Lịch Sử Châu Á

Gia tộc Taira và Minamoto: Cuộc chiến vương quyền

Samurai là tầng lớp chiến binh và cao quý xuyên suất lịch sử Nhật Bản. Nhưng dưới thời Minamoto, qua cuộc chiến với gia tộc Tarai, thì khác.

gia toc nhat ban

Nhật Bản, năm 1180. Ngai vàng xứ sở hoa cúc từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của hai gia tộc đối địch: Taira và Minamoto. Cả hai đều khao khát quyền lực tối thượng – kiểm soát triều đình Nhật Bản. Vào thời điểm đó, nhà Taira là dòng dõi quyền lực nhất, họ cài cắm người khắp triều đình và sở hữu đất đai trên khắp đất nước. Còn nhà Minamoto thì khốn đốn vì chọn sai phe tranh ngôi, bị lưu đày khỏi kinh đô.

Sự Trỗi Dậy Của Gia Tộc Taira

Taira No Kiyomori
Taira No Kiyomori

Dòng họ Taira gồm các thành viên hoàng tộc bị tước bỏ danh hiệu và được Thiên hoàng Kanmu (trị vì từ 782 đến 805 sau Công nguyên) ban cho tước vị quý tộc. Mục đích của việc này là để tránh tranh chấp ngai vàng, vì khi đó các cháu trai hay họ hàng của các Hoàng đế trước có thể đòi quyền thừa kế. Tất nhiên, tranh chấp vẫn xảy ra bất chấp nỗ lực của Thiên Hoàng Kanmu. Thậm chí một vị vua đã thoái vị vẫn có thể có tầm ảnh hưởng rất lớn, khiến sự hậu thuẫn của họ trở nên vô giá đối với các quý tộc đầy tham vọng.

Nhân vật chính của nhà Taira trong cuộc xung đột này là Taira Kiyomori, người lãnh đạo gia tộc vào nửa sau những năm 1100. Kiyomori hỗ trợ cựu Thiên hoàng Go-Shirakawa, và trong Sự kiện Heiji năm 1156, đã giải cứu ông khỏi tay nhà Minamoto. Để đền ơn, Kiyomori được thăng chức “daijo daijin” (Thái Chính Đại Thần), chức vụ cao nhất trong chính quyền chỉ sau nhà vua. Với quyền lực trong tay, ông đưa những người trung thành vào bộ máy cai trị nhiều khu vực, lợi dụng kỹ năng hàng hải của nhà Taira để củng cố quan hệ thương mại với nhà Tống Trung Quốc. Gia tộc Taira còn được gọi là “Heike”, đây là cách đọc Hán Việt của các chữ cái kanji trong tên của họ.

Dòng Họ Minamoto

Cũng như gia tộc Taira, Minamoto là một nhánh khác trong dòng dõi Hoàng gia, và là một trong những gia tộc hùng mạnh nhất. Vào thời kỳ đỉnh cao, dòng họ này bao gồm tận 21 nhánh, và nhiều trong số đó đóng vai trò quan trọng lịch sử Nhật Bản, ví dụ như hai triều đại Mạc phủ Ashikaga và Tokugawa đều có xuất thân từ Minamoto. Chúng ta sẽ tập trung vào Seiwa Genji – trong đó “Genji” là cách đọc âm Hán của từ “Minamoto.”

Gửi những bài viết mới nhất đến hộp thư của bạn Đăng ký Bản tin Hàng tuần Miễn phí của chúng tôi Địa chỉ email Tham gia!

Ngay từ buổi sơ khai, nhà Minamoto đã vang danh với những chiến binh thiện chiến, một truyền thống mà Takeda Shingen kế thừa hàng thế kỷ sau đó. Gia tộc Fujiwara, một thế lực khác từng lẫy lừng với vai trò nhiếp chính cho Hoàng đế, liên minh với nhà Minamoto với hy vọng một ngày nào đó lợi dụng sức mạnh quân sự của họ để giành lại vị thế từng có. Quả thật nhiều người nhà Minamoto là những chiến binh tài ba, nhưng để thành công, chỉ giỏi đánh nhau thôi thì chưa đủ. Cần lắm những kỹ năng ngoại giao, thương lượng hay thậm chí là mưu mẹo.

Một cuộc tấn công ban đêm vào Cung điện Sanjo, TK 13.
Một cuộc tấn công ban đêm vào Cung điện Sanjo, TK 13.

Taira Kiyomori có chuyến hành hương xa, và Minamoto Yoshitomo chớp lấy cơ hội chiếm hoàng cung, hất cẳng gia tộc Taira khỏi quyền lực. Cùng tham gia với ông còn có Fujiwara Nobuyori.

Nhưng đen đủi cho Yoshitomo, dù chiếm cung thành ban đầu thành công, ông lại không tính toán bước tiếp theo hay củng cố vị trí, để cho Kiyomori quay lại và giành lại quyền kiểm soát. Yoshitomo bị giết, còn ba người con trai út của ông là Yoritomo, Noriyori và Yoshitsune chỉ bị lưu đày. Yoritomo và Noriyori bị đày đến Izu, trong khi Yoshitsune thì đến Kurama-dera tu tập cùng các nhà sư, rồi sau đó chuyển lên phía bắc Nhật Bản.

Chiến Tranh Genpei: Khi Ánh Hào Quang Nhà Taira Lu Mờ

Chiến tranh Genpei – được đặt tên theo cách đọc khác nhau của chữ Hán (Kanji) đại diện cho hai gia tộc – bắt đầu vào năm 1180. Sự kiện khởi nguồn khi Taira Kiyomori đưa cháu trai Antoku, lên ngôi Hoàng đế sau khi vị Hoàng đế trước thoái vị. Lúc đó Antoku chỉ mới là một đứa trẻ chập chững biết đi. Thái tử Mochihito bị tước đoạt ngai vị vốn được xem là quyền thừa kế chính đáng, kêu gọi những ai mong muốn chứng kiến ​​sự sụp đổ của nhà Taira vùng lên. Minamoto Yorimasa hưởng ứng, tập hợp binh sĩ dưới cờ hiệu của mình và tiến về Kyoto. Sau một cuộc tấn công thất bại vào hoàng cung, họ rút chạy qua sông Uji, chính thức châm ngòi cho cuộc nổi loạn.

Yoritomo Minamoto, con trai cả của Yoshitomo, nhanh chóng nắm quyền kiểm soát vùng Kanto và các tỉnh phía đông khác. Uy tín, tài năng quân sự, cộng hưởng với mối hận thù vốn có với nhà Taira đã giúp ông xây dựng được một đội quân hùng hậu đủ sức thách thức thế lực đối địch. Trận chiến Fujikawa chính là hồi chuông tử cho quyền lực tối cao không thể lay chuyển của nhà Taira. Trước sức tấn công của lực lượng Minamoto, quân đội Taira tan vỡ và bỏ chạy.

Áp lực đối phó với nhà Minamoto và các cuộc nổi dậy ở các tỉnh khác khiến Taira Kiyomori lâm bệnh qua đời vào năm 1181. Người con trai thứ hai của ông tiếp quản vị trí lãnh đạo gia tộc nhưng không thể sánh bằng tài năng của cha mình. Trong khi đó, người con cả tử trận.

Nạn đói Yowa

Trong bất kỳ xã hội nông nghiệp nào, tình hình thời tiết khắc nghiệt có thể là ranh giới giữa sự sống và cái chết. Bắt đầu từ năm 1180, nạn đói Yowa kéo dài hơn hai năm tàn phá miền tây Nhật Bản. Trữ lượng lương thực cạn kiệt vì mùa màng thất thu. Bên cạnh đó, sự hoành hành của các đội quân trên khắp vùng nông thôn càng vét sạch số lương thực ít ỏi còn sót lại. Cái chết vì đói xảy ra tràn lan ở các tỉnh phía tây, và nhà Taira không còn đủ khả năng để duy trì cuộc tấn công vào nhà Minamoto.

Trong khi nhà Taira cai trị đất nước từ thủ đô, triều đình đành nằm im chờ thời. Giống như bao người khác, họ cũng đang đói khát; để có được thức ăn, họ thường cố gắng bán đi những bảo vật quý giá, nhưng ít thành công. Suy cho cùng, trong nạn đói, không ai còn màng đến vàng bạc châu báu. Người dân kinh thành chạy trốn về vùng núi lân cận với hy vọng tìm lối thoát nơi hoang dã.

Yoritomo đề nghị hòa bình với điều kiện nhà Taira phải công nhận quyền cai trị của gia tộc Minamoto ở miền đông Nhật Bản, nhưng lời đề nghị này bị từ chối. Nhà Taira không hề hay biết rằng Yoritomo bí mật liên lạc với Go-Shirakawa, thuyết phục ông thúc đẩy triều đình hợp pháp hóa chính quyền thứ hai của nhà Minamoto. Các chiến binh của họ cũng được trao quyền hành động như những người gìn giữ hòa bình trên khắp Nhật Bản, đàn áp các cuộc nổi dậy, bảo vệ quyền lợi của giới quý tộc và đặt nền móng cho sự cai trị của các samurai.

Kiso Yoshinaka, Tomoe Gozen, và Cuộc Tháo Chạy của Tiểu Hoàng Đế

Kiso Yoshinaka và Cuộc Tháo Chạy của Tiểu Hoàng Đế
Kiso Yoshinaka và Cuộc Tháo Chạy của Tiểu Hoàng Đế

Trong khi Yoritomo kiểm soát vùng đồng bằng Kanto, Yoshitsune lại trở thành chư hầu của tàn dư gia tộc Fujiwara ở phía bắc. Yoshinaka, vốn là một người anh em họ xa của gia tộc Minamoto (và lấy họ Kiso từ tên dãy núi nơi ông sinh sống), đã chiến đấu ở vùng tây bắc Shinano. Yoshinaka là một vị tướng dũng mãnh nhưng nóng nảy; thay vì tập trung vào mục tiêu giành độc lập cho dòng họ Minamoto, ông chỉ đơn thuần muốn giao chiến với nhà Taira theo ý thích cá nhân. Với sự giúp sức của người thiếp Tomoe Gozen, quân đội của ông chiếm được Kyoto. Số tàn dư của gia tộc Taira buộc phải tháo chạy, mang theo Tiểu hoàng đế Antoku và các báu vật Hoàng gia về phía tây.

Yoshinaka tin rằng vì ông là người chinh phục Kyoto nên quyền lãnh đạo gia tộc Minamoto phải thuộc về ông. Thế nhưng, ông lại hoàn toàn thiếu khả năng cai trị, phép xã giao, cũng như bất kỳ phẩm chất nào làm nên thành công của Yoritomo. Yoritomo ra lệnh cho hai người em trai Yoshitsune và Noriyori phải tiêu diệt kẻ ngỗ ngược Yoshinaka, và họ đã thành công trong Trận chiến Awazu. Huyền thoại về Tomoe (cùng với chính Tomoe) và trận chiến cuối cùng của Yoshinaka được tái hiện rất nhiều lần trong văn hóa đại chúng.

Trận Ichi-no-Tani, tranh vẽ trên bình phong gấp
Trận Ichi-no-Tani, tranh vẽ trên bình phong gấp, cuối những năm 1600, Nguồn: Wikimedia Commons

Sau cái chết của Yoshinaka cũng như cuộc đào tẩu của gia tộc Taira và vị Hoàng đế trẻ, Yoritomo chỉ thị cho Yoshitsune và Noriyori truy đuổi và tiêu diệt mọi thế lực đối địch. Mục tiêu đầu tiên của họ là pháo đài Ichi-no-tani, một thành trì được bảo vệ nghiêm ngặt từ ba hướng, với mặt sau giáp một vách núi dựng đứng. Yoshitsune dẫn quân thực hiện một pha đột kích gần như bất khả thi xuống triền dốc, dễ dàng hạ gục pháo đài và tước đi một đầu mối tiếp tế quan trọng cùng chỗ đứng vững chắc trên đất liền của gia tộc Taira. Taira buộc phải rút lui lần nữa, lần này là về Yashima ở Shikoku.

Noriyori tách đội quân của mình khỏi Yoshitsune và tiến dọc theo bờ biển, bị các đội quân và tàu chiến Taira quấy rối suốt dọc đường. Dù vậy ông cũng tiến tới mũi Honshu trước khi dong buồm xuôi xuống Kyushu và cầm cự trước nạn đói. Cùng lúc đó, Yoshitsune liên tiếp giành chiến thắng trên bộ. Bởi lẽ ai cũng muốn đứng về phía kẻ thắng cuộc và nhận thấy cơ hội thoát khỏi sự kìm kẹp của nhà Taira, người dân đã cung cấp tàu thuyền và chiến binh cho quân đội của ông.

Mặc dù bộ quy tắc chính thức của bushido (võ sĩ đạo) chưa ra đời vào thời điểm đó, Yoshitsune vẫn được xem là hình mẫu tiêu biểu cho những gì một samurai nên có: dũng cảm, tài năng, trung thành và cao quý.

Trận chiến Dan-no-Ura: Sự sụp đổ bi tráng của gia tộc Taira

Yoshitsune, vị tướng trẻ nhà Minamoto, với tham vọng mới về sức mạnh hải quân, cho đội thuyền tiến quân qua Biển Nội Địa Seto. Hạm đội của ông đụng độ với hạm đội hùng hậu của gia tộc Taira tại Dan-no-Ura, một bãi biển ở eo biển Shimonoseki, vào ngày 25 tháng 4 năm 1185. Quân Minamoto nắm giữ 300 chiến thuyền trong khi quân Taira tự tin hơn với con số 500. Thú vị hơn nữa, phe Minamoto còn bắt được con trai của một vị tướng Taira tên là Taguchi Shigeyoshi làm con tin.

Yoshitsune vượt qua tám chiếc thuyền, tranh của Utagawa Yoshitoshi, tk 19.

Ban đầu, nhờ lợi thế thủy triều dâng, hạm đội Taira dễ dàng điều động đội hình tấn công. Hai bên giằng co nhau với những màn bắn tên dữ dội cho đến khi thủy triều chuyển hướng, tước đi ưu thế của nhà Taira. Minamoto chớp thời cơ, áp sát và thu hẹp đội hình chiến thuyền để, về cơ bản, biến trận hải chiến thành một trận bộ chiến trên mặt nước – nghe có vẻ hơi giống kiểu đánh của quân Mông Cổ một thế kỷ sau nhỉ?

Taguchi Shigeyoshi, người đang ở phía sau đội hình Taira, bất ngờ phản bội và chiến đấu cùng phe Minamoto, đồng thời tiết lộ cả vị trí của chiến thuyền chở Thiên hoàng Antoku. Bà của Antoku cùng vị tiểu Thiên hoàng nhảy xuống biển, mang theo cả ấn tín Hoàng gia, để khỏi rơi vào tay kẻ thù và chịu cảnh bị hành quyết nhục nhã. Cho đến ngày nay, thanh kiếm thiêng Kusanagi-no-Tsurugi vẫn chưa được tìm thấy, chỉ tồn tại một bản sao sau đó. Gia tộc Taira bị đánh bại hoàn toàn.

Mạc phủ Kamakura

Sau khi tiêu diệt nhà Taira, Yoritomo – giờ chẳng muốn phải cạnh tranh quyền lực với ai nữa – lạnh lùng ra tay trừ khử cả hai vị tướng trung thành từng vào sinh ra tử cùng mình là Yoshitsune và Noriyori. Năm 1199, Yoritomo được phong danh hiệu Sei-i-Taishōgun (chinh di tướng quân) sau khi đánh bại tàn dư của gia tộc Fujiwara phía Bắc. Ông chọn Kamakura làm kinh đô. Mạc phủ Kamakura tồn tại vững chắc suốt 150 năm, đặt nền móng cho quyền lực của các samurai trải qua thời kỳ Ashikaga và Tokugawa, cho đến tận Minh Trị Duy Tân vào năm 1867.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s