Trận Agincourt diễn ra trong giai đoạn cao điểm của Chiến tranh Trăm Năm, một trong những cuộc đối đầu lịch sử giữa hai cường quốc đương thời – Anh và Pháp. Henry V, tân vương của Anh, không chỉ kế thừa những mâu thuẫn và xung đột từ thời vua cha là Henry IV, mà còn mang theo một quyết tâm sắt đá. Trong khi vua cha Henry IV tập trung vào việc củng cố và hợp pháp hóa quyền lực của mình, Henry V lại nhìn thấy cơ hội mở rộng Đế chế Anh. Với khao khát chiếm lấy những vùng đất mà ông tin rằng thuộc về mình, Henry V bắt đầu từ Pháp. Ông cầu hôn Catherine, con gái của vua Pháp Charles VI, không chỉ nhằm tạo liên minh minh giữa hai hoàng tộc, mà còn là một chiêu bài trong bức tranh lớn hơn về chiến lược và quyền lực.
Bối cảnh trước trận chiến
Năm 1415, với quyết tâm mở rộng biên giới của Đế chế Anh, Henry V ngỏ lời cầu hôn Catherine, con gái của vua Pháp Charles VI. Nhưng đằng sau lời câu hôn này còn ẩn chứa mưa đồ chiến lược: Henry muốn nhận lại những lãnh thổ Plantagenet ở Normandy và Anjou như một phần của hồi môn. Rõ ràng ông không chỉ cầu hôn, mà còn phát đi thông điệp mạnh mẽ về quyền lực và ảnh hưởng.
Tuy nhiên, không có gì ngạc nhiên khi Charles VI, vua Pháp bấy giờ, đã từ chối đề xuất này. Một số tài liệu lịch sử cho rằng, trước sự táo tơn của vua Anh, vua Pháp đáp trả bằng cách gửi cho Henry một hộp bóng tennis, ngụ ý châm biếm rằng Henry nên dành thời gian chơi thể thao hơn tìm cách kiếm chách từ Pháp. Hành động này không chỉ là lời từ chối, mà còn là một sự thách thức.
Vua Henry V ngay lập tức có câu trả lời trước trò châm chọc của đối phương. Ông huy động gần hết binh lực của vương quốc tiến đánh Pháp. Mục đích là chiếm lại các vùng đất của tổ tiên,
Henry V xâm lược Pháp, đụng độ ở cảng Harfleur
Ngay sau khi đặt chân đến Pháp, Henry V nhanh chóng và dễ dàng đánh chiếm cảng Harfleur.
Sau đó quân Anh tiến về phía cảng Calais, nhưng gặp một đạo quân Pháp với số lượng vượt trội chặn đường. Với thiên tài chiến thuật, Henry V đã vận dụng sức mạnh của cung thủ tiêu diệt phần lớn quân đội Pháp và bắt giữ một số quý tộc chỉ huy. Rõ ràng Henry V có tư duy chiến thuật cao hơn đối phương, ngoài ra ông còn có sự kiên định và tinh thần chiến đấu không mệt mỏi.
Ảnh hưởng từ trận Harfleur
Với chiến thắng tại cảng Harfleur, Henry V đã chứng tỏ khả năng lãnh đạo chiến thuật của mình, và khẳng định sức mạnh của quân đội Anh trên lục địa. Chiến thắng này đã trở thành một điểm ngoặt quan trọng, không chỉ mang lại ưu thế chiến lược cho Anh mà còn tạo ra một làn sóng ủng hộ mạnh mẽ cho Henry V từ quê nhà.
Nhưng dường như chiến thắng ở Harfleur chỉ là bước đệm cho những chiến dịch tiếp theo mà Henry V đã lên kế hoạch. Trong ba năm tiếp theo, ông tiến hành một chiến dịch quyết liệt để chiếm lấy Normandy, một trong những vùng đất mà ông tin là thuộc quyền sở hữu của mình. Vào tháng 6 năm 1419, sau những trận chiến ác liệt, hầu hết Normandy đã nằm dưới quyền kiểm soát của Henry. Sự kiên trì và tài năng chiến thuật của ông không chỉ giúp Anh mở rộng lãnh thổ mà còn tạo ra một làn sóng ái quốc mạnh mẽ, củng cố tinh thần đoàn kết của người Anh cả trong và ngoài nước.
Chiến thắng của Henry V không chỉ ở chiến trường. Nhận thấy tình hình bất lợi, vua Pháp Charles VI đã đồng ý ký kết Hiệp định Troyes. Hiệp định này công nhận Henry V là người kế vị ngai vàng Pháp, và cho phép ông cưới Catherine, con gái của Charles VI, khẳng định vị thế và sức mạnh của Đế chế Anh trên châu Âu.
Trận Agincourt
Trận chiến Agincourt, diễn ra vào ngày 25 tháng 10 năm 1415, là một trong những trận chiến nổi tiếng nhất trong Chiến tranh Trăm Năm giữa Anh và Pháp. Diễn biến chính như sau:
Khi quân đội của Henry V tiến về phía cảng Calais, họ phát hiện ra một đạo quân Pháp chặn đường. Trước tình hình này, Henry quyết định dựng trại ở Frévent, cách Calais khoảng 48 km. Ngày hôm sau, cả hai bên dàn quân giao chiến. Quân Anh chia làm ba cánh, với Lord Camoys chỉ huy cánh hữu, Sir Thomas Erpingham chỉ huy tả quân, và Duke of York cánh giữa. Phía Pháp cũng dàn thành ba hàng quân do các quý tộc nắm quyền điều động.
Henry, không muốn chờ đợi lâu hơn, hạ lệnh tiến quân. Khi tiến vào tầm bắn của cung thủ Pháp, quân Anh dừng lại, tiền quân cắm cọc nhọn xuống đất, tạo thành một hàng rào bảo vệ. Trong khi đó, Henry chỉ huy một số đơn vị cung thủ và bộ binh di chuyển qua các khu rừng xung quanh để tiếp cận gần hơn quân Pháp.
Không lâu sau đó, Henry ra lệnh cho cung thủ bắn vào quân Pháp. Bị bất ngờ và không thể phản ứng kịp thời, quân Pháp đã chịu tổn thất nặng nề. Trong cơn hỗn loạn, quân Pháp cố gắng tiến về phía để đánh giáp mặt quân Anh. Tuy nhiên, số lượng lớn người chết và bị thương trên mặt đất đã cản trở họ di chuyển.
Cung thủ Anh phối hợp với đám hiệp sĩ kháng cự kỵ sĩ Pháp. Trung quân của Pháp, do D’Alencon chỉ huy, tiến lên yểm trợ tiền quân, nhưng nhanh chóng bị đáng tan tác.
Thấy tiền quân và trung quân thảm bại, hậu quân của Pháp bối rối không biết có nên tham chiến hay không. Sau khi Henry phát nghiêm lệnh trừng trị thích đáng nếu tham chiến, đám hậu quân này quyết định rút lui khỏi chiến trường.
Tuy trận chiến chính đã kết thúc, nhưng một số lực lượng Pháp địa phương vẫn băng rừng tấn công hành lý của quân Anh. Henry, lo sợ rằng những tù binh sẽ nổi loạn và tham gia cuộc tấn công này, đã ra lệnh giết hết. Trận đánh du kích sau đó thất bại, trận chiến chính thức kết thúc.
Sau trận chiến, quân Anh đoạt trại quân Pháp, đánh dấu một chiến thắng vang dội trong lịch sử quân sự Anh.
Ý nghĩa trận đánh Agincourt
Trận chiến Agincourt không chỉ là một trận chiến quan trọng trong lịch sử quân sự, mà còn là một biểu tượng cho tinh thần và sức mạnh của Đế chế Anh. Dù phải đối mặt với quân đội Pháp có số lượng vượt trội, quân đội Anh dưới sự lãnh đạo của Henry V đã có chiến thuật xuất sắc, với sự hỗ trợ quan trọng từ đội trường cung. Trận chiến này không chỉ chứng minh sự vượt trội về khả năng chiến đấu và chiến thuật của Henry V, mà còn tạo nên một hình ảnh cho tinh thần chiến đấu không khuất phục của người Anh.
Agincourt cũng không chỉ là một chiến thắng trên chiến trường. Nó đã trở thành một biểu tượng cho niềm tự hào và lòng dũng cảm, và đã được vinh danh trong nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật. Trận chiến này đã ghi dấu ấn trong tâm trí của nhiều thế hệ người Anh và trở thành một ví dụ điển hình về tinh thần đoàn kết và khả năng vượt qua khó khăn.
Hơn nữa, trận Agincourt còn tạo ra một làn sóng ủng hộ mạnh mẽ cho Henry V và Đế chế Anh. Bằng cách đánh bại một kẻ thù mạnh mẽ và truyền thống như Pháp dưới sự lãnh đạo của một vị vua trẻ tuổi, Anh đã khẳng định vị thế của mình trên bản đồ chính trị và quân sự châu Âu. Agincourt không chỉ là một trận chiến, mà còn là một biểu tượng cho sự kiên định, dũng cảm và tinh thần chiến đấu của Đế chế Anh.