Sử Trung Quốc

Sơ lược về chữ giáp cốt và thư pháp chữ giáp cốt

Chữ giáp cốt là loại chữ khắc trên mai rùa và xương động vật vào thời kỳ từ nhà Thương đến đầu thời Chu, chủ yếu dùng trong bói toán

By Bác Văn Ước Lễ
chu giap cot trung hoa

Giáp cốt 甲骨 là nói gọn của quy giáp 龜甲 (mai rùa hoặc yếm rùa) và thú cốt 獸骨 (xương thú). Chữ giáp cốt là loại chữ khắc trên mai rùa và xương động vật vào thời kỳ từ nhà Thương đến đầu thời Chu, chủ yếu dùng trong bói toán. Văn tự này là minh chứng cho sự phát triển của nền văn minh cổ đại, cùng với chữ tượng hình Ai Cập cổ đại, chữ hình nêm Babylon cổ đại và chữ khắc trên con dấu của lưu vực sông Ấn cổ đại được coi là bốn loại chữ viết sớm nhất nhân loại.

Dù là văn tự sơ khởi của chữ Hán ngày nay nhưng cũng phải đến năm Quang Tự thứ 25 (công nguyên 1899), Vương Ý Vinh 王懿荣 – viên quan nhà Thanh và là nhà kim thạch học nổi tiếng, mắc bệnh sốt rét, phái người đi tiệm thuốc mua thuốc. Do Vương Ý Vinh có chút hiểu biết về y thuật, khi dùng thuốc ông đều tự mình kiểm tra từng vị thuốc. Tình cờ, ông phát hiện trên một vị thuốc gọi là long cốt có khắc chữ, bèn mua hết tất cả long cốt của tiệm thuốc và ông sưu tầm rộng rãi qua các nguồn khác nhau. Sau khi nghiên cứu, với nền tảng sâu rộng về kim thạch, Vương Ý Vinh cuối cùng xác định “long cốt” là xương dùng cho bói toán thời Thương, và chữ khắc trên long cốt cổ xưa hơn chữ Triện, sau này gọi là chữ giáp cốt. Từ đó, Vương Ý Vinh bắt đầu mua sắm một lượng lớn giáp cốt, chỉ trong thời gian ngắn đã phát hiện hơn 1500 mảnh, khiến cho chữ giáp cốt được thế giới biết đến.

Kể từ khi Vương Ý Vinh phát hiện ra chữ giáp cốt vào năm 1899, nghiên cứu về loại chữ này đã phát triển mạnh mẽ trong hơn một thế kỷ qua. Hiện nay, theo đánh giá của các nhà khảo cổ học, chữ giáp cốt không trùng lặp có khoảng 5000 chữ, trong đó khoảng 2000 chữ đã được giải mã, những chữ chưa được giải mã chủ yếu là tên người và tên địa danh.

Theo các hiện vật khai quật được, cấu trúc một số chữ giáp cốt có mối liên hệ mật thiết với văn tự được khắc trên đồ đồng thời Thương Chu. Không ngạc nhiên khi một trong những người tiên phong nghiên cứu và đưa chữ giáp cốt vào thư pháp bút lông, La Chấn Ngọc 羅振玉, đã kết hợp chữ giáp cốt và chữ kim văn thành câu đối, thành thơ, toàn bộ hài hòa, thông suốt, nâng tầm mối liên hệ nội tại giữa giáp cốt và chữ đại triện.

Từ góc độ nghệ thuật thư pháp sau thời Tấn Đường, chữ giáp cốt cũng có đủ ba yếu tố cấu trúc, bút pháp và chương pháp của các thể thư pháp như triện, lệ, khải, hành, thảo. Về cấu trúc, chữ giáp cốt tuy kích thước không đồng nhất, nhưng cân đối, hoặc một chữ nhiều hình dạng mang vẻ đẹp biến hóa, bố cục ổn định, một số còn kết hợp giữa hình vuông và hình tròn, mở và đóng. Về bút pháp, do được khắc trên xương động vật cứng, nên nét khắc chủ yếu là đường thẳng, đường cong được tạo thành bởi các đường ngắn nối tiếp; do kỹ thuật khởi đao và thu đao, đường nét cũng hiện ra ở giữa đậm, ở hai đầu nhạt, mạnh mẽ, cứng cáp, sắc nét và đa dạng. Về chương pháp, tuy bị ảnh hưởng bởi kích thước và hình dáng của mảnh xương được chọn, nhưng vẫn thể hiện được kỹ thuật khắc và đặc điểm nghệ thuật viết. Với chữ nhiều nét, bố cục được sắp xếp chặt chẽ, mang lại cảm giác dày đặc; với chữ út nét, bố cục nổi bật sự thoáng đãng và linh hoạt, tạo nên vẻ cổ kính và tràn đầy sức sống.

Dù qua hơn thế kỷ phát hiện và nghiên cứu chữ giáp cốt, các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng giải mã chữ viết này. Hiện nay, trong số khoảng năm nghìn chữ giáp cốt đã biết, chỉ có gần hai nghìn chữ được giải mã. Tình hình này đã gây không ít khó khăn lớn cho việc sáng tác chữ giáp cốt, cách sáng tác chủ yếu vẫn giới hạn trong hình thức sưu tập câu. Phan Chủ Lan 潘主蘭 thường sáng tác một số bài văn ngắn bằng chữ giáp cốt, lời văn tao nhã, dễ nhớ. Ông đã đúc kết những tinh túy của người đi trước, các tác phẩm giáp cốt của ông có bút pháp như dao khắc, đường nét mượt mà, vừa giữ được đặc trưng vốn có của chữ giáp cốt, vừa chất chứa thư phong của bút lông mực Tàu; chương pháp hài hòa, tự nhiên, phá bỏ cách sắp xếp cứng nhắc của tiền bối, nhưng tổng thể lại cân đối, chặt chẽ.

Ngoài La Chấn Ngọc và Phan Chủ Lan, các nhà nghiên cứu – thư pháp gia như Quách Mạt Nhược 郭沫若, Đổng Tác Tân 董作賓, Vương Tương 王襄, Diệp Ngọc Sâm 葉玉森, Bào Đỉnh 鮑鼎, Thương Thừa Tộ 商承祚, Dung Canh 容庚, Hồ Quang Vỹ 胡光煒, Nghiêm Nhất Bình 嚴一萍, Du Thọ 遊壽, Trương Chính Lãng 張政烺 …đều có tác phẩm thư pháp chữ giáp cốt mang phong cách độc đáo của riêng mình.

Kết lại, thư pháp chữ giáp cốt là sự giao thoa tuyệt vời giữa nghệ thuật cổ đại và hiện đại, giữa sự sáng tạo và truyền thống, giữa tinh thần và kỹ năng. Nó không chỉ giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của giáp cốt văn mà còn mở ra những hướng đi mới cho nghệ thuật thư pháp hiện đại.

5/5 - (1 vote)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s