới cuối năm 1517, ông kết hôn với Beatriz, con gái của thương gia giàu có và có tầm ảnh hưởng người Bồ Đào Nha là Diogo Barbosa tại Seville. Năm 1518, con trai Rodrigo của Magellan ra đời.

2/. ĐẾ CHẾ TÂY BAN NHA VÀ ĐẾ CHẾ BỒ ĐÀO NHA

Các nhà thám hiểm như Christopher Columbus hay Vasco da Gama nhận nhiệm vụ đi tìm một tuyến hàng hải từ Châu Âu tới Châu Á để tiếp cận trực tiếp với ngành buôn bán gia vị vô cùng béo bở với phương Đông, khai phá các loại nông sản mới, đồng thời tìm các đồng minh Cơ Đốc để chống lại các vương quốc Hồi giáo ở Trung Đông. Con đường của Columbus bị chặn bởi Châu Mỹ, còn da Gama phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng, vượt qua Ấn Độ Dương để tới Ấn Độ vào năm 1498. Bồ Đào Nha lập các thuộc địa ở đó như Cochin thuộc Bồ năm 1503 và Goa năm 1510. Nguồn gốc của nhiều loại gia vị quý hiếm là ở Nam Dương, và một tuyến đường tới đó đã được nhà hàng hải người Bồ Đào Nha là Francisco Serrão, người đã đi tàu tới Quần đảo Gia vị (còn gọi là Quần đảo Maluku), mở ra vào năm 1512.

Chế độ quân chủ ở Tây Ban Nha lẫn Bồ Đào Nha táo bạo lên kế hoạch chia lại toàn bộ thế giới thành 2 phạm vi ảnh hưởng và thuộc địa tiềm năng bằng Hiệp định Tordesillas năm 1494. Tây Ban Nha có Châu Mỹ và Bồ Đào Nha có Duyên hải Châu Phi (và sau đó là Ấn Độ và Đông Á). Cho tới năm 1518, mọi thứ dần ổn định và Bồ Đào Nha đã hoàn thành xuất sắc công việc tạo ra một chuỗi trung chuyển thương mại từ Châu Phi sang Châu Á.

Charles I không muốn bị bỏ lại phía sau, khi ông sắp trở thành Charles V, Hoàng đế La Mã Thần Thánh. Charles hy vọng chứng minh được rằng Quần đảo Gia Vị béo bở nằm ở một nửa thế giới do ông quản lý — kiến ​​thức địa lý của mọi người về vị trí chính xác của khu vực này là hơi lung lay vào thời điểm đó. Hơn nữa, Charles có thể đưa ra yêu sách không ngừng nếu ông tiếp cận được quần đảo này từ phía Đông (qua Nam Mỹ và Thái Bình Dương), tức là qua nửa thế giới thuộc Tây Ban Nha. Sau khi trao đổi thư từ với nhiều thủy thủ khác như Serrão và với sự hỗ trợ từ các chuyên gia vẽ bản đồ và nhà thiên văn học như Ruy Faleiro, Ferdinand Magellan đã cung cấp cho nhà vua một kế hoạch để biến điều đó thành hiện thực. Magellan còn đem kiến ​​thức nội bộ về Đế chế Bồ Đào Nha và các tuyến hàng hải bí mật cho Charles. Charles chánh thức nhận lời của Magellan vào tháng 3 năm 1518. Magellan được phong làm Đại sư của Hội Hiệp sỹ Santiago vì lý do đó.

Ngoài việc loại bỏ người Bồ, một tuyến hàng hải về phía Tây, từ Châu Âu tới Mã Lai sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và hạn chế khó khăn cho các hạm đội hơn là đi qua Châu Phi. Dân Châu Âu khi đó còn chưa biết tới biển và vùng đất phía Đông Mã Lai. Vì lý do này, tuyến hàng hải được cho là có nhiều khả năng thành công nhứt là đi từ Châu Âu qua Đại Tây Dương tới Nam Mỹ, qua Thái Bình Dương và vào Đông Á, từ đó các con tàu có thể chất đầy gia vị và băng qua Ấn Độ Dương, vòng qua Mũi Hảo Vọng, và dong buồm qua phía Đông Đại Tây Dương để về Châu Âu. Đây là con đường mà Magellan đề xuất với Hoàng đế La Mã Thần Thánh. Chưa ai từng làm điều đó, và cũng chưa ai từng đi vòng quanh thế giới. Thái Bình Dương từng chỉ được một người Châu Âu nhìn thấy vào năm 1513, đó là khi Vasco Núñez de Balboa băng qua Eo đất Panama. Không người Châu Âu nào chắc chắn về dòng chảy của thủy triều, rủi ro gặp bão hay mất bao lâu để vượt qua nó. Rủi ro đối với Magellan và thủy thủ đoàn của ông rất cao và rất khó khăn. Nhưng tiềm năng là rất lớn, với việc chính Magellan tài trợ một phần đất đai và của cải của ông cho mục đích này.

3/. HẠM ĐỘI CỦA MAGELLAN

Magellan được trao quyền chỉ huy một hạm đội gồm 5 tàu với cái tên khá hoành tráng là Armada de Molucca. Đây là một trong các cuộc thám hiểm được chuẩn bị tốt nhứt trong kỷ Khai Phá. Soái hạm của Magellan là tàu Trinidad 100 tấn. Tiếp theo là San Antonio 120 tấn, Concepción 90 tấn, Victoria 85 tấn và Santiago 75 tấn. Tất cả các con tàu đều có 3 cột buồm và được trang bị những cánh buồm mới nhứt. Cả Magellan và Faleiro đều được trao chức danh thuyền trưởng, một biện pháp phòng ngừa trong trường hợp Magellan gặp bất trắc. Một trường hợp khác là Juan de Cartagena, được Charles bổ nhiệm làm giám sát tất cả các vấn đề tài chánh và lòng trung thành của 2 thuyền trưởng người Bồ. Điều này có nghĩa là Cartagena coi mình là đồng lãnh đạo. Bản thân Faleiro vì bất ổn tinh thần mà bị loại khỏi đoàn thám hiểm. Cartagena là thành viên được trả lương cao nhứt trong đoàn thám hiểm và là thuyền trưởng của tàu San Antonio. Tệ hơn là các thuyền trưởng người Tây Ban Nha của tàu Victoria là Luis de Mendoza và tàu Concepción là Gaspar de Quesada, tự coi mình có kỹ năng vượt trội hơn so với vị Đô đốc người Bồ.

Nhà thám hiểm người Bồ rời Seville vào ngày 10 tháng 8 năm 1519 cùng với một thủy thủ đoàn đa quốc gia gồm 270 người đàn ông tới từ khắp Châu Âu. Hạm đội cập bến và nhận tiếp tế tại Quần đảo Canary, rời đi vào ngày 3 tháng 10. Chính tại đây, Magellan nhận được tin 2 hạm đội Bồ Đào Nha đang truy đuổi gắt gao, quyết tâm không cho Tây Ban Nha tiếp cận “mật khu” của họ ở phía Đông. Magellan cho tàu đi qua Quần đảo Cape Verde và vòng xuống Duyên hải Tây Phi. Nhựt trình không còn tồn tại, nhưng có một nguồn tài liệu khá chi tiết của một trong những người tham gia, học giả và nhà ngoại giao người Venice là Antonio Pigafetta, được Magellan giao nhiệm vụ ghi lại hải trình của chuyến thám hiểm lưu lại cho hậu thế.

4/. CUỘC BINH BIẾN ĐẦU TIÊN

Hải trình của Magellan
Hải trình của Magellan

Đây là một chuyến hải trình đầy bão tố và khó khăn, nhiều thuyền trưởng và thủy thủ đoàn thắc mắc tại sao họ không đi theo con đường thông thường là trực tiếp băng qua Đại Tây Dương. Vị Đô đốc đang cố gắng trốn tránh những kẻ truy đuổi người Bồ. Khi đoàn thám hiểm dần đi tới xích đạo, họ phát hiện khẩu phần lương thực bị giảm đi. Đặc biệt là Cartagena có dấu hiệu không tôn trọng Magellan và từ chối gọi ông là Đô đốc, còn đe dọa sẽ đâm ông. Magellan đáp trả bằng cách giam viên giám sát này vào kho. Đây là số phận chỉ dành cho những thủy thủ bình thường, 2 thuyền trưởng người Tây Ban Nha khác là de Mendoza và de Quesada lên tiếng cầu xin thả Cartagena và được Magellan chấp thuận. Cartagena bị giới hạn ở tàu Victoria, còn Antonio de Coca được trao quyền chỉ huy tàu San Antonio.

Tháng 11, gió nổi lên cuốn các con tàu băng qua Đại Tây Dương. Họ dự định cập cảng Rio de Janeiro, nhưng dòng Hải lưu Nam Xích đạo đã đưa họ tới Mũi Saint Augustine. Họ chất đầy lại các con tàu và sau đó men theo duyên hải để tới “Sông tháng Giêng'” vào giữa tháng 12 năm 1519. Mặc dù đây từ lâu là một phần của Đế chế Bồ Đào Nha, nhưng vẫn chưa có khu định cư thuộc địa lâu dài nào ở Brazil và quan trọng hơn là đối với Magellan, không có con tàu nào của người Bồ ở cảng Rio. Chính tại đây, Magellan đã treo cổ một thủy thủ bị kết tội biển thủ, làm dấy lên sự phẫn nộ âm ỉ đối với Magellan từ các thủy thủ khác. Tệ hơn nữa, Magellan lại thêm một người nữa vào danh sách kẻ thù ngày càng nhiều của mình. Antonio de Coca được thay thế bởi Alvaro de Mesquita với tư cách là thuyền trưởng tàu San Antonio. De Mesquita không có trình độ đặc biệt gì về hàng hải ngoại trừ việc là em họ của Magellan. Hạm đội rời cảng Rio vào ngày 27 tháng 12 và xuôi dòng duyên hải Nam Mỹ.

Tháng Giêng, họ khám phá ra River Plate (Río de la Plata), một vùng ngập mặn do Đại Tây Dương xâm lấn, có thể cung cấp một tuyến đường tới Thái Bình Dương. Vào tháng 2, sau khi nhận thấy vùng nước nội địa quá nông, hạm đội lên đường về phía Nam. Các cơn bão hoành hành. Các động vật kỳ lạ được phát hiện như sư tử biển hay voi biển, được Pigafetta miêu tả là “sói biển”, được đánh bắt lấy thịt. Dòng nước lạnh hơn rõ rệt và có màu xanh như thép, nhưng các nhà thám hiểm vẫn chưa thể khám phá ra điểm tận cùng của lục địa.

5/. CUỘC BINH BIẾN LẦN 2

Ngày 31 tháng 3 năm 1520, 8 tháng sau khi bắt đầu hành trình và khi mùa hè kết thúc, Magellan cập bến tại Vịnh San Julián ở miền Nam Argentina. Các con tàu dự trữ thịt và cá tươi, nhưng các kho dự trữ khác phải được phân bổ cho mùa đông, một động thái không được lòng thủy thủ. Nhiều thủy thủ không còn tin rằng Đô đốc của họ có thể qua được eo biển Thái Bình Dương. Các thuyền trưởng người Tây Ban Nha lại âm mưu tiếm quyền, và lần này họ đi xa tới mức tiếp quản tàu Antonio, Concepción và Victoria. Tàu Santiago giữ thái độ trung lập trong khi Magellan, với động thái sẵn sàng, chờ đợi diễn biến trên tàu Trinidad. Tháng 4, hành động bắt đầu. Những kẻ nổi loạn bắn tin tới Magellan rằng đang kiểm soát 3 con tàu và dự định quay trở lại Tây Ban Nha. Magellan giả vờ cử một nhóm người tới để thảo luận về các điều khoản trên tàu Victoria. Nhóm này tiêu diệt thuyền trưởng tàu Victoria và chiếm lấy con tàu. Tàu Santiago, hiện về phe Magellan, cùng với tàu Victoria và tàu Trinidad, chặn đầu 2 tàu do những kẻ nổi loạn điều khiển. Sau đó, Magellan cử một người cắt mỏ neo của tàu Concepción. Khi tàu Concepción tiến tới gần hơn, tàu Trinidad khai hỏa thần công đôngw thời tàu Victoria tấn công từ phía đối diện. Tàu Concepción đầu hàng và những kẻ nổi loạn bị bắt. Tiếp theo tàu Antonio cũng đầu hàng, và Magellan dành lại quyền kiểm soát toàn hạm đội.

Luis de Mendoza, thủ lĩnh nổi loạn thiệt mạng trong cuộc binh biến, nhưng vẫn bị Magellan tứ mã phanh thây. Một cuộc điều tra và xét xử kéo dài 2 tuần phát hiện 40 người trong đoàn thám hiểm phạm tội phản bội và họ bị kết án tử. 2 người bị tra tấn và Gaspar de Quesada bị trảm thủ. Những người còn lại được giảm án thành lao động khổ sai — xét cho cùng thì Magellan vẫn cần họ để điều khiển các con tàu. Toàn bộ mục đích của các phiên xét xử này là nhằm tái lập uy quyền của Magellan và nhắc nhở thủy thủ rằng, như trong bất kỳ các cuộc hải trình nào, họ phải sợ thuyền trưởng hơn bất cứ thứ gì thiên nhiên ném vào họ. Chiến lược này có hiệu quả ngoại trừ Cartagena, người vẫn âm mưu tổ chức một cuộc binh biến, lần này là với linh mục Pedro Sánchez. Cả 2 cùng bắt tay lên kế hoạch tại Vịnh San Julián khi hạm đội bắt đầu ra khơi lại. Trong khi đó, Magellan cho đại tu tất cả các con tàu để sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của hải trình, hầu hết các công việc được thực hiện bởi các thủy thủ bị kết án lao động khổ sai.

Đầu tháng 5, tàu Santiago được cử đi trước để tìm ra Eo biển Thái Bình Dương. Không may là, con tàu đơn độc gặp cơn bão lớn và bị đắm tại một bờ đá. Thủy thủ đoàn sống sót, thực hiện một chuyến hành trình gian khổ để quay lại đoàn tụ với hạm đội hiện đang chờ xuân tới với thời tiết dịu hơn. Họ gặp mặt trong hòa bình với người da đỏ Tehuelche bản địa. Khi thấy những người này đi các đôi giày cầu kỳ, Magellan gọi họ là “Chân To” hay “patacones” trong tiếng Tây Ban Nha, và khu vực này về sau được gọi là Patagonia. Ngày 24 tháng 8, hạm đội ra khơi về phía Nam.

6/. EO BIỂN MAGELLAN

Nhiều cơn bão hơn quét qua phía Nam Đại Tây Dương, và Magellan bắt buộc phải cập bờ trong 6 tuần để chờ đợi thời tiết dịu lại. Giữa tháng 10, ông lại lên đường. Thời tiết xấu vẫn tiếp tục, nhưng cuối cùng, cảnh quan đã thay đổi. Ở đó, dẫn về phía Tây là một eo biển.

Magellan băng qua eo biển phía Nam Patagonia, say này được mang tên ông, từ ngày 21 tháng 10 tới ngày 28 tháng 11. Băng qua eo biển này cũng khó như là đi tìm nó vậy. Thủy triều dâng cao, hải lưu chảy siết cùng với sự kết hợp giữa các vùng nước sâu và vùng nước nông chết người bị nghẹt bởi rong biển, tất cả đều góp phần tạo ra một chướng ngại vật đáng gờm. Khu vực này dường như có bão liên tục, khi những cơn gió dữ dội và khó đoán từ 2 đại dương hội tụ tại đây. Phong cảnh gây cảm hứng với những ngọn núi phủ tuyết và những dòng sông băng khổng lồ, nhưng chính những ngọn lửa kỳ dị vào ban đêm đã thu hút trí tưởng tượng của thủy thủ đoàn. Nhiều khả năng, những ngọn lửa này là do sét đánh, mặc dù những người đi biển luôn nghi ngờ rằng đó là những người bản địa đang chờ tấn công các con tàu. Do đó, Magellan gọi vùng đất này là Tierra del Fuego hay “Đất Lửa” (Land of Fire). Nơi đây dường như là một vùng đất huyền diệu, là nơi sinh sống của những con thú kỳ lạ như voi biển và chim ưng khổng lồ. Cuối cùng, ông cũng tới được Quần đảo Gia Vị.

7/. BĂNG QUA THÁI BÌNH DƯƠNG

Trong khi vượt qua eo biển khó khăn này, đã có một cuộc nổi loạn khác, lần này là trong hòa bình, và vào tháng 11, tàu Antonio trở về nhà qua Đại Tây Dương (con tàu tới Seville vào ngày 21 tháng 5 năm 1521), và thủy thủ đoàn bắt đầu bôi nhọ thanh danh của Magellan. Đây là một đòn đánh nghiêm trọng đối với đoàn thám hiểm vì kho dự trữ trên tàu Antonio chiếm một tỷ lệ đáng kể trong kho dự trữ của toàn hạm đội.

Ngày 28 tháng 11 năm 1520, hạm đội, chỉ 3 con tàu, tiếp tục tiến vào Thái Bình Dương. Họ quay về hướng Bắc và đi lên duyên hải Chile. Vào ngày 18 tháng 12, họ phát hiện ra Santiago ngày nay, và quay về hướng Tây, bỏ lỡ các hòn đảo như Tahiti và Bikini. Điều này là do các rạn san hô và các con tàu thế kỷ 16 không hợp nhau. Tuy nhiên, việc thiếu thực phẩm tươi và nước uống là rất nghiêm trọng. Kho dự trữ của các con tàu trở nên tồi tệ trong cái nóng nhiệt đới. Bệnh scurvy hoành hành không ngừng, khiến 30 thủy thủ phải thiệt mạng và nhiều người phải chịu đựng các triệu chứng khủng khiếp, nguyên do là thiếu hụt Vitamin C trong máu. Magellan và các sỹ quan cao cấp không bị ảnh hưởng, do được phục vụ thạch trái mộc qua tráng miệng trong bữa tối. Trái mộc qua là một nguồn cung cấp dồi dào Vitamin C.

Không có cơn bão nào xuất hiện khi họ băng qua Thái Bình Dương, và vào ngày 24 tháng 1 năm 1521, họ phát hiện ra Đảo San Pablo. Ngày 4 tháng 2, họ tới được Tiểu Đảo (Micronesia), nhưng không thể đổ bộ lên đảo vì các rạn san hô xung quanh. Sau đó, ngày 6 tháng 3, họ tới được Đảo Guam thuộc nhóm Marianas. Các nhà thám hiểm mất 98 ngày để vượt qua Thái Bình Dương và đi tàu 7 000 dặm. Đây là chuyến hải trình không gián đoạn dài nhứt từng được ghi lại. Cư dân Đảo Guam chào đón người Châu Âu bằng thức ăn và nước sạch. Không may cho Magellan là hòn đảo thiên đường này vẫn cách mục tiêu của ông hàng ngàn dặm.

Tiếp tục ra khơi, hạm đội tới được Quần đảo Philippine vào ngày 7 tháng 4. Một lần nữa người Châu Âu được dân bản địa chào đón. Trên đường đi qua Philippines, Magellan dừng lại ở Đảo Cebu. Một lần nữa, người Châu Âu được chào đón bằng lòng hiếu khách hào sảng. Chính tại đây, trên Đảo Cebu và rất gần với thành công, Magellan đã bị sát hại vào ngày 27 tháng 4 năm 1521. Viên Đô đốc người Bồ bị trúng một mũi tên tẩm độc và sau đó bị một đám đông vây công khi ông vô ý can thiệp vào Trận Mactan giữa các tộc trưởng thù địch.

Hạm đội và thủy thủ đoàn tàn tạ tiếp tục lên đường. Juan del Cano (hay còn gọi là Juan Sebastian Elcano) được đề cử làm Đô đốc mới cho đoàn thám hiểm. Tháng 5, tàu Concepción bị đốt cháy; thân tàu đầy mối mọt, và dù sao cũng không còn đủ thủy thủ để lái 3 con tàu. Hạm đội chỉ còn lại 2 tàu và một cuộc cải tổ nhân sự dẫn tới việc hoa tiêu João Lopes Carvalho được bầu chọn làm Đô đốc mới.

Tháng 7, họ tới được Brunei và được trải nghiệm những điều kỳ diệu như tàu buồm kiểu Đông Á, cưỡi voi và rượu đế. Do các con tàu quá tàn tạ nên họ đành cập cảng Cimbonbon ở Philipines trong 42 ngày để đại tu. Ngày 27 tháng 9, họ lại ra khơi. Ngày 8 tháng 11 năm 1521, bị hấp dẫn bởi mùi đinh hương và quế trôi dạt trên biển, cuối cùng họ đã tới được Đảo Tidore thuộc nhóm Quần đảo Gia Vị. Magellan đã đúng. Có một con đường từ Tây sang Đông. Trong vòng mấy ngày, các con tàu đã chất đầy gia vị, được đổi lấy bởi vải cuộn, ly thủy tinh, nón, chuông và các dụng cụ kim loại như rìu, dao và kéo được mang đi khắp thế giới cho mục đích đó.

Ngày 21 tháng 12, tàu Victoria chở đầy gia vị, do Elcano chỉ huy, đi về phía Tây trong khi tàu Trinidad phải sửa chữa do bị rò rỉ nặng. Tàu Victoria tới Đảo Timor ở Nam Dương, và từ đó đi tới Mũi Hảo Vọng, phải mất nhiều nỗ lực để đi vòng quanh. Sau đó, họ tiếp tục di chuyển lên duyên hải Châu Phi và cập bến Quần đảo Cape Verde vào tháng 7, chậm 1 ngày so với kế hoạch được lên khá tỉ mỉ của Magellan. Sau khi di chuyển gần 1 vạn dặm từ Quần đảo Gia Vị và tránh những con tàu theo lệnh của vua Bồ Đào Nha để bắt họ, tàu Victoria cuối cùng đã tới được Tây Ban Nha vào ngày 6 tháng 9 năm 1522. Chỉ còn 18 người sống sót trong số 60 người rời khỏi Quần đảo Gia Vị. 18 người đi vòng quanh thế giới với quãng đường 6 vạn dặm đáng kinh ngạc. Nhà vua Tây Ban Nha và những người ủng hộ chuyến thám hiểm của Magellan rất vui mừng với kho gia vị mà tàu Victoria mang về.

Trong khi đó, ngày 6 tháng 4, tàu Trinidad cuối cùng đã rời Quần đảo Gia Vị với một tài sản khoảng 50 tấn gia vị. Không may là thuyền trưởng Gonzalo Gómez de Espinosa lại thiếu kỹ năng cần thiết để đưa con tàu về nhà an toàn. Đi chệch hướng một cách điên cuồng và với việc người của mình chết vì bệnh scurvy, de Espinosa buộc phải quay trở lại Quần đảo Gia Vị sau 7 tháng lênh đênh trên biển. Sau đó, tàu Trinidad bị một hạm đội Bồ Đào Nha truy đuổi Magellan bắt lại. Tháng 10 năm 1522, tàu Trinidad bị một cơn bão đánh tan thành từng mảnh khi đang thả neo. Soái hạm của Magellan, và quan trọng hơn đối với hậu thế là cuốn nhựt trình của ông, đã chìm vào biển sâu. Thủy thủ đoàn bị bắt giam trong một pháo đài của Bồ Đào Nha trên Đảo Ternate thuộc Quần đảo Gia Vị. Chỉ có 4 người trong số đó quay trở lại Châu Âu và vì vậy, trong số 270 thành viên đoàn thám hiểm ban đầu rời Tây Ban Nha hơn 3 năm trước, chỉ có 22 người quay về.

8/. DI SẢN

Magellan đã chứng minh được rằng không những có thể đi đường vòng từ Nam Mỹ và tàu có thể đi vòng quanh thế giới trên tuyến đường biển phía Tây, mà còn có thể tận dụng gió và hải lưu ở Thái Bình Dương khi để tạo lợi thế cho tàu. Người ta cũng chứng minh rằng Thái Bình Dương rất rộng lớn, xa hơn 7000 dặm so với những gì các nhà vẽ bản đồ đã hình dung. Như sử gia L. Bergreen từng nhận xet, “Xét về uy tín và sức mạnh chánh trị, thành tích này trong kỷ Phục Hưng tương đương với việc dành chiến thắng trong cuộc chạy đua vào không gian”.

Eo biển Magellan không phải là một con đường dễ đi, cũng không phải là một con đường tắt, nhiều thủy thủ sau đó đã không tìm được lối vào thích hợp trong mê cung các hòn đảo ở mũi phía Nam Châu Mỹ. Một số nhà thám hiểm thậm chí còn tuyên bố Eo biển không còn tồn tại, đó là khó khăn trong việc điều hướng các hòn đảo này. Ngoài ra, những cơn bão dữ dội tập trung xung quanh Mũi Horn là một thách thức ghê gớm khác. Trong khoảng thời gian từ năm 1577 cho tới năm 1580, nhà hàng hải người Anh là Francis Drake đã tìm đường đi qua eo biển trên hành trình vòng quanh thế giới của mình, lần đầu tiên tấn công các thuộc địa của Tây Ban Nha ở duyên hải phía Tây Châu Mỹ và cướp bóc các tàu của Tây Ban Nha.

Charles V đã sử dụng chuyến hải trình của Magellan để tuyên bố chủ quyền của Tây Ban Nha lêm Quần đảo Gia Vị và gởi tới đó một hạm đội vũ trang. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha một lần nữa cố gắng phân chia thế giới và Bồ Đào Nha cuối cùng phải cống nạp cho Tây Ban Nha một lượng lớn vàng để duy trì quyền kiểm soát Quần đảo Gia Vị. Hóa ra, Magellan đã sai lầm ở một điểm: quần đảo này thuộc về nửa thế giới của người Bồ.

Tên của nhà hàng hải vĩ đại vẫn tồn tại trên chính những vì sao rất quan trọng giúp ông vượt qua những vùng biển vô danh. 2 chòm sao mà ông phát hiện ở Nam Thái Bình Dương hiện được gọi là Đám mây Magellan./.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s