La Mã Cổ Đại

Tìm hiểu luật 12 Bảng của La Mã cổ đại

Luật 12 bảng của La Mã cổ đại là một trong những bộ luật cổ đại sớm nhất của một nền cộng hòa, và có ý nghĩa quan trọng với lịch sử luật pháp thế giới.

By N/A
luat 12 bang cua la ma co dai

Luật 12 Bảng có thể xem là bộ luật La Mã cổ xưa nhất, năm 449 TCN, ra đời sau cuộc biến loạn và xung đột giữa các tầng lớp trong xã hội. Bộ luật cố gắng dung hòa lợi ích của một xã hội phân giai cấp sâu sắc của đế quốc La Mã. Nhiều điểm trong bộ luật trở thành chuẩn mực cho việc soạn luật sau này của La Mã

Vào Thế kỷ VI Tr.CN, La Mã bị người Etruscan chinh phục và đặt ách thống trị. Để chống lại cuộc đấu tranh của quần chúng lao động, chủ yếu là cuộc đấu tranh của bình dân, và đánh đuổi sự xâm nhập của ngưòi Etruscan, khoảng giữa Thế kỷ VI Tr.C.N, quý tộc chủ nô La Mã dưới sự lãnh đạo của Servius Tullius đã tiến hành một cuộc cải cách quan trọng tạo điều kiện cho sự ra đời của Nhà nước chiếm hữu nô lệ trên Bán đảo Italia.

Sự ra đời của luật 12 bảng

Sau khi đã xác lập được quyền thống trị xã hội của giai cấp quý tộc chủ nô, và La Mã, mâu thuẫn giữa bình dân và quý tộc vẫn có xu hướng phát triển gay gắt. Bình dân đã đấu tranh chống lại quý tộc bằng nhiều hình thức với mục đích được vào thị tộc và được hưởng một số quyền lợi, đặc biệt được cử người của mình tham gia vào bộ máy Nhà nước với nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho quần chúng lao động, trước hết và chủ yếu cho quyền lợi của bình dân. Giữa Thế kỷ V Tr.CN, quần chúng binh dân đấu tranh nêu khẩu hiệu đòi lập ra luật pháp ghi thành văn bàn. Nhà nước La Mã phải nhượng bộ, năm 451 Tr.CN cử ra uỷ ban lập pháp gồm 10 người (gọi là uỷ ban 10 người), uỷ ban này có quyền soạn thảo luật pháp, có quyển hạn cả về hành chính. Tuy vậy, qua 1 năm, Uỷ ban 10 người vẫn chưa thảo ra được bộ luật. Đến năm 450 Tr.CN, Nhà nước lập ra một uỷ ban gồm 5 quý tộc và 5 bình dân. Năm 449 Tr.CN, Uỷ ban 10 người mới này soạn xong bộ luật bằng văn bản, được khắc trên 12 tấm bảng bằng đồng đặt ở những nơi công cộng cho mọi người xem và thi hành. Vì vậy, bộ luật ấy được gọi là Luật 12 bảng. Văn bản của bộ Luật 12 báng tuy không còn giữ lai được đến ngày nay, song có thể biết được nội dung nhờ những đoạn trích dẫn của nhiều học giả La Mã ở thời kỳ muộn hơn.

Nội dung chủ yếu của bộ luật là bảo vệ quyền tư hữu tài sàn bằng nhiều biện pháp, kẻ nào xâm phạm đến tài sản của người khác như trộm cắp, phá hoại hoa màu, đốt nhà… sẽ bị xử tử. Bộ luật dành nhiều điều khoản quy định chủ nợ có quyển dùng những hình phạt dã man đối với người không trả được nợ. Trong trường hợp quá hạn không trả được nợ, con nợ sẽ bị chủ bắt giam, gông cùm, tùng xẻo thân thể. Trong thời gian 60 ngày bị giam giữ, con nợ bị mang tới nơi cóng cộng 3 lần, vào những ngày chợ phiên, để tũà án xét xử. Nếu con nợ vẫn không trả được nợ thi “váo ngày phiẻn chợ thứ ba, chủ nợ cố thể mang tùng xẻo con nợ. Người chủ nợ không hề biết chịu trách nhiệm gì vé việc con nợ bị tùng xẻo nhiều hay ít” ( bảng III, điều 6). Nếu không trâ được nợ, con nợ có thể bị giết, hoặc bị bán ra nước ngoài. Luật 12 bảng quy định mức lãi nhiều nhất là 8 1/3% trong 1 năm.

Đọc thêm:
Tìm hiểu nền văn minh Babylon
Con thuyền của Platon và những ẩn dụ chính trị
Mười bước ngoặc quan trọng trong lịch sử La Mã

Ý nghĩa của luật 12 bảng của La Mã cổ đại

Luật 12 bảng đề ra mức độ và biện pháp trừng phạt đối với tội giết người, phẩn lớn ờ mức cao nhất là tử hình. Đáng chú ý trong bộ luật đã có sự phân biệt giữa hành vi giết người bất hợp pháp và hợp pháp. “Nếu như kẻ nào đang đém ăn trộm mà bị giết ngay tại chỗ thì hành vi giết người ẩy được coi là hợp pháp” (bảng VIII, điều 12). Trong trường hợp ấy, người gây ra hành vi giết người không có tội.

Luật 12 bảng phản ánh tình hình xã hội phức tạp ở La Mã trong thời gian Nhà nước chiếm hữu nô lệ đã ra đời. nhưng những tàn dư của chế độ thị tộc vẫn còn tồn tại rất đậm nét. Điều đó thể hiện qua các điều khoản về quan hệ gia đình, thừa kế tài sản và hôn nhân. Trong gia đinh, quyển lực của người cha rất lớn, người cha có thể bán con làm nô lệ. Người con chỉ được tự do, thoát khỏi sự cai quản của người cha “nếu như người cha đã bán con đến lần thứ 3” (bảng IV, điều 2). Luật 12 bảng quy định tài sản thừa kế cho người trong gia đình. Nếu người cha chết không có người thân thích bên nội thi tài sản của người chết sẽ thuộc về thị tôc. Tuy vậy, bộ luật lại cho phép người sắp chết được tự do để lạl tài sản của mình cho bất cứ người nào. Ngươi phụ nữ trong xã hội La Mã có địa vị thấp, không có tự do, kể cả trong hôn nhân. Họ đều phải sống phụ thuộc vào người khác, khi ở nhà thì dưới quyền cha, khi đi lấy chồng thì dưới quyền chồng, khi chồng chết thì phải chịu sự cai quản của họ hàng nhà chồng…

Luật 12 bảng mang tàn dư của chế độ thị tộc, như trong luật tồn tại cách đền bù ngang nhau (đánh gầy tay người khác, thì thủ phạm cũng bị đánh gẫy tay), luật nợ máu phải trả bằng máu…

Luật 12 bảng xác nhận những đặc quyền của quý tộc chủ nô, là công cụ để bào vệ Nhà nước chiếm hữu nô lệ La Mã. Nó cũng là thắng lợi bước đầu, tuy còn rất ít òi cùa bình dân và quấn chúng lao động La Mã trong cuộc đấu tranh với quý tộc. Luật 12 bảng là tấm gương phản chiếu thời đại mà trong đó xã hội có giai cấp và Nhà nước đã được xác lập, nhưng tàn dư của chế độ thị tộc vẫn còn chưa bị xoá sạch. Luật 12 bảng có giá trị rất lớn đối với sự phát triển của pháp luật La Mã và giai đoạn sau. Và nó phần nào phản ánh bậc thang tiến hoá của văn minh La Mã cổ đại.

TS ĐỖ ĐÌNH BẢNG

4.8/5 - (5 votes)
Luật Pháp

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s