Sử Việt Nam

Đồng bạc con cò và cuộc chiến tiền tệ Minh Hương – Pháp

Cuối thế kỷ 19 xảy ra cuộc chiến tiền tệ giữa người Hoa ở Việt Nam và thực dân Pháp, nhằm kiểm soát thị trường

nguoi minh huong va nguoi phap

Đồng bạc Con cò lưu hành khắp vùng từ Singapore đến Nhật Bản qua Xiêm, Đông Dương, Hồng Kông và tất cả những hải khẩu lớn của Trung Hoa có buôn bán với nước ngoài. Nó không phải là tiền tệ chính thức của nước nào kể cả Mêxicô, dù rằng nó mang tên là “đồng bạc Mễ Tây Cơ”, và được mọi người công nhận về trọng lượng và tuổi tác, vừa dùng làm đơn vị để tính toán, vừa dùng làm tiền mặt trong các cuộc trao đổi buôn bán.

Đồng bạc con cò

Đồng bạc Con cò đã có lưu hành ở nước ta từ thời Minh Mạng bên cạnh đồng tiền kẽm là tiền đúc chính thức vào thời ấy. Đồng tiền kẽm thì quá bất tiện đối với người Pháp một đồng frances (quan) đổi ra tiền kẽm nặng gần cả một kílô, và đi chợ mua thức ăn cho binh lính Pháp phải dùng đến xe bò để chở tiền đi. Do đó lúc bấy giờ người Pháp ưa dùng đồng bạc Con cò để giao dịch mua bán với người Trung Hoa.

Một hôm, không biết thế nào, đột nhiên không một người Hoa nào chịu nhận đồng bạc Con cò của người Pháp đưa ra để mua hàng nữa. Họ chỉ nhận những đồng bạc Con cò có đục lỗ.

Lúc đó, đồng bạc Con cò là đồng bạc lưu thông ra vào các nước rất mạnh, cho nên có lúc, có thể nó được tích trữ lại ở nơi này thật nhiều, mà ở nơi khác lại thật khan hiếm, làm trở ngại cho việc trao đổi buôn bán ở nơi đó. Trước tình hình ấy, các nhà tư sản mại bản người Hoa kinh doanh các ngân hàng ở Hong Kong mới nảy ra sáng kiến, đột lên một số đồng bạc một lỗ nhỏ để đánh dấu, làm cho đồng bạc này mất giá trị tiền tệ đối với nước ngoài và chỉ còn lưu hành được trong phạm vi nội địa Hong Kong.

Như vậy là ở Hong Kong lúc đó có hai đồng bạc Con cò song song lưu hành cùng một lúc: đồng có đục lỗ gọi là “chop dollar” – tiền có dấu, và đồng không đục lỗ gọi là “clean dollar”- tiền sạch. Nhưng điều này cũng không phải là không có bất tiện khi người Hong Kong cần trao đổi một món hàng lớn nào với nước ngoài phải dùng đến tiền sạch, thiếu thì phải đi mua đồng này trong nhân dân. Giá đồng tiền sạch lúc đó tăng lên có khi 50% giá trị đồng tiền.

Bấy giờ ở Nam Kỳ, người Hoa không chịu nhận những đồng bạc sạch nữa, và bảo nhau cất giấu hàng hóa thực phẩm không bán cho người Pháp chừng nào chưa có đồng bạc đục lỗ. Ngày 23.06.1863, thủy sư đô đốc La Grandière – Thống đốc Nam Kỳ phải ra sắc lệnh nêu rõ “Việc làm này gây nhiều khó khăn cho nền thương mại ở Sài Gòn, làm thương tổn một cách nghiêm trọng đến ngân quỹ” và ông quy định chính thức là “đồng bạc có đánh dấu bao giờ cũng kém giá trị hơn đồng bạc không đánh dấu”.

Mặc! Người Hoa vẫn bảo nhau đồng lòng khăng khăng giữ ý định của họ, bắt buộc chính quyền Pháp, cực chẳng đã phải cho người sang tận Hong Kong mua cho được – mà mua với giá rất đắt – đồng bạc có đục lỗ về họ mới chịu bán hàng cho. Họ thắng keo thứ nhất.

Đồng bạc Con cò có điều kiện bất tiện là không có đơn vị lẻ, nên trong đời sống hàng ngày rất khó dùng để mua bán lương thực, thực phẩm. Người Pháp bèn nghĩ ra kế cắt đồng bạc thành 4 phần bằng nhau, rồi gọi mỗi phần bằng cái tên rất kêu mượn của người Anh là shiling. Người dân miền Nam thì gọi bằng cái tên nôm na đơn giản hơn là “bạc cắc”, từ đó ra chữ “bạc cắc” và “cắc bạc” để chỉ đơn vị một hào sau này và để giữ thói quen xé đôi đồng bạc giấy ra để làm một đơn vị mới là 5 xu. Việc cắt đồng bạc này đưa ngay đến một bất lợi trước mắt là một đồng bạc như vậy tính ra mất đi 1/5 giá trị, và người tiêu dùng sẽ phải trả 1 quan Pháp một món hàng đáng giá 25 xu.

Người Hoa ở Chợ Lớn lại cao tay hơn. Họ cũng cắt đồng bạc nhưng không phải làm 4 phần mà làm 5 phần. Như thế mỗi đồng bạc tính ra người Pháp mất đi 2 quan mà vẫn phải cắn răng chịu, vì theo Jean Bouchot “lúc đó người Hoa chiếm ưu thế tuyệt đối về thưong mại ở Sài Gòn…”Người Hoa lại thắng keo thứ hai.

Bị cái nạn tiền có lỗ, khi cần đến tiền sạch, người Pháp lại phải sang Hong Kong tìm mua. Tiền sạch ở Hong Kong lúc đó lại đắt hơn các nơi khác nên có khi người Pháp lại phải mua đến 6 quan 1 đồng. Nhưng mua về được đồng nào lại thấy mất đồng ấy, vì người Hoa sau khi được đồng bạc sạch rồi thì không cho nó lưu hành nữa mà gửi trả về Hong Kong cho quay vòng bán lại cho người Pháp với giá cao, lấy chênh lệch.

Túng thế quá, nguời Pháp phải dùng tiền franc từ Pháp sang để lưu hành làm tiền tiêu dùng. Lúc đó họ đã mang sang mấy triệu đồng đủ các loại tiền lẻ từ 5 franc, 1 franc đến tận đồng centime. Mang thứ tiền này vào Chợ Lớn mua hàng, người Hoa vui vẻ nhận tất, nhưng chỉ thấy tiền vào túi họ mà không thấy trở ra nữa, và chỉ trong có vài tháng là biến mất hết, không còn thấy đồng nào lưu hành nữa. Thì ra, những tiền này đã được một hệ thống thuyền buồm đưa về tận Quảng Đông, Phúc Kiến để đúc chảy ra lấy bạc làm đồ dùng.

Chính quyền thuộc địa Pháp điên đầu, ra hết nghị định này đến sắc lệnh kia, lùng sục khám xét, tịch thu, phạt tiền có lúc đến hàng nghìn đồng bạc Con cò nhưng vẫn vô hiệu. Và cuộc chiến tranh tiền tệ này chỉ tạm kết thúc vào năm 1879, khi người Pháp dập được đồng bạc “bà đầm xoè” và các đon vị tiền lẻ 5 hào, 2 hào, 1 hào, 1 xu đem sang dùng ở nước ta.

Nguồn: Theo tư liệu của Jean Bouchot và bài diễn thuyết của M. Bazin năm 1909 được dẫn lại trong sách 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, nxb Chính trị quốc gia, năm 1998.

*Ý kiến cá nhân: Đáng buồn thay vì vua quan triều đình nhà Nguyễn thiển cận và thói xấu coi thường buôn bán của dân nước Nam nên cuối cùng hai giống dân Ngoại quốc Pháp-Hoa đấu nhau cắn xé ác liệt để tranh giành mối lợi từ mảnh đất quê hương của dân Nam và người dân Nam chỉ biết đứng nhìn bị cho ra rìa ngay trên quê cha đất tổ.

Ảnh bên dưới: Đồng bạc Con cò nổi tiếng đi vào thơ ca dân gian VN từng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam thế kỷ 19 và nhiều quốc gia ở châu Á thời điểm đó.

5/5 - (2 votes)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s