Blog Lịch Sử

Cô em gái trụy lạc của Napoleon Bonaparte

Tiểu thư ngoại giáo nhỏ bé, người Corsican Messalina, bông hồng Damask… là một số mỹ danh của em gái của Napoléon Bonaparte

em gai naponeon

Tiểu thư ngoại giáo nhỏ bé, người Corsican Messalina, bông hồng Damask… có vô số mỹ danh dành cho cô em gái của Napoléon Bonaparte! Hoàng đế Pháp chỉ có ba em gái: Eliza, Pauline và Caroline, trong đó Pauline xinh đẹp nhất và được ông yêu quý nhất. Nhưng người đẹp này lại nổi bật bởi tính lăng nhăng tình ái và thác loạn tình dục đáng kinh ngạc, với số lượng người tình lên tới hàng trăm – điều này gây không ít rắc rối cho ông anh hoàng đế.

Vẻ đẹp sớm phát triển

Marie-Paulette Buonaparte (tên khai sinh của cô) sinh năm 1780 tại Corsica, là con giữa trong ba cô em gái của Napoléon. Pauline kém ông anh hoàng đế 11 tuổi và khi cô chào đời thì Napoléon đang ở Pháp. Họ gặp nhau lần đầu khi cô 9 tuổi, trong dịp Napoléon về nghỉ ở Corsica.

Hai anh em lập tức quý mến nhau. Những kẻ ác mồm thậm chí còn gán cho họ những mối quan hệ vượt ra ngoài phạm vi gia đình. Nhưng điều này là vô lý.

Pauline lớn lên với dung nhan ngày càng xinh đẹp, cộng thêm dáng người duyên dáng, thanh tú. Khuôn mặt cô có nhiều nét giống Napoléon, một người đàn ông được coi là khá đẹp trai.

Nhưng về mặt trí tuệ thì cô em xinh đẹp lại thua kém rất nhiều so với người anh ưu tú của mình. Cô là một người dễ dãi, phù phiếm và không có hứng thú với nghệ thuật, văn học hay lịch sử. Ngay từ khi còn rất trẻ, cô đã thể hiện sự bê tha đáng kinh ngạc về mặt đạo đức. Thật lạ, vì gia đình Buonaparte, giống như hầu hết người dân Corsican, luôn tuân thủ những quy định nghiêm ngặt trong việc nuôi dạy con cái. Nhưng với Pauline thì dường như có điều gì đó không ổn.

Dĩ nhiên, vẻ ngoài quyến rũ của người đẹp trẻ tuổi Corsican khiến cô không thiếu những quý ông “xin chết”, và họ dường như không quan tâm đến những lỗ hổng trong trí tuệ của cô. Pauline luôn có người hâm mộ vây quanh. Năm cô 16 tuổi, tất cả các sĩ quan dưới quyền Napoléon đều là người tình của cô.

Chân dung cô ấy!

Cuộc hôn nhân đầu tiên

Tất nhiên Bonaparte không hài lòng với điều này. Hành vi của cô em gái đã phủ bóng lên vị trí của ông anh. Để xoa dịu “Paganetta” (“người ngoại đạo nhỏ bé”, như chính Napoléon gọi cô em gái cưng), anh bắt đầu tìm chồng cho cô. Sự lựa chọn rơi vào đại tá Charles Leclerc, một chàng trai 24 tuổi thanh cao, đẹp trai và cá tính.

Kỳ lạ thay, dù bản tính khá lăng nhăng, Pauline lại nảy sinh tình yêu chân thành dành cho người chồng trẻ của mình. Cô còn sinh cho anh ta một đứa con trai, đứa con duy nhất của Pauline Bonaparte. Tuy nhiên, dù có tình cảm với chồng nhưng cô gái trẻ vẫn không bỏ sót một người đàn ông nào lọt vào tầm ngắm của cô.

Tất nhiên, thời đó, việc duy trì lòng chung thủy tuyệt đối trong hôn nhân gần như là không tưởng. Nhưng sự phản bội công khai vẫn bị xã hội lên án. Đạo lý ngầm thời đó: muốn làm gì thì làm, song phải kín đáo, bí mật. Nhưng riêng Pauline luôn hành xử theo lối “không việc gì phải giấu diếm!”.

Quý bà Haiti

Napoléon rất tức giận, bèn tìm kế trừng phạt cô em gái hư hỏng của mình: chồng cô được cử đến thuộc địa của nước Pháp ở Haiti để thực thi nhiệm vụ đàn áp cuộc nổi dậy của người da đen địa phương và khôi phục quyền lực tối cao của thực dân Pháp.

Pauline quyết liệt phản đối, nhưng cuối cùng cũng phải miễn cưỡng theo chồng. Tuy nhiên, người đẹp không hề tỏ ra nhàm chán khi sống ở thuộc địa. Cô không chỉ làm hài lòng những người Pháp xa quê mà còn quyết định thử sức với những trò giải trí hấp dẫn hơn – những thổ dân da đen ở địa phương. Pauline thậm chí còn mắc phải một căn bệnh từ những lần “ăn vụng” với dân sở tại, nhưng may mắn được chữa khỏi.

Trong khi chồng mải thực hiện việc đàn áp cuộc nổi dậy và đàm phán với phiến quân, Pauline tổ chức vô số vũ hội và tiệc chiêu đãi xã hội. Cô cũng tổ chức những “sự kiện kín” với những cuộc hoan lạc thâu đêm. Nói đơn giản, cô lao thẳng vào vũng trụy lạc, và khí hậu nhiệt đới nóng bức chỉ khiến cho cô thêm cuồng nhiệt.

Trong khi đó, một trận dịch sốt vàng da bùng phát ở thuộc địa, cướp đi sinh mạng của Leclerc. Người vợ chân thành đau buồn, đã không rời khỏi giường bệnh khi anh ốm. Và khi anh ra đi, cô cắt đi mái tóc xinh đẹp của mình đặt vào quan tài, trên ngực chồng.

Cuộc hôn nhân thứ hai

Lo sợ trước dịch bệnh, nhiều người Pháp, trong đó có góa phụ Leclerc, buộc phải trở về quê hương. Nhưng thi thể chồng chưa kịp nguội thì “Paganetta” lại ngựa quen đường cũ. Các sĩ quan và chính trị gia trẻ tuổi lao vào an ủi bà góa xinh đẹp và bà rất vui mừng.

Napoléon lại bắt đầu tìm chồng cho em gái mình. Lẽ ra người ta phải thấy rõ rằng sự hiện diện của người phối ngẫu hợp pháp cũng khó mà ngăn cản chứng cuồng dâm của người vợ trẻ. Nhưng rồi Pauline đã kết hôn một lần nữa – lần này là với hoàng tử người Ý 28 tuổi Camillo Borghese.

Người chồng mê đắm vợ mình đến phát cuồng – giống như hầu hết những người đàn ông biết cô ấy. Năm 1804, anh ta đặt làm một bức tượng Pauline dưới hình dạng Venus, nữ thần tình yêu và sắc đẹp. Ban đầu, anh dự định miêu tả người vợ trẻ là Artemis, nữ thần khiết tịnh, nhưng Pauline đã cười nhạo ý tưởng này – cô chỉ muốn trở thành Venus.

Và tác phẩm điêu khắc thành công rực rỡ. Bức tượng bằng đá cẩm thạch được lắp đặt trên đế gỗ có một cơ chế đặc biệt: tác phẩm có thể được xoay, cung cấp hướng nhìn từ mọi góc độ.

Nói gì thì nói, cuộc hôn nhân lần này vẫn không làm Pauline Bonaparte hồi tâm – cô vẫn chứng nào tật nấy với thói trác trụy của mình. Borghese đã chịu đựng trong ba năm, rồi đề nghị ly thân và một khoản trợ cấp ấn tượng. Pauline rất vui mừng và bắt đầu tận hưởng vòng tay của người tình tiếp theo – nghệ sĩ violin nổi tiếng Niccolo Paganini.

Tượng thần Vệ nữ, người mẫu – Pauline Bonaparte

Mặc dù chung chạ với rất nhiều đàn ông, Pauline không bao giờ có thêm con – thời ấy chưa hề có khái niệm về các biện pháp tránh thai! Người con trai duy nhất (của Leclerc) đã chết non năm 1804, điều này khiến Pauline thực sự đau buồn.

Những năm cuối đời

Khi Bonaparte ly dị Josephine Beauharnais và tái hôn với Marie-Louise của Áo, sự lạnh nhạt bắt đầu nảy sinh giữa anh trai và em gái. Trước đó, họ chưa có bất kỳ sự bất đồng nghiêm trọng nào: Pauline chân thành ngưỡng mộ Bonaparte, và bản thân ông anh đã tha thứ cho sự điên rồ của cô em hết lần này đến lần khác.

Nhưng rồi mặt trời Napoléon dần lặn. Khi cựu hoàng đế bị đày đến đảo Elba, Pauline không ngần ngại bán hết tài sản và chuyển đến sống với ông. Cô đã giúp anh trốn khỏi hòn đảo, trở về Pháp, nắm quyền trong 100 ngày. Sau “thời kỳ Bách nhật”, Bonaparte bị đày đến St. Helena, Pauline không được phép gặp anh mình. Đích thân Giáo hoàng Pius VII đã mời cô đến sinh sống ở Rome.

Pauline Bonaparte qua đời năm 1825 ở tuổi 44. Nguyên nhân cái chết vẫn chưa rõ ràng. Theo một phiên bản, do ung thư dạ dày. Theo phiên bản khác, đó là hậu quả của cuộc sống thác loạn, có lẽ là căn bệnh nhiễm trùng tương tự mà cô mắc phải ở Haiti. Pauline hòa giải với người chồng thứ hai Borghese vài tháng trước khi cô qua đời. Người đẹp lắm tai tiếng được chôn cất tại Rome, trong Nhà thờ Santa Maria Maggiore.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s