Lịch Sử Tổng Hợp

Trung đoàn Hoàng gia Norfolk biến vào đám mây

Một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Hoàng gia Norfolk đã đột nhiên biến mất vào tháng 8 năm 1915 ngay giữa chiến dịch Dardanelles

Một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Hoàng gia Norfolk đã đột nhiên biến mất vào tháng 8 năm 1915 ngay giữa chiến dịch Dardanelles

Một vụ biến mất bí ẩn đã xảy ra trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất: nguyên một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Hoàng gia Norfolk đã đột nhiên biến mất vào tháng 8 năm 1915 ngay giữa chiến dịch Dardanelles. Đây được xem là một trong những bí ẩn lớn nhất vì nó không chỉ liên quan đến một người mà là cả một đoàn người.

Trận đánh ở Dardanelles

Trong suốt khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 12 năm 1915, quân Anh và Pháp tìm mọi cách chinh phục Dardanelles bởi nó trấn giữ một vị trí chiến lược mà từ đó có thể kiểm soát mọi di chuyển giữa Địa Trung Hải và các bến cảng của Nga ở Hắc Hải. Nhưng dưới sự chỉ huy của Đức, quân đội của đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) đã đánh bại đạo quân viễn chinh đổng minh. Do tổn thất quá lớn (46.000 người chết) nên cuối cùng, vào tháng 12 năm 1915, quân đồng minh đành bỏ cuộc.

Các binh sĩ của trung đoàn Norfolk biến mất

Sở dĩ người ta biết được chuyện này là qua lời kể của các binh sĩ khối Thịnh Vượng Chung trực tiếp chứng kiến. Ngày 21 tháng 8 năm 1915, trong trận tiến công vào bán đảo Gallipoli, một trong những giai đoạn đẫm máu nhất của cuộc chiến Dardanelles, 22 người lính New Zealand thuộc một đại đội công binh đã trông thấy trung đoàn 4 Norfolk gồm 267 người đến cứu viện cho binh đoàn ANZAC (binh đoàn của úc và New Zealand) lúc đó đang tấn công vào mục tiêu 60 phía nam vịnh Suyla. Khi tới một lòng thác khô cạn thì các chiến binh của trung đoàn Norfolk gặp phải một đám mây kỳ lạ. Khi những chiến binh vừa biến mất vào đó thì đám mây từ từ bốc lên cao và bị gió cuốn đi xa, cho đến khi hoàn toàn mất dạng. Trong cái thung lũng nhỏ lúc này không còn một bóng người nào! Thổ Nhĩ Kỳ sau đó khẳng định họ không thể bắt giữ một binh sĩ nào thuộc trung đoàn Norfolk.

Vụ bién mất của các binh sĩ Norfolk tạo cảm hứng cho bộ phim ma ''Trận địa kinh hoàng"
Vụ bién mất của các binh sĩ Norfolk tạo cảm hứng cho bộ phim ma ”Trận địa kinh hoàng” (Deathwatch)

Một lời chứng mâu thuẫn

Cầu chuyện này chỉ căn cứ vào một tài liệu duy nhất được soạn ra 50 năm sau khi chiến dịch Dardanelles kết thúc. Được ba người lính New Zealand thuộc tiểu đội 3 của đại đội 1 công binh viết ra trong cuộc gặp gỡ tưởng niệm binh đoàn ANZAC, tài liệu này là một lá thư kêu gọi những người nào còn sống và từng chứng kiến sự kiện biến mất kể trên xác nhận lại câu chuyện. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ tài liệu này, người ta nhận thấy có một số dữ kiện không đúng với thực tế’ khiến cho nó trở nên đáng ngờ. Trong tài liệu, binh đoàn 4 Norfolk mà ba người lính nói đến không phải là một trung đoàn mà là một tiểu đoàn, và đó chính là tiểu đoàn 4 đã tham gia đến cuối chiến dịch Dardanelles. Trên thực tế thì tiểu đoàn 5 Norfolk mới chính là binh đoàn bị báo mất tích trong cuộc tấn công. Cuộc tấn công xảy ra không phải vào ngày 21 tháng 8 như ghi trong chứng thư mà là ngày 12 theo tư liệu của quần đội Anh, cách nơi những người New Zealand nhìn thấy sự kiện biến mất đến 5km. Tuy nhiên một tư liệu khác cũng nói về một giai đoạn tương tự và được thảo ra không lầu sau ngày xảy ra chiến dịch. Trong tư liệu này không có điểm nào mâu thuẫn cũng như không có lý lẽ nào đáng ngờ; vì thế nó rõ ràng là đáng tin cậy hơn.

Lời chứng của các binh sĩ New Zealand (7965)

“(Ngày 24 tháng 8 năm 1915) Đám mây dày đến mức trông như đặc cứng. Nó nằm cách nơi diễn ra trận chiến khoảng 900 đến 1.1 OOm, trên phần đất do quân Anh kiểm soát. (…). Nơi chúng tôi đang đứng ở cao hơn mục tiêu 60 khoảng 90m và trông xuống đó. Chỉ một lúc sau, đám mây kỳ lạ kia đã bao phủ lòng thác khô cạn và chúng tôi có thể nhìn thấy rõ cả phần mép lẫn hai đầu đám mây khi nó hạ xuống đất. Như mọi đám mây khác, đám mây này có màu xám nhạt. Lúc đó chúng tôi nhìn thấy một binh đoàn Anh gồm mấy trăm binh sĩ thuộc trung đoàn 4 Norfolk đang đi trên lối vốn trước đây là lòng thác và hướng về mục tiêu 60.

Khi đến chỗ đám mây, họ không chút ngần ngại bước vào nhưng không thấy ai từ đó bước ra để đến chiến đấu ở mục tiêu 60. Khoảng một tiếng sau khi binh sĩ cuối cùng biến mất vào đám mây, thì đám mây từ từ dâng lên khỏi mặt đất. Như bất kỳ đám mây hay đám sương mù nào, nó chậm rãi bay lên cao cho đến khi nhập vào các đám mây khác (…)”

Đọc thêm:
Kiến trúc độc đáo của Amphitheatre – Nhà Hát Hy Lạp cổ đại
Công nghiệp quốc phòng thời cổ đại

Hồi tưởng hay suy đoán?

Chúng ta đang nói về Báo cáo cuối cùng của ủy ban Dardanelles đưa ra năm 1917. Theo tài liệu này thì vào ngày 21 tháng 8 có một màn sương kỳ lạ phản chiếu ánh mặt trời bao trùm khắp vùng vịnh và đồng bằng Suyla. Màn sương này che phủ chiến hào của quân Thổ Nhĩ Kỳ cho phép họ dễ dàng nã súng vào quân đồng minh. Nhưng dù kỳ lạ đến đâu thì hiện tượng thời tiết đó cũng không thể lạ lầm đối với khu vực này. Ngày 21 tháng 8 cũng là ngày mà Báo cáo ghi lại rằng 3.000 quân của ANZAC tấn công mục tiêu 60 vào buổi trưa. Khi nhìn vào hai quãng thời gian mô tả trong tài liệu chính thức, ta thấy có nhiều điểm rất giống với lời khai của ba người lính New Zealand. Thực tế thì những người lính New Zealand đã trộn lẫn hai sự kiện vào nhau còn bản báo cáo chính thức thì tách bạch hai sự kiện ra trên hai trang giấy đối xứng nhau.

tấm ảnh do Phó đô đốc Anh Victor Goddard chụp ngay sau khi kết thúc thế chiến thứ nhất
Một hiện tượng bí ẩn khác thẻ hiện trên tấm ảnh do Phó đô đốc Anh Victor Goddard chụp ngay sau khi kết thúc thế chiến thứ nhất. Trên ảnh, ta có thể thấy khuôn mặt người thợ cơ khí máy bay Freddy Jackson (sau khuôn mặt của người hàng trên cùng, thứ tư, từ trái sang). Hai ngày trước đó, anh ta đã bị chữ tại chỗ sau khi ngã vào cánh quạt máy bay đang quay nhanh.

Phải chăng cách trình bày này đã tác động đến trí nhớ của 3 nhân chứng? Cần phải nói thêm rằng 122 xác binh sĩ của tiểu đoàn 5 Norfolk bị báo mất tích trước đó đã được tìm thấy vào ngày 23 tháng 9 năm 1919. Bởi có đến 27.000 binh sĩ chưa được chôn cất trong số 34.000 lính tử trận (kể cả lính Anh lần lính ANZAC) cho nên ta cũng có thể cho rằng thi hài của 145 người lính mất tích này đang nằm đâu đó dưới lớp đất cát chiến trường và đã thối rữa dưới cái nóng thiêu đốt. Tất cả những yếu tố này đểu không thuận với lời khai của ba nhân chứng New Zealand.

5/5 - (1 vote)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s