Nghịch lý Epicurus, hay còn được gọi là Vấn đề cái ác, (có khả năng bắt nguồn từ triết gia Epicurus và được đặt theo tên ông mặc dù vẫn chưa rõ chính xác), chỉ ra sự mâu thuẫn giữa sự tồn tại của cái ác trên thế giới và sự tồn tại của một God toàn trí (omniscient), toàn năng (omnipotent), toàn tình thương (omnibenevolent) và hiện diện muôn nơi (omnipresent). [ở đây mình xin phép được để nguyên từ “god”]
Hầu hết các tôn giáo độc thần trên thế giới đều khắc họa God của họ như trên; ví dụ, God của đạo hồi, đạo Do Thái và đạo Cơ Đốc đều sở hữu bốn đặc điểm trên. Đây còn được gọi là thuyết cổ điển.
Đối với các triết gia, “cái ác” chỉ là thuật ngữ chung để miêu tả những thứ được ta cho là xấu. Trong luân lý học, cái ác được chia về hai loại chung: đạo đức và tự nhiên. Ví dụ, Cái ác đạo đức là sự tra tấn và diệt chủng – những ví dụ chính về hành động giết hại đã xảy ra xuyên suốt lịch sử con người. Cái ác tự nhiên là những thứ như động đất và sóng thần – có khả năng giết chết hàng trăm hoặc ngàn người; cũng như những bệnh tật như AIDS [hội chứng*] hoặc đậu mùa – đã giết hại hàng triệu người. Cái ác tự nhiên cũng bao gồm những sự thật hiển nhiên nhưng tàn khốc (như ta rồi sẽ chết và chịu khổ cả; sinh vật này phải ăn sinh vật khác để tồn tại; virus gây bệnh, vi khuẩn và động vật nguyên sinh có tồn tại; vv…)
Nghịch lý Epicurus chỉ ra rằng nếu có một God sở hữu 4 đặc điểm trên thực sự là đấng kiến tạo thì thế giới sẽ rất khác so với hiện thực; vì thế đó là nghịch lý đối với các tín đồ tôn giáo thông thường.
Đọc thêm
Dưới đây là cách mà Nghịch lý Epicurus đưa ra vấn đề (nguồn từ Wikipedia):
“God, [Epicurus] nói rằng:
(1) Hoặc là muốn diệt trừ cái ác nhưng không thể
(2) Hoặc là có thể nhưng không muốn;
(3) Hoặc là vừa không muốn vừa không thể;
(4) Hoặc là vừa muốn vừa có thể.
Nếu Ngài muốn [diệt trừ cái ác] nhưng không thể (1) thì Ngài không toàn năng, nghĩa là không thuộc về đặc tính của một God;
Nếu Ngài có thể mà không muốn (2) thì Ngài không yêu thương, nghĩa là đối ngược với một God;
Nếu Ngài vừa không thể vừa không muốn (3), thì Ngài vừa không toàn năng vừa không yêu thương, bởi thế sẽ không thể là God;
Nếu Ngài vừa muốn vừa có thể (4), bởi vậy sẽ là God, vậy tại sao lại vẫn có cái ác? Tại sao Ngài không diệt trừ chúng?”
Mọi tôn giáo dựa vào thuyết cổ điển, khi gặp phải vấn đề này, đều có lý giải cho sự tồn tại của cái ác (theodicy), rằng tại sao God lại để cho cái ác tồn tại, nhưng chẳng lời giải thích nào thỏa đáng cả.
Ví dụ, Cơ Đốc giáo thường giải thích rằng God không mang cái ác đến thế gian, mà là do con người mang cái ác đến. Chuyện là thế này: God cho con người ý chí tự do (free will) và rồi họ sử dụng sai nó, hậu quả là cái ác xảy đến.
Lời giải thích này có vài vấn đề rõ ràng: Tại sao ngay từ đầu God lại tạo ra cái ác làm gì? Ngài có thể tạo ra bất cứ thứ gì ngài muốn nếu ngài toàn năng. Hoặc, ta có thể thắc mắc rằng tại sao lại cho con người ý chí tự do? Rõ ràng một God toàn năng có thể tạo ra một thụ vật không có ý chí tự do nhưng vẫn hạnh phúc. Có rất nhiều vấn đề để chất vấn trong câu chuyện này, nhưng những tín đồ sẽ luôn trả lời rằng việc có cái ác ở thế gian cũng chẳng quan trọng, bởi vì trần thế này chỉ là tạm thời – God đã mời gọi ta tránh xa cái ác và đau khổ bằng cách đón mời Jesus làm cứu tinh. Ta được bảo rằng nếu đón mời Jesus ta sẽ được lên thiên đàng và ở đó sẽ không có cái ác. Nhưng ở mặt khác của câu chuyện là nơi mà ta sẽ đến nếu không chấp nhận Jesus: Địa Ngục, là nơi đau khổ vĩnh hằng, một “biển lửa”, nơi có sự đau khổ khủng khiếp và vĩnh hằng dành cho kẻ đày đọa.
Vậy nên, kể cả khi ta chấp nhận rằng có lời giải cho Nghịch lý Epicurus của phe hữu thần khi xét đến vấn đề cái ác (rằng cái ác chỉ tồn tại ở trần thế hoặc chỉ có khi ta còn sống ở trần thế), thì vẫn có một vấn đề cái ác lớn hơn nữa: Vấn đề địa ngục. Tại sao một God với bốn đặc tính kể trên lại tạo dựng một nơi tra tấn vĩnh hằng? Tại sao God này lại tạo ra con người trong khi Ngài biết rằng người này sẽ bị đày đọa xuống địa ngục vĩnh cửu (hãy nhớ rằng, toàn trí là biết được tất cả quá khứ, hiện tại và tương lai). God chỉ cần đừng tạo ra những người sẽ bị đày xuống địa ngục là được mà? Mà ngay từ đầu tại sao God lại tạo ra địa ngục, tại sao ngay từ đầu không để tất cả mọi người sống ở thiên đàng? Cuối cùng, ta phải hỏi rằng tại sao một God như thế lại tạo ra bất cứ thứ gì nếu có một người phải bị tra tấn vĩnh hằng? Chẳng phải là một vũ trụ không có trải nghiệm ý thức (ngoại trừ God) sẽ tốt hơn một vũ trụ có những thụ vật có ý thức trải nghiệm sự đau khổ vô tận sao? Những tín đồ truyền thống chẳng có lời giải hợp lý nào cho các câu hỏi ở trên cả.
Vậy đó, Nghịch lý Epicurus, đi cùng với vấn đề Địa ngục, chỉ ra rằng quan niệm tôn giáo thông thường về God là một sự mâu thuẫn logic.