Lịch Sử Hoa Kỳ

Trại nhân giống nô lệ bắc Mỹ thế kỷ 18

Việc nhập khẩu nô lệ từ châu Phi rất tốn kém và rủi ro. Giới chủ nô bắc Mỹ đã nghĩ ra phương pháp cải thiện, nhân giống tại chỗ.

Khi theo đuổi những khoản lợi nhuận to lớn, lâu dài, con người có thể suy nghĩ và hành động lạ thường như thế nào? Lấy ví dụ về chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ. Ban đầu, giới chủ nô nhập khẩu người (nô lệ) từ Châu Phi. Nhưng xét trên phương diện kinh doanh, đây là công đoạn tốn kém, mất nhiều thời gian và hiệu quả thấp: tỉ lệ hao hụt “hàng hóa” trên đường vận chuyển rất cao; ngoài ra trong số các nô lệ được vận chuyển đến nơi thành công thì không ít người ốm đau, bệnh tật do không hợp thung thổ, dẫn đến tử vong… Giới chủ dù có bóc lột tàn tệ đến thế nào đối với những người sống sót khỏe mạnh thì vẫn khó lòng bù đắp những thiệt hại do hao hụt kể trên.

Những cái đầu năng động bắt đầu sục sôi kiếm tìm giải pháp hợp lý nhất.

Xét theo bối cảnh lịch sử, trong thế kỷ 18-19 tại châu Mỹ có sự phát triển nhanh chóng về các vùng lãnh thổ và sự xuất hiện của các quốc gia mới, do đó tình trạng thiếu lao động cũng xảy ra ngày càng trầm trọng.

Xét về bản tính, nô lệ đến từ châu Phi có tính cam chịu, dễ thích nghi với những điều kiện giam giữ dù khủng khiếp đến mấy và không ưa chống đối, nổi loạn như người từ các chủng tộc khác.

Cây nông nghiệp chính mang lại thu nhập khổng lồ ở Hoa Kỳ lúc bấy giờ là bông, và trước đó là cây thuốc lá. Diện tích gieo trồng hai loại cây này nhanh chóng tăng lên và do đó sức lao động ngày càng trở nên khan hiếm.

Từ suy nghĩ (dựa trên quy định của pháp luật Mỹ thời bấy giờ) rằng con cái của nô lệ cũng sẽ là nô lệ, vậy việc “sản xuất tại chỗ” các thế hệ nô lệ mới chắc chắn có lợi hơn nhiều so với “nhập khẩu” nô lệ từ châu Phi xa xôi, giới chủ nô bắt đầu quá trình “nhân giống” nô lệ theo đúng nghĩa đen của từ này ở ngay trên đất Mỹ. Những “trang trại” nhân giống nô lệ bắt đầu xuất hiện và hoạt động từ khá lâu trước khi lệnh cấm buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương được ban hành vào năm 1808.

Tất nhiên, việc lập ra các trang trại để làm tăng số lượng nô lệ bằng con đường sinh sản tự nhiên một cách ép buộc là chuyện vượt xa đạo đức của thời đại chúng ta ngày nay. Nhưng hồi đó nó được coi là chuyện rất bình thường.

Những người đàn ông và phụ nữ trẻ khỏe mạnh nhất được lựa chọn khá cẩn thận và được đưa vào “định cư” tại những “trang trại” này; họ được cung cấp một chế độ ăn uống tốt và được giải phóng khỏi mọi công việc nặng nhọc.

Dĩ nhiên những “chỉ tiêu”, “định mức” cũng được đặt ra rất rõ ràng, chẳng hạn phụ nữ phải sinh con hàng năm, mỗi người đàn ông “bò giống” phải làm cho ít nhất 12 phụ nữ có thai mỗi năm.

Bên cạnh đó cũng có những “khuyến khích” nhất định, chẳng hạn, ở một số trang trại, người phụ nữ sẽ được trả tự do sau khi sinh 15 đứa con.

  • Nô lệ thu hoạch bông trên đồn điền
  • Cảnh mua bán nô lệ
  • Chọn “bò giống”
  • Pata Seca – những chặng đường đời
  • trai nhan giong no le

Đối với đàn ông thì khó khăn hơn, nhưng sau 10-15 năm “lao động cật lực” như vậy, anh ta cũng có thể trông cậy vào sự thương xót của người chủ.

Phụ nữ đẻ sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều con được đặc biệt coi trọng; và người đàn ông giúp họ đạt điều đó cũng được các ông chủ đối xử nhẹ tay hơn.

Sau khi “hoàn thành nghĩa vụ lao động”, những nô lệ này có thể được chủ trả phần thưởng bằng tiền.

Nhưng nếu không thể sinh con hoặc chỉ sinh được rất it con thì “những con giống kém hiệu quả” ấy sẽ phải chịu số phận khá bi thảm: bị điều đi làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu nhất, hoặc đơn giản là bán cho chủ khác.

“CỖ MÁY THỤ TINH” PATA SECA

Nô lệ da đen Pata Seca, sống ở Brazil thế kỷ 19, bị chủ nhân dùng làm “con bò đực giống”, theo số liệu chính thức, có tới 249 đứa con từ những người phụ nữ khác nhau. Nhìn chung, con cháu của ông thừa hưởng địa vị nô lệ, bởi vì sự ra đời của họ không gì khác hơn là sự gia tăng số lượng lao động trên các đồn điền.

Đầu năm 1808, một sự kiện xảy ra đe dọa đến hàng nghìn chủ đồn điền và nông dân ở Tân Thế giới: nước Anh cấm buôn bán nô lệ, khiến dòng nô lệ từ các thuộc địa châu Phi giảm đi đáng kể. Trong khi đó, diện tích trồng bông, mía, khoai tây ở Hoa Kỳ và Nam Mỹ lại đang tăng vọt.

Tỷ lệ tử vong cao đòi hỏi phải liên tục bổ sung đội ngũ nô lệ. Nhưng tuyến đường biển từ châu Phi qua Đại Tây Dương do người Anh kiểm soát, họ đối xử không thương tiếc với những kẻ buôn bán nô lệ. Điều này dẫn đến việc các chủ đồn điền bắt đầu giải quyết vấn đề bằng các biện pháp “cục bộ” nhằm làm tăng mức sinh ở các nô lệ của mình.

Công việc trên các đồn điền rất vất vả và đòi hỏi những nô lệ phải có thể lực và sức chịu đựng rất lớn. Vì vậy, các chủ nô bắt đầu đánh giá cao những người đàn ông cao lớn và khỏe mạnh, vì tin rằng họ sẽ truyền lại những đặc điểm thể chất ấy cho con cháu và những đứa con khỏe mạnh do họ sinh ra sẽ là thế hệ nô lệ kế tiếp “có chất lượng cao”.

Pata Seca, tên thật là Roque José Florencio, có tất cả những phẩm chất lý tưởng của một nô lệ: cao tới 218 cm, mang vác được hàng trăm cân. Nhờ thể chất tối ưu này, anh ta đã được mua ở chợ nô lệ và đưa đến một đồn điền gần Sao Paulo để làm máy thụ tinh nhằm sản xuất thế hệ nô lệ tương lai.

Pata Seka không bị bắt phải làm những việc tay chân nặng nhọc, được ăn uống đầy đủ và được ông chủ ưu ái giao cho những công việc đơn giản quanh nhà, như chăm sóc ngựa hay đi đưa thư, mời khách. Anh ta sống tách biệt với những nô lệ khác và ăn mặc khá tinh tươm.

Dù được hưởng nhiều đặc quyền, Pata Seca vẫn là nô lệ, là tài sản của chủ nhân. Anh ta có nhiệm vụ phải thụ tinh cho những nữ nô lệ mà người chủ yêu cầu. Không ai có thể nói chắc chắn liệu Pata Seca có thích thú công việc của mình hay công việc ấy khiến anh đau khổ về mặt đạo đức. Chỉ biết rằng có tới ngót 250 đứa trẻ được sinh ra từ ông, gia nhập hàng ngũ nô lệ trong các đồn điền.

Con cháu của người đàn ông đó cuối cùng cũng trở thành “đồ vật” thông thường trên các đồn điền. Họ bị tra tấn và thậm chí bị giết mà không bị trừng phạt, vì nô lệ không được coi là người chính thức. Các con của Pât Seca lớn lên và cũng trở thành cha mẹ. Ngay trong thế kỷ 21, nghiên cứu di truyền đã được tiến hành cho thấy một điều đáng kinh ngạc: hóa ra 30% dân số của quận Santa Eudoxia-Sal Carlos là hậu duệ của Seca.

Đến năm 1888 chế độ nô lệ bị bãi bỏ ở Brazil, Pata Seca lúc đó vẫn chưa già, và còn khá khỏe mạnh khi nhận được tự do. Người chủ cũ đã cho anh một mảnh đất để xây nhà. Pata kết hôn với một người phụ nữ tên Palmyra và trở thành cha của 9 đứa trẻ. Người mà ngày trước chỉ là cỗ máy “thụ tinh thiên tạo” giờ đây đã dành những ngày còn lại của đời mình để làm việc trên mảnh đất của chính mình, nuôi dạy thế hệ trẻ vốn đã được tự do trở thành những con người lương thiện…

4/5 - (1 vote)
Nô Lệ

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s