Châu Âu Trung Cổ

Vũ trang cho binh lính châu Âu Trung Cổ

Chiến tranh là câu chuyện hàng ngày trong đời sống châu Âu trung cổ. Đàn ông thường được gia nhập quân đội để mưu cầu sự nghiệp.

vu trang binh linh chau au trung co

Chiến binh châu Âu giai đoạn đầu Trung Cổ sử dụng các loại thiết bị quân sự truyền thống bên cạnh những loại vũ khí, áo giáp kế thừa từ Đế chế La Mã giai đoạn sau này. Một trong những loại mũ phổ biến nhất là Spangenhelm. Giáp thân thường là giáp xích tay ngắn (byrnie), đan bằng các vòng sắt lồng vào nhau, hoặc áo có các vảy sắt, đồng hoặc sừng chồng lên nhau.

Khiên hình bầu dục hoặc tròn làm bằng gỗ nhẹ, bền và được bọc da. Các phần viền khiên được bọc kim loại. Ở giữa mỗi chiếc khiên có tay cầm phía trong và một chỏm tròn nhô ra bên ngoài. Vũ khí chính thường là giáo, kiếm, rìu, cung và tên.

Ở đỉnh cao của thời Trung Cổ, Thánh Anselm (khoảng 1033–1109) đã liệt kê các trang bị của một hiệp sĩ: ngựa chiến (được bọc giáp lưới và vải từ thế kỷ thứ mười ba), dây cương, yên ngựa, bộ kích, áo giáp xích dài tay (hauberk – đôi khi có mũ trùm đầu hoặc mũ sắt), mũ giáp, khiên, thương và gươm.

Cuối thế kỷ XII, mũ sắt có đỉnh phẳng và tấm che mặt trở nên rất phổ biến. Để phân biệt địch-ta, chiếc khiên tam giác của hiệp sĩ được vẽ những biểu tượng riêng. Đến năm 1200, giáp xích bọc chân (chausses) thường được các chiến binh cưỡi ngựa sử dụng. Sau đó, các miếng da luộc hoặc thép bảo vệ đầu gối (kneecops), trong khi các tấm vuông nhỏ làm từ cùng vật liệu cứng sẽ che các khớp vai (ailettes).

Thế kỷ XIV, nỏ được cải tiến khả năng xuyên thủng khiên và áo giáp khiến các hiệp sĩ phải tìm cách khắc chế. Đầu tiên, họ mặc áo choàng giống như áo poncho với các tấm hình chữ nhật nhỏ được tán vào áo. Tiếp theo, những bộ giáp sắt chuyên dụng được phát triển cho chân, tay và bàn tay. Chiếc khiên nhỏ, vuông, lồi thời đó (targe) bị loại bỏ khỏi các trận chiến do giáp trụ đã được cải tiến. Mũ giáp cũng thay đổi với sự xuất hiện của dạng mũ bọc kín toàn bộ (great helm) hay mũ sắt vành rộng (chapel-de-fer). Một loại mới nữa là bascinet ôm sát đầu, có thêm lớp giáp xích (camail) từ cằm đến vai và thường có tấm che mặt di động. Cuối những năm 1300, giáp ngực bằng tấm thép nguyên khối xuất hiện lần đầu tiên để bảo vệ ngực, kết hợp với áo giáp tấm ngắn (brigandine) cùng các tấm nhỏ hơn che bụng, hông và lưng.

Chỉ vài năm sau, khoảng năm 1420, những bộ giáp sắt nguyên khối, bao bọc từ đầu đến chân đã phổ biến, hoàn thiện hình ảnh của một hiệp sĩ trong bộ giáp sáng ngời.

Trang bị cho lính Trung Cổ

4/5 - (4 votes)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s