Nhiều nền văn minh trên thế giới vẫn đặt tinh thần lên cao hơn vật chất. Các nhà sư Tây Tạng đặc biệt tin vào sự hiện hữu của một nguyên lý tinh thần có khả năng tạo ra những hình hài bằng tâm thức nhìn thấy được mà họ gọi là tulpa.
Người phụ nữ Pháp ở xứ sở lạt ma
Sau một thời gian dài sống dưới chân núi Himalaya; tháng Sáu năm 1912 một phụ nữ Pháp 44 tuổi tên Alexandra David-Neel bắt đầu đi lên xứ sở “vùng cao” tức Tây Tạng. Bà ghi lại kỷ niệm về chuyến đi này và các chuyến tiếp theo trong nhiều bài viết trong đó tác phẩm đầu tiên mang tựa đề Hành trình của một phụ nữ Paris đến Lhasa được xuất bản năm 1927. Trong quyển sách này có rất nhiều đoạn kể về một hiện tượng kỳ lạ mà người Tây Tạng gọi là tulpa.
Với người Tây Tạng thì tulpa là một hình hài được tạo ra bằng tâm thức. Ta có thể gọi đó là bóng ma. Bóng ma này do các nhà sư Tây Tạng hay do những người đắc đạo tạo ra sau một thời gian dài thiền định. Bóng ma này có thể mang hình dáng một con vật, một cảnh vật, một đồ vật hay một con người. Nó không phải là ảo ảnh mà là một thực thể bằng xương bằng thịt có thể tỏa mùi hương và phát ra âm thanh,… Trong tác phẩm Những điều thần bí và các pháp sư Tây Tạng (1929), Alexandra David-Neel viết: “Hưởng của bụi hoa hồng ma lan tỏa rất xa; căn nhà ma là nơi mà những du khách bằng xương bằng thịt có thể cư trú…”
Phải chăng vũ trụ chỉ là một cấu trúc tinh thần?
Việc tạo ra các tulpa được các lạt ma Tây Tạng giải thích như sau: theo quan niệm của họ về thế giới thì vũ trụ quanh ta đơn giản chỉ là ảo ảnh do tinh thần tạo ra. Không có gì tồn tại nếu như không phải từ suy nghĩ của con người mà ra. Vì vậy mục đích của lễ thụ pháp chính là nhằm phát triển khả năng hình thành suy nghĩ của con người để biến những cái ở thể tiềm tàng – tức không gian rỗng – thành thể xác thực – tức sự vật có thực.
Ta thường nghĩ ngay rằng các hình hài vật lý mà người Tây Tạng gọi là tulpa chỉ là một ảo giác. Nhưng nếu vậy thì đó phải là ảo giác của nhiều người bởi trong rất nhiều trường hợp, không chỉ người tạo ra tulpa mới nhìn thấy hình ảnh đó mà cả những người xung quanh ông ta cũng nhìn thấy.
Trong thế giới của người Tây Tạng, từ tulipa được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Một số lạt ma cho rằng đó là một hình hài vật lý thực sự hiện hữu. Điểu này có nghĩa là tinh thần có thể tạo ra hình thể vật chất. Một số khác lại cho rằng người tạo ra tulpa đã truyền suy nghĩ của mình cho những người khác và khiến họ có thể nhìn thấy cái đang nằm trong suy nghĩ của mình. Trong trường hợp này, tulpa là một dạng ám thị ở cường độ rất mạnh.
Kylkhor, các thế giới thu nhỏ
Giáo dục tôn giáo của người Tây Tạng chủ yếu tập trung vào việc phát triển sức mạnh tâm thức. Các bài tập rèn luyện cho một tiểu tăng Tây Tạng đều hướng đến việc tập làm chủ hơi thở (để giúp tâm bình an) và tập thiển. Bài tập thiền dựa trên một Kylkhor tức một đồ hình vẽ trên vải, viết trên giấy hay khắc trên đá.
Một số đồ hình thể hiện hình ảnh thế giới thu nhỏ. Ở trung tâm các thế giới thu nhỏ đó là một nhân vật, thường là một vị thần hộ mệnh gọi là yidam. Vị tiểu tăng càng đạt nhiều tiến bộ thì càng thành công trong việc “thổi hồn” vào cái đổ hình mà mình tập trung hướng đến. Nói cách khác, những gì được vẽ trên đổ hình mà vị tiểu tăng đang tập trung suy nghĩ sẽ biến thành hiện thực. Nhờ sự khai tầm này mà vị tiểu tăng hiểu rằng mọi thứ trên cõi đời chỉ là ảo ảnh do trí tưởng tượng mà ra. Kể từ đó có thể chế ngự được sự sợ hãi và mọi cảm giác. Vị lạt ma nào đạt đến cảnh giới này thì có thể chống lại cái rét đến mức có thể nằm trần truổng suốt đêm dưới trời tuyết. Cảm giác nóng hoặc lạnh với vị lạt ma chỉ còn là ảo giác của tâm trí mà ông ta dùng một ảo giác khác để chống lại. Ảo giác này là dùng ý chí kích thích để tạo ra sức nóng bên trong cơ thể. Từ đó, tinh thần sẽ không còn phải e ngại vật chất bởi đã hoàn toàn kiểm soát được vật chất và có thể điều khiển vật chất theo ý mình.
Bí Ẩn Lịch Sử
Vua George V và con tàu ma
Hiện tượng ngôi nhà ma ám
Sợi nhánh: bí ẩn hoa văn trên đá
Cách tạo Tulpa
Những buổi thiền định để tạo ra tulpa không hề giống với các buổi cầu hôn ở các nước phương Tây. Các tu sĩ có thể ngồi ngay dưới ánh mặt trời chói chang và không cần đến sự hiện diện của một nhà ngoại cảm. Bà Alexandra David-Neel cho biết bà từng chứng kiến việc tạo ra các hình hài tâm thức. Tại một trong những dịp như thế, bà đã tận mắt chứng kiến sự xuất hiện của một hình hài giống hệt với người tạo ra nó và thậm chí bà còn chạm được vào hình hài đó. Tuy nhiên do cái hình hài được tạo ra từ tinh thần này không đủ độ đậm đặc nên nó đã từ từ biến mất. ở trường hợp khác, bà nhìn thấy xuất hiện trước mặt một bản sao của một lạt ma mà bà quen biết trong lúc người này đang ở cách xa bà nhiều cây số.
Bản thân Alexandria cũng muốn kiểm tra xem mình có khả năng hình thành một hình hài như thế không. Sau vài tháng tập trung tư tưởng cao độ, bà tạo ra được một người mà theo lời bà thì nhiều người khác cũng nhìn thấy. Nhung do còn thiếu kinh nghiệm nên bà đã bị phân tâm và đánh mất khả năng kiểm soát hình hài mà bà đã tạo ra, khiến cho hình hài đó biến đổi một cách đáng ngại. Bà phải cố hết sức gạt bỏ hình hài này ra khỏi suy nghĩ của mình nó mới biến mất vĩnh viễn. Tuy nhiên, người Tây Tạng cho rằng có đôi khi hình hài không biến mất mà tiếp tục tự tổn tại một cách độc lập với người tạo ra nó.