Blog Lịch Sử

Mười bước ngoặc quan trọng trong lịch sử La Mã

La Mã là đế quốc lâu dài và hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc đời của nó trải qua nhiều biến động với những bước ngoặt quan trọng.

Nhà thờ Trinità dei Monti, Rome

Bước ngoặc lịch sử là thời điểm khi mọi thứ thay đổi mãi mãi đối với một nền văn minh. Ý nghĩa của nó tại thời điểm đó không phải người đương thời nào cũng thấy rõ, nhưng các sử gia có thể nhìn lại và nhận ra những giây phút quyết định trong quá khứ của La Mã.

1. Tống khứ các ông vua (509 BC)

Khi người La Mã tống khứ Tarquinius Superbus vào năm 509 BC, thời kỳ Vương quốc La Mã chấm dứt, họ thiết lập một nguyên tắc kéo dài nhiều thế kỷ: không cần thêm vua nữa. Kết quả là nền Cộng hòa La Mã được tạo ra. Nó đã định hình toàn bộ hệ thống chính trị cho năm thế kỷ tiếp theo. Ngay cả khi Augustus trở thành hoàng đế, ông cũng đã phải xử sự như thể mình trị vì trong một hệ thống Cộng hòa.

2. Lập ra Bộ luật Mười hai chương (450 BC)

Khi giới bình dân bắt buộc giới quý tộc chấp nhận một Bộ luật Mười hai chương nhằm bảo vệ quyền lợi của giới mình, người La Mã đã tạo ra một điều gì đó mà cuối cùng họ rất lấy làm hãnh diện: một thành tựu hữu hình của nền pháp trị, một nguyên tắc mà hầu hết quốc gia hiện đại đều kế thừa. Đối với người La Mã, Bộ luật Mười hai chương cũng là hành động công khai chống lại sự Xung đột Thứ bậc, cho thấy thứ dân càng ngày càng nắm quyền kiểm soát chính trị qua các hộ dân quan của mình.

3. Thắng Chiến tranh Punic lần hai (218-202 BC)

Chiến tranh giữa La Mã và Carthage là cuộc xung đột khốc liệt và quan trọng nhất đối với thế giới cổ đại Tây phương. Chiến tranh Punic I cắt đứt đà tiến của Carthage và đưa La Mã lần đầu đưa quyền lục của mình ra bên ngoài bán đảo Italia. Trong Chiến tranh Punic II, trận chiến càng mang tính quốc tế với nhiều bên tham chiến. Những thất bại thảm khốc tại Hồ Trasimene (217 BC) và Cannae (216 BC) có thể đã quét sạch La Mã khỏi bản đồ thế giới. Thế nhưng, La Mã đã trở lại cuộc chiến với lực lượng hùng mạnh hơn, và cùng với các đồng minh trung thành, cuối cùng cũng đánh bại Carthage tại Zama vào 202 BC. Chiến thắng lẫy lừng đó đã thuyết phục người La Mã thêm tin tưởng vào thiên mệnh của mình và cho thế giới Địa Trung Hải thấy mình có đủ bản lãnh để có thể hoàn thành được việc ấy.

4. Năm 146 BC

Đây là năm cực kỳ quan trọng đối với người La Mã vì nó khẳng định họ là quyền lực tối cao trong vùng Địa Trung Hải. Nó đánh dấu sự tuyệt diện của đối thủ không đội trời chung là Carthage, Đế chế chiến bại đã bị người La Mã bị nhổ cỏ tận gốc trong một cuộc chiến nhỏ nhen và cay đắng không đem đến cho La Mã thêm vinh quang nào ngoài việc khẳng định La Mã có thể làm bất cứ thứ gì nếu La Mã muốn. Năm 146BC đó cũng chứng kiến sự cáo chung chính thức của Hy Lạp như một xứ độc lập với sự thất thủ của Corinth. Với quá nhiều quyền lực và không còn bị thách thức bởi các đối thủ bên ngoài, người La Mã sa đà một loạt những đấu tranh xã hội và bước vào thời đại của những tướng quân.

5. Những dàn xếp của Augustus với Viện Nguyên lão vào 27 và 19 BC

Lời khoe khoang tự hào nhất của Augustus là mình đã phục hồi nền Cộng hòa La Mã. Ông khước từ tất cả quyền lực để Viện Nguyên lão có thể trao lại cho ông. Đây là mánh lới chính trị tuyệt vời nhất trong lịch sử La Mã cũng như của thế giới. Augustus rõ ràng là một hoàng đế trên thực tế, nhưng ông tạo ra một hư cấu xuất sắc là mình chỉ giữ vị trí Công dân thứ nhất trong hệ thống Cộng hòa và xác định cách thức các hoàng đế tại vị phải trị vì cho nhiều thế kỷ sắp tới.

6. Bẻ gãy mối liên kết giữa Hoàng đế và La Mã (68-69)

Sử gia Tacitus đã chỉ ra ý nghĩa cốt lõi của Nội Chiến 68-69: Các hoàng đế không cần phải được xưng tôn tại La Mã. Hoàng đế mới có thể xuất thân từ bất kì vùng đất nào trong Đế chế, miễn là họ có quân đội yểm trợ. Từ đó trở đi, Đế chế La Mã luôn trở thành mồi ngon cho các vị tướng đầy tham vọng có thực lực. Thực đáng ngạc nhiên khi 120 năm sau kể từ điểm mốc đó là những năm quá ổn định, nhưng từ khi Commodus mất vào năm 192, sự xuất hiện trở lại của thời những năm 68-69 đã định hình hầu hết phần còn lại của lịch sử La Mã.

7. Kết thúc truyền thống chinh phục (117-138)

Hadrian đã đưa ra một quyết định then chốt đi ngược với xu hướng chính tồn tại suốt 500 năm qua của nền Cộng hoà và Đế chế La Mã. Cho rằng Đế chế đã rộng lớn vượt quá năng lực quản lý và bảo vệ, Hadrian lùi lại và củng cố các vùng biên giới. Ông tuyên bố: “bấy nhiêu là đủ rồi”. Từ thời trị vì của ông trở đi, Đế chế La Mã đảo chiều tiến công để lui về thế phòng ngự, và cuối cùng đi đến chỗ chiến đấu một cách tuyệt vọng để sống còn.

8. Phân chia thế giới La Mã (284-305)

Diocletian là người cuối cùng trong hàng các hoàng đế quân nhân ở thế kỷ thứ ba. Nhưng không giống như nhiều hoàng đế tiền nhiệm, ông biết Đế chế La Mã phải thay đổi triệt để mới có thể đối mặt với các thách thức của tương lai. Nó đã phình to và gánh vác quá nhiều vấn đề biên giới mà một người có thể trị vì. Vì thế Diocletian phân chia Đế chế ra làm hai: Đông và Tây. Vào lúc đó, ý nghĩa thảm họa của phân chia này chưa thấy rõ, nhưng ông đã tạo ra mầm mống để Đế chế tách hẳn ra làm hai vào năm 395.

9. Sắc luật Milan (313)

Sắc Luật Milan của hoàng đế Constantine I là khởi đầu cho một tiến trình biến Đế chế La Mã thành một nhà nước Kitô giáo, bằng cách tuyên bố rằng mọi tôn giáo đều được bao dung – đó là một cách nói để chính thức thừa nhận những người Kitô giáo. Sự thay đổi sâu sắc về căn tính này đã đưa lịch sử La Mã rẻ sang một chiều hướng khác hoàn toàn mới.

10. Sự thất thủ của La Mã (410)

Khi La Mã rơi vào tay Alaric người Goth vào 410, sự san chấn tâm lý thật là to lớn. Đế chế La Mã đã kiệt quệ sau hàng thập niên chiến chinh, nhưng một khi mà chính thành La Mã vĩ đại nhất cũng thất thủ, mỗi người đều chắc chắn hiểu rằng những gì giống như xưa sẽ không bao giờ trở lại nữa. Nó không chỉ là sự thiệt hại về vật chất khi thành phố thất thủ và bị tàn phá, mà còn là sự chấn động đến tê tái đầu óc của toàn bộ người dân La Mã, từ giới tinh hoa cho đến hàng thường dân.

Lạc Vũ Thái Bình

Huế, 10-2022

Tài liệu tham khảo

-Guy de la Bedoyere, Người Rome

-Nigel Rodgers, Rome đế quốc hùng mạnh nhất

5/5 - (1 vote)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s