Sử Trung Quốc

Danh xưng dành cho Hoàng hậu và phi tần thời phong kiến

Vương triều Trung Hoa là nơi nặng tính lễ nghi và hình thức. Họ có vô vàn cách xưng hô dành cho hoàng hậu và cung phi

danh xung hoang hau

Danh xưng Hoàng hậu

Tiêu Phòng: Thời Hán hoàng hậu ở điện Tiêu Phòng, sở dĩ có điều này bởi vì có tục dùng để phòng tránh ma quỷ thường lấy ớt/ hạt tiêu đặt ở góc tường lại cho thêm vào lửa. Cũng ngụ ý hoàng hậu sẽ có nhiều con cháu. Gọi điện Tiêu Phòng lấy lấy chữ tiêu 椒 này mà ra. Sau này người đời sử dụng Tiêu Phòng làm biệt xưng cho hoàng hậu.

Chính cung, Trung Cung: Nơi ngụ của hoàng điện bên trong hoàng cung thường ở hậu cung, cũng do đó sauu này chở thành biệt xưng của hoàng hậu.

Nguyên hậu: Nguyên phối của hoàng đế được gọi là nguyên hậu để phân biệt với kế hậu.

Kế hậu: Sau khi nguyên hậu (nguyên phối) của hoàng đế qua đời. Nếu như hoàng đế lập tân hậu, người này sẽ là kế hậu. Sở dĩ như vậy để phân biệt với “nguyên hậu”.

Thiên hạ mẫu (Mẫu nghi thiên hạ)

Kính xưng dành cho hoàng hậu. Hán Thư · Nguyên Hậu truyện tán 》: “Cập Vương Hãng chi hưng, do Hiếu Nguyên Hậu Lịch Hán tứ thế vi thiên hạ mẫu.” Nghĩa là “Thừa lúc Vương Mãng nổi lên, do đó Nguyên hậu đời Hán được tôn làm 4 đời của thiên hạ mẫu ”.

Chú thích: Sự kiện này nói việc Hán Ai Đế lên ngôi. Vương Chính Quân được tôn làm Thái hoàng thái hậu, lệnh cho Vương Mãng trở về nhà để nhường lại quyền bính cho dòng ngoại thích mới của mẹ Ai Đế là Đinh cơ (vợ Lưu Khang).

Khôn cực.

Biệt xưng của hoàng hậu. 《 Hậu Hán thư · Hoàng hậu kỷ hạ · Thuận Liệt Lương hoàng hậu 》: “《 Xuân thu 》 chi nghĩa, thú tiên đại quốc, lương tiểu quý nhân nghi phối thiên tộ, chính vị khôn cực.” Lý hiền chú: “Chính kỳ nội vị, cư âm đức chi cực dã.” Nghĩa là: Sách Hậu Hán thư, thiên hoàng hậu kỉ hạ, Thuận Liệt Lương Hoàng hậu. Lễ độ, lấy tiên đại quốc (tức Hán Thuận Đế) dùng kẻ tiểu Lương Ký, ở vị trí hoàng hậu”.

Từ hồ, Từ vi.

Biệt xưng dành cho hoàng hậu hoặc sinh mẫu của hoàng đế. Hoặc cách gọi tẩm cung thái hậu trong trường hợp có nhiều thái hậu. Tống phạm thành đại 《 bính ngọ đông cung thọ thi 》: “Thần hôn lưỡng từ hồ, thi lễ nhất hiền vương.” Nghĩa là “Thời Tống, Phạm Thành Đại trong “Bính ngọ đông cung thọ thi” viết: Sớm chiều gọi Từ Hồ, thơ để chúc lễ bậc hiền vương”.

Hậu: Là chính thê của hoàng đế, thời Hạ hoàng đế gọi chung là “Hậu”, đến khi chết thì gọi là “Đế”. Hậu Tắc, Hậu Nghệ đều xếp vào sau bậc “Hậu”. Đến thời Thương, bậc quân chủ khi sống thì xưng Vương, sau khi chết thì gọi là đế. Tại triều Thương, mở đầu cho việc phối ngẫu với bậc quân chủ xưng là “Hậu” và trở thành chuyên xưng. Trong Lễ Kí- Khúc Lễ Hạ viết: “Thiên tử chi phi viết hậu” nghĩa là “Vợ của thiên tử thì gọi là hậu”.

Hoàng hậu: Là chính thê phối ngẫu cùng hoàng đế, khởi phát từ triều Tần, các triều đại tiếp theo tương tự sách lập.

Vương hậu: Đích thê của bậc quốc vương.

Hoàng ly: Biệt xưng của hoàng hậu. Trong Hậu Hán thư- Kỉ Tán viết: “Kỳ kỳ hoàng ly, ngôn quan trinh thục” Nghĩa là “ Ở vùng nước Tần (Thiểm Tây) và Tây Nhung, Hoàng Ly luôn cẩn trọng lời nói, thuần khiết dịu dàng”.

Nguyên phi, nguyên đích: Nguyên phối (chính thê) của bậc quân chủ chư hầu. Trong xuân thu tả truyện viết: “ Ẩn công nguyên niên: “Huệ công nguyên phi mạnh tử, mạnh tử tốt, kế thất dĩ thanh tử, sinh Ẩn công.” Nghĩa là “Năm Ẩn công thứ nhất: “ Nguyên Phi của Huệ Công là bà Mạnh tử, Mạnh tử chết, kế thất là Thanh tử sinh ra Ẩn công”.

Nguyên hậu, Nguyên phối: Chính thê của bậc đế vương, nguyên phối là hoàng hậu. Minh Sử – Hậu Phi truyện viết: “ Mục Tông tức vị, lễ thần nghị: “Hiếu Khiết hoàng hậu, đại hành hoàng đế nguyên phối, nghi hợp táng phủ miếu”. Nghĩa là “ Mục Tông lên ngôi, lễ thần bàn rằng: Hiếu Khiết hoàng hậu, là nguyên phối của Đại Hành hoàng đế, nên hợp táng tại phủ miếu”.

Nữ chủ: Là bậc nữ nhân làm vua, nhưng những vị này phần lớn chỉ lên triều chấp chính làm thái hậu. Sử kí – Lã thái hậu bản kỉ: “Thái hậu nữ chủ, dục vương Lã hậu” nghĩa là: “ Thái hậu nắm quyền làm chủ, muốn làm vua”.

Quân phụ: Là xưng hô của chính thê với bậc quân chủ.

Tử đồng: Xưng hô hoàng đế đối với hoàng hậu.

Từ hồ, từ vi: Kính xưng đối với thái hậu hoặc hoàng hậu. Triều Tống – Phạm Đại Thành trong chúc thọ năm Bính Ngọ tại Đông cung viết: “Thần hôn lưỡng từ hồ, thi lễ nhất Hiền vương.”

Quốc âm: Là biệt xưng của bậc hậu phi. Cổ đại nam là đại diện cho dương khí, nữ là chủ sự của âm khí. Do vậy hậu phi của bậc đế vương đề xưng là quốc âm.

Ngự thê: Là vợ của bậc đế vương, ví dụ như “Ngự nữ”; “Nữ ngự” đều nằm dưới bậc “Thế phụ”. Lễ Kí – Hôn nghĩa: “Cổ giả, thiên tử hậu lập lục cung, tam phu nhân, cửu tần, nhị thập thất thế phụ, bát thập nhất ngự thê; dĩ thính thiên hạ chi nội trị.” Nghĩa là: “ Thời xưa, thiên tử lập lục cung, ba vị phu nhân, bậc tần 9 vị, 27 bảy người ở vị trí thế phụ, 81 người phong làm ngự thê, nghe việc nội trị của thiên hạ”.

Thiên hạ mẫu, thiên hạ địa mẫu: Kính xưng dành cho hoàng hậu. Hán Thư · Nguyên Hậu truyện tán 》: “Cập Vương Hãng chi hưng, do Hiếu Nguyên Hậu Lịch Hán tứ thế vi thiên hạ mẫu.” Nghĩa là “Thừa lúc Vương Mãng nổi lên, do đó Nguyên hậu đời Hán được tôn làm 4 đời của thiên hạ mẫu ”.

Chú thích: Sự kiện này nói việc Hán Ai Đế lên ngôi. Vương Chính Quân được tôn làm Thái hoàng thái hậu, lệnh cho Vương Mãng trở về nhà để nhường lại quyền bính cho dòng ngoại thích mới của mẹ Ai Đế là Đinh cơ (vợ Lưu Khang).

Khôn cực: Biệt xưng của hoàng hậu. Hậu Hán thư · Hoàng hậu kỷ hạ · Thuận Liệt Lương hoàng hậu: “《 Xuân thu 》 chi nghĩa, thú tiên đại quốc, lương tiểu quý nhân nghi phối thiên tộ, chính vị khôn cực.” Lý hiền chú: “Chính kỳ nội vị, cư âm đức chi cực dã.” Nghĩa là: Sách Hậu Hán thư, thiên hoàng hậu kỉ hạ, Thuận Liệt Lương Hoàng hậu. Lễ độ, lấy tiên đại quốc (tức Hán Thuận Đế) dùng kẻ tiểu Lương Ký, ở vị trí hoàng hậu”.

Thành ngữ miêu tả phong thái hoàng hậu.

[Bế nguyệt tu hoa] :Câu này ý nói nữ tử dung mạo diễm lệ.

[Tài đức kiêm bị] : Tài: Tài năng. Đức: Phẩm đức. Bị: Cụ bị. Tài đức có nhiều mặt.

[Tài sơ ý quảng] : Câu này ý nói tài cán hữu hạn mà khát vọng rất lớn.

[Tài cao ý quảng]: Tài học hơn người, ôm hi vọng xa vời, khó có thể được việc lớn.

[Tài cao hành khiết]: Tài trí cao siêu, hạnh kiểm thuần khiết.

[Trầm ngư lạc nhạn]: Cá thấy chim chìm vào đáy nước, nhạn thấy chi rớt xuống đất . Hình dung nữ tử dung mạo mỹ lệ.

[Phú lệ đường hoàng]: Phú lệ: Hoa lệ; Đường hoàng: Long trọng, hùng vĩ. Hình dung phòng ốc to lớn xa hoa.

[Cung cung kính kính]: Đối với khách quý khiêm cung mà có lễ phép.

[Quốc sắc thiên hương]: Nữ tử nhan sắc mỹ lệ.

[Hoa dung nguyệt mạo]: Nhan sắc đẹp như hoa như trăng, hình dung nữ tử xinh đẹp.

[Hoàn phì yến sấu]: Hình dung nữ tử hình thái không giống nhau, có nét đjep riêng.

[Phẩm học kiêm ưu]: Ý nói phẩm đức cùng việc học đều thực ưu tú.

[Khuynh thành khuynh quốc]: nghiêng nước đổ thành, hàm ý nói nhan sắc xinh đẹp.

[Thiên tư quốc sắc]: Thiên tư: Trời sinh tư sắc; Quốc sắc: Nữ tử sắc đẹp có một không hai. Thời trước hình dung nữ tử dung mạo cực đẹp.

[Thiên hương quốc sắc]: Hình dung nữ tử vẻ đẹp diễm lệ.

[Ôn văn nhĩ nhã]: Ôn: Thái độ ôn hòa, có lễ phép; Nhĩ nhã: Văn nhã. Hình dung người thái độ ôn hòa, hành động văn nhã. Làm việc không lớn gan đanh đá, không có mạnh dạn đi đầu.

[Ôn nhu thể thiếp]: : Hiền dịu ngoan quan tâm săn sóc.

[Tú sắc khả xan]: Hình dung nữ tử đẹp. Sau cũng hình dung cảnh vật tú lệ.

[Diễm sắc tuyệt thế]: Tư sắc mỹ lệ, có một không hai.

[Nhất tự thiên kim]: hen ngợi văn từ tinh diệu, không thể sửa đổi.

[Ung dung hoa quý]: Hình dung thái độ văn nhã thong dong, trang trọng hào phóng.

[Ung dung nhĩ nhã]: Hình dung thái độ hào phóng, cử chỉ không tầm thường.

Các danh xưng dành cho phi tần, cung nữ

Phi: Là thiếp của hoàng đế, là cách gọi chính thê của thái tử và bậc vương hầu.

Phi tường, tần ngự, tần tường: Nữ quan trong cung, là cơ thiếp của chư hầu. Phi tường địa vị cao hơn tần ngự.

Qúy nhân: Nữ quan trong cung, là danh xưng dành cho phi tần. Có từ thời Đông Hán – Quang Vũ Đế. Địa vị ở dưới hoàng hậu. Sau này, các triều đại vẫn dùng danh quý nhân nhưng địa vị mỗi triều đại một khác, không tương đồng.

Lương đệ: Danh xưng dành cho thiếp của thái tử. Có từ thời Tây Hán. Về sau, Ngụy Tấn đến Tùy Đường thì đều noi theo sử dụng danh xưng này.

Nữ quân: Là phi thiếp của bậc quân chủ gọi chính thê.

Nội sủng, nội bế, bế nhân: Danh xưng để chỉ sủng thiếp hoặc được hoàng đế sủng hạnh. Tả truyện Hi công thập thất niên: “Tề hầu hảo nội, đa nội sủng, nội bế như phu nhân giả lục nhân.” Nghĩa là: Tả truyện – Hi công năm thé 17 “Tề hầu bên trong trị lí tốt, sủng ái nhiều, phu nhân có đến 6 người”.

Trắc thất, biệt thất, biệt phòng: Biệt xưng cho thứ thiếp.

Đại nương, tiểu nương: Biệt xưng cho hoàng hậu và bậc cơ thiếp. Trong Thanh Lương Chương Cự viết: “ Thiên tử thê cổ xưng đại nương“ Nghĩa là: “ Thời cổ, vợ của thiên tử đều xưng đại nương”.

Tế quân: Nguyên là thời cổ đại, đây là biệt xưng đích thê chư hầu. Về sau chuyển hóa thành danh xưng thông thường của chính thê.

Qủa tiểu quân: Khiêm xưng của bậc hoàng hậu.

Nội chủ: Danh xưng đích thê chư hầu thời tiên Tần, sau chỉ dùng để chỉ hoàng hậu.

Thiếu quân, tiểu quân: Danh xưng đích thê của chư hầu thời tiên Tần.

Cơ: Cách xưng của phi thiếp đế vương. Hán thư – Ngoại thích truyện: “ Cao tổ Bạc Cơ, Văn Đế mẫu dã” nghĩa là: “ Thiếp của Cao Tổ họ Bạc, là mẹ của Văn Đế”.

Đệ tự: Biệt xưng chỉ chung thiếp của đế vương.

Dắng: Đi theo bồi giá đích thê của đế vương. Cổ đại, đích nữ đế vương xuất giá thường đem theo muội muội hoặc chất nữ đi theo làm thị thiếp, xưng là dắng.

Dắng ngự, dắng thiếp: Đi theo đích thê, còn gọi là dắng thị, dắng tì.

Trường thiếp: Cổ đại, sinh được con cho chư hầu đều gọi là “Thiếp”.

Tiện thiếp, phó thiếp: Địa vị thấp kém đều xưng là “Thiếp”.

Tiểu tinh: Biệt xưng cổ đại gọi chung “Thiếp”.

Tu dung: Nữ quan trong cung, cùng là thị thiếp của đế vương. Đặt ra từ thời Ngụy Văn Đế. Hậu thế vẫn dùng danh xưng này, song danh hào địa vị khác biệt.

Chiêu nghi: Nữ quan trọng cung, cũng là thị thiếp của đế vương. Đặt ra từ thời Hán Nguyên Đế. Triều Hán dưới hoàng hậu, phi tần chia làm 14 cấp bậc, chiêu nghi đứng hàng thứ nhất. Vị thế ngang với thừa tướng, tước vị ngang với chư hầu. Các triều đại sau đều dùng danh xưng này cho phi tần tuy nhiên địa vị tôn ti không giống nhau.

Chiêu dung: Nữ quan trọng cung, cũng là thị thiếp của đế vương. Đặt ra từ thời Hán Vũ Đế. Từ Nguỵ Tấn đến Tuỳ Đường vẫn dùng danh xưng này. Đỗ Phủ trong bài “Tử thần điện thoái triều khẩu hiệu” có viết :”Hộ ngoại chiêu dung tử tụ thuỳ / Song chiêm ngự toạ dẫn triêu nghi.”

Chiêu Hoa: Nữ quan trọng cung, cũng là thị thiếp của đế vương. Đặt ra từ thời Nguỵ Minh Đế. Hậu thế vẫn sử dụng danh hiệu Chiêu Hoa.

Thục viên: Nữ quan trọng cung, thị thiếp của đế vương. Đặt ra từ thời Nguỵ Văn Đế, địa vị dưới Thục Phi.

Thái Phi: Là phi tần của hoàng đế đời trước. Thời Thanh thái phi là bậc thiếp còn sống của tổ phụ hoặc tiên hoàng, phân biệt nên xưng là hoàng quý thái phi, quý thái phi.

5/5 - (2 votes)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s