Châu Âu Trung Cổ

Thời Trung Cổ đối phó kỵ binh hạng nặng kiểu gì?

Cách hay nhất để đối phó với kỵ binh tấn công thời trung cổ là Đứng Yên! Có như thế hàng ngũ mới không rối loạn

Nguồn: Quora
Cách hay nhất để đối phó với kỵ binh tấn công thời trung cổ là Đứng Yên! Có như thế hàng ngũ mới không rối loạn

Thời Trung Cổ đối phó kỵ binh hạng nặng kiểu gì?

Nghe lạ đời nhỉ, nhưng chiến thuật này từng quyết định thắng bại trong mấy trận chiến thời Trung Cổ đó. Một chiến thuật có khả năng lật đổ cả quốc gia hay chặn đứng những đội quân xâm lược hùng mạnh nhất.

Đó chính là: ĐỨNG YÊN.

Tất nhiên, để hiểu thì cần giải thích chút, và bài này sẽ tập trung vào chiến thuật thời Trung Cổ nhé.

Thời đó, mấy ông hiệp sĩ mặc giáp được xem là “bá đạo” hơn bộ binh vì hai lý do: Ngựa, và cách họ dùng ngựa.

kỵ binh thời trung cổ

Cứ tập hợp vài trăm kỵ binh, cho họ xông thẳng vào giữa đội hình địch, coi như xong một trận. Phần lớn mấy ông vua ở châu Âu, quân đông cỡ nào cũng vậy, thực chất mạnh hay yếu là do quân của họ có chịu được cú đánh từ kỵ binh hay không. Không tập trận đối phó kỵ binh thì thua chắc.

Sức mạnh của cú tấn công từ kỵ binh không chỉ nằm ở mấy anh hiệp sĩ, mà đáng sợ nhất là yếu tố tâm lý. Cứ nghĩ xem, mấy anh lính quèn nghèo khổ, học hành không có, bị lôi ra chiến trường, lại đang sợ gần chết, thì bỗng dưng… tiếng vó ngựa ầm ầm từ phía xa, rồi một đội quân kín mít, toàn hiệp sĩ giáp dày cưỡi ngựa chiến to ơi là to, vung kiếm với giáo lao thẳng tới. Thử hỏi mấy anh lính đó có trụ nổi không?

Không, họ sẽ bỏ chạy tán loạn để giữ lấy mạng sống. Và chính lúc đó là khi kỵ binh tấn công thành công. Địch thủ hoảng loạn bỏ chạy, bị ngựa dẫm đạp lên hoặc thậm chí bị chính đồng đội dẫm phải. Kỵ sĩ có thể chém giết họ hoặc bộ binh theo sau sẽ tàn sát những kẻ còn sống. Đó chính là chiến thuật của một cuộc tấn công bằng kỵ binh: Gây hỗn loạn trong hàng ngũ kẻ thù và khai thác triệt để. Chiến thuật này đã thành công rất rất nhiều lần trong lịch sử.

  • Trận Hastings, Anh 1066: Sau khi người Norman tấn công bất thành vào trung tâm đội hình của người Saxon, họ đã giả vờ thua để dụ người Saxon phá vỡ bức tường khiên của họ. Người Saxon đuổi theo người Norman đang bỏ chạy, ngay lập tức quân Norman quay lại, bao vây và tàn sát họ.
  • Trận Gembloux, Hà Lan 1578: Chỉ với 1200 kỵ binh, quân Tây Ban Nha đã tấn công lực lượng Anh/Hà Lan đông gấp 20 lần. Sự hoảng loạn sau đó đã phá vỡ đội hình của quân phòng thủ và dẫn đến thương vong rất lớn cho họ.
  • Trận Dyrrhachium, Albania 1081: Một lực lượng nhỏ kỵ binh Norman đã hoàn toàn đánh bại lực lượng bộ binh Byzantine, bao gồm cả đội quân Varangian Guard huyền thoại.

Tôi có thể kể ra cả đống trận đánh như vậy, đến tối cũng viết không hết. Cứ thử Google “Kỵ binh cánh Hussar Ba Lan” xem kết quả sẽ ra sao.

Trong một thời gian dài, đây là lý do tại sao kỵ binh nặng thống trị chiến trường. Nỗi sợ hãi trước sức mạnh hủy diệt của họ có thể phá vỡ mọi đội hình. Nhưng không có gì tồn tại mãi mãi.

Dù mất hàng thế kỷ, các nhà chiến thuật thời xa xưa cuối cùng cũng nhận ra điểm quan trọng nhất trong một cuộc tấn công bằng kỵ binh cũng chính là điểm yếu lớn nhất của nó. Ngựa không phải là những con thú ngu ngốc, mà là những sinh vật lý trí và thông minh. Chúng sẽ không lao vào thứ mà chúng không thể tránh hoặc khiến bản thân bị thương. Và đó là nguồn gốc của hai yếu tố quan trọng nhất để một cuộc tấn công bằng kỵ binh thành công (không tính đến địa hình, tinh thần, vũ khí, v.v.).

  • Ngựa PHẢI TIẾP TỤC DI CHUYỂN. Một kỵ sĩ trên một con ngựa đứng yên không phải là mối đe dọa. Anh ta chỉ là một mục tiêu to xác cho một anh lính nào đó với một cây giáo. Động lực của một cuộc tấn công bằng kỵ binh là thứ giúp cuộc tấn công tiến về phía trước, cho phép các đơn vị phía sau áp sát và ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn ở tiền tuyến. Một đám đông lộn xộn trên lưng ngựa là thứ là món quà trời cho cho bất kỳ cung thủ nào.
  • Kẻ địch PHẢI VỠ TRẬN. Ngựa là một sinh vật hành động theo bản năng. Nó sẽ tung vó và bơi nếu nó ở dưới nước. Nó sẽ không cố gắng nhảy khỏi vách đá (nơi nó có thể tự làm mình bị thương). Và nó chắc chắn sẽ không lao vào một vật thể rắn mà nó không thể tránh được. Bất kỳ con ngựa chiến nào, dù được huấn luyện tốt đến đâu, cũng sẽ do dự trước viễn cảnh tấn công một hàng người quyết tâm với những cây giáo sắc nhọn. Nhưng một con ngựa lao qua một đám người đang bỏ chạy? Chuyện nhỏ!

Hai yếu tố sống còn quyết định sự thành bại của một cuộc tấn công bằng kỵ binh

Thiếu hai yếu tố then chốt này thì coi như khỏi bàn, mọi cuộc tấn công bằng kỵ binh đều xôi hỏng bỏng không! Ngựa bị sa lầy thì kỵ sĩ cũng như gà mắc tóc. Ngựa thì chắc chắn chả dại gì tông đầu vào tường khiên. Hơn nữa, đám lính cầm giáo cầm thương kiểu gì chả hứng lên mà chọc mấy ông tướng cưỡi ngựa, nhất là khi ổng không còn vẻ nguy hiểm như ban đầu.

Chính vì vậy, càng về sau, các đội quân càng chú trọng rèn cho binh lính một điều: không được sợ! Lính mà mất tinh thần thì thế trận kiểu gì cũng rối loạn. Mà trận hình mà rối thì chỉ có nước đi bán muối. Giữ được bình tĩnh thì ư… cứ thử nhìn vào lịch sử mà xem.

  • Trận Nagashino, Nhật Bản 1575: 12.000 kỵ binh và bộ binh của gia tộc Takeda tấn công lực lượng liên minh Oda/Tokugawa. Ngoài lính cầm thương, liên minh Oda/Tokugawa còn phòng thủ bằng rào chắn tạm thời và được trang bị một lượng lớn súng hỏa mai. Cuộc tấn công của nhà Takeda bị chặn đứng và mất khoảng 10.000 quân trước khi rút lui.
  • Trận Tours, Pháp 732: Khi đoàn quân xâm lược của người Moors tấn công quân Frank của Charles Martel, người Frank đã giữ vững trận địa. Sau một thời gian giao tranh, kỵ binh Moors rút lui khi nghe tin trinh sát Pháp đang cướp phá kho quân nhu của họ. Quân Moors bỏ chạy toán loạn. Thay vì truy đuổi, người Frank giữ vững vị trí và đến ngày hôm sau, chiến thắng đã nằm chắc trong tay họ.
  • Trận Bannockburn, Scotland 1314: Kỵ binh Anh tấn công đội hình giáo mác của Scotland. Khi ngựa của họ bị sa lầy và vướng vào các schiltron (phương trận) của Scotland, các Hiệp sĩ bị cô lập và bị quân phòng thủ Scotland cứng đầu nghiền nát.
  • Trận Golden Spurs, Flanders 1302: Kỵ sĩ Pháp vội vàng tấn công một hàng quân bộ binh và lính cầm thương kiên cố của người Flemish. Sau khi cuộc tấn công bị sa lầy do địa hình xấu, hầu hết các hiệp sĩ Pháp buộc phải xuống ngựa, bị bao vây và tàn sát dã man.
  • Trận Agincourt, Pháp 1415: Một cuộc tấn công ồ ạt của kỵ binh Pháp đã tan nát khi đánh vào đội hình cung thủ Anh, buộc phải xuống ngựa. Tại đây, lợi thế về số lượng của người Pháp cũng “bó tay” do địa hình, khiến thế tấn công lộn xộn và không phát huy được sức mạnh. Cuối cùng thì quân Pháp tan tác.

Kết luận này, vũ khí mạnh nhất để chống lại một lực lượng không thể ngăn cản (kỵ binh đang phi nước đại) lại chính là “bức tường thành” (một hàng quân lính dũng cảm đứng vững, tốt nhất là nên có khiên và giáo dài, hoặc thứ gì đó bắn được từ xa).

5/5 - (2 votes)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s