Ai Cập Cổ Đại

Thời kỳ Cổ Vương Quốc Ai Cập

Cổ Vương Quốc Ai Cập là thời kỳ của những vị vua vĩ đại và nhà xây dựng vĩ đại của nền văn minh này. Hầu hết các kim tự tháp được xây trong thời kỳ này

quan-the-kim-tu-thap-giza

Trong lịch sử Ai Cập cổ đại, Cổ Vương quốc (Old Kingdom) kéo dài từ khoảng năm 2700 đến 2200 trước Công Nguyên. Thời kỳ này còn được biết đến với cái tên “Kỷ Nguyên Kim Tự Tháp” hay “Kỷ Nguyên của Những Người Xây Kim Tự Tháp” vì lúc này có nhiều vị vua ở Vương Triều thứ Tư đã xây nên những công trình đồ sộ. Nổi tiếng nhất phải kể đến vua Sneferu, người hoàn thiện kỹ thuật xây kim tự tháp, cùng các vị vua Khufu, Khafre, và Menkaure, cha đẻ của quần thể kim tự tháp Giza. Ai Cập lần đầu đạt đến đỉnh cao văn minh ở Cổ Vương quốc – giai đoạn đầu trong ba thời kỳ “Vương quốc” lẫy lừng của vùng đất hạ lưu sông Nile (hai giai đoạn sau là Trung Vương quốc và Tân Vương quốc).

Ý tưởng về “Cổ Vương quốc” – một trong ba “thời kỳ hoàng kim” – được nêu ra lần đầu bởi nhà Ai Cập học người Đức Baron von Bunsen vào năm 1845. Định nghĩa về giai đoạn này thay đổi đáng kể suốt thế kỷ 19 và 20. Một điểm thú vị là vị vua cuối cùng của Ai Cập Thời kỳ Sơ triều đại (Early Dynastic Period) lại có họ hàng với hai vị vua đầu tiên của Cổ Vương Quốc. Thêm vào đó, kinh đô của cả hai thời kỳ đều là Ineb-Hedj, hay Memphis theo cách gọi của người Ai Cập cổ. Lý do chính để phân chia hai thời kỳ này nằm ở những thay đổi mang tính cách mạng trong kiến trúc, kèm theo đó là ảnh hưởng của các dự án xây dựng khổng lồ tới đời sống và kinh tế Ai Cập.

Cổ Vương quốc thường được xem là kéo dài từ Vương triều thứ Ba đến Vương triều thứ Sáu (2686–2181 trước Công Nguyên). Ta không có nhiều thông tin về giai đoạn từ triều đại thứ Tư đến thứ Sáu, và phần lớn những gì các nhà sử học biết đến được “ghi lại bằng đá” – qua chính các di tích đồ sộ và văn tự khắc trên đó. Các nhà nghiên cứu Ai Cập học cũng xếp hai triều đại Vương triều thứ Bảy và thứ Tám vào thời Cổ Vương Quốc vì cơ chế quản lý được kế thừa từ triều đại trước và vẫn tập trung ở Memphis. Dù Cổ Vương quốc là thời kỳ thịnh vượng và ổn định, sau đó Ai Cập rơi vào chia cắt và suy thoái văn hóa – giai đoạn các nhà nghiên cứu gọi là Đệ nhất Trung kỳ.

Trong thời Cổ Vương quốc, nhà vua Ai Cập (chưa được gọi là Pharaoh cho đến thời Tân Vương quốc) trở thành vị thần sống nắm quyền lực tuyệt đối, có thể đòi hỏi sức người sức của từ dân chúng.

Dưới thời vua Djoser, vị vua đầu tiên thuộc Vương triều thứ Ba, kinh đô được chuyển tới Memphis, nơi Djoser lập triều đình. Kỷ nguyên xây dựng mới cũng bắt đầu ở Saqqara. Imhotep, kiến trúc sư của vua Djoser, nổi danh vì sáng tạo ra kỹ thuật xây dựng bằng đá và ý tưởng mới lạ: kim tự tháp bậc thang. Cổ Vương quốc được biết đến nhiều nhất vì vô số kim tự tháp được dựng lên làm nơi an nghỉ cho các vị vua Ai Cập.

Cổ Vương Quốc Ai Cập hình thành

Vị vua đầu tiên của Vương triều Cổ đại Ai Cập là Djoser (khoảng giữa năm 2691 và 2625 TCN) thuộc Vương triều thứ Ba. Ông đã ra lệnh xây dựng một kim tự tháp bậc thang tại khu nghĩa địa Saqqara của Memphis. Một nhân vật quan trọng trong triều đại của Djoser là tể tướng Imhotep.

Chính trong thời kỳ này, các quốc gia Ai Cập cổ đại vốn độc lập đã trở thành các “nome” (tỉnh), chịu sự cai trị của nhà vua. Các nhà cầm quyền cũ buộc phải đảm nhận vai trò thống đốc hoặc làm việc trong bộ phận thu thuế. Người Ai Cập trong thời đại này tin rằng nhà vua là hiện thân của Horus – vị thần bầu trời, đại diện cho sức mạnh và quyền năng, làm cầu nối giữa thế giới loài người và các vị thần. Thế giới quan của người Ai Cập về bản chất của thời gian cho rằng vũ trụ vận hành theo chu kỳ, và Pharaoh đóng vai trò then chốt để đảm bảo sự ổn định của những chu kỳ đó. Họ cũng tự nhận thức bản thân là một dân tộc đặc biệt được thần linh lựa chọn.

Cổ Vương Quốc Ai Cập thời hoàng kim

Thời kỳ Cổ Vương Quốc và quyền lực hoàng gia của nó đạt đến đỉnh cao dưới Vương triều thứ Tư (2613–2494 TCN). Vua Sneferu, vị vua đầu tiên của triều đại thứ Tư, kiểm soát lãnh thổ từ Libya cổ đại ở phía tây đến bán đảo Sinai ở phía đông, và trải dài đến Nubia ở phía nam. Một khu định cư của người Ai Cập đã được thành lập tại Buhen ở Nubia và tồn tại trong 200 năm.

Sau Djoser, Sneferu là nhà xây dựng kim tự tháp vĩ đại tiếp theo. Ông ra lệnh xây dựng ba kim tự tháp: Kim tự tháp Meidum – được đặt tên theo vị trí của nó; Kim tự tháp Bent ở Dahshur; và Kim tự tháp Đỏ ở phía Bắc Dahshur. Tuy nhiên, sự phát triển toàn diện của phong cách xây dựng kim tự tháp không chỉ gói gọn ở Saqqara, mà đỉnh cao của nó nằm ở các Đại Kim Tự Tháp Giza sau này.

Người kế vị Sneferu là con trai ông, Khufu (2589–2566 TCN), đã xây dựng Đại Kim tự tháp Giza. Sau cái chết của Khufu, các con trai của ông là Djedefre (2566–2558 TCN) và Khafre (2558–2532 TCN) có thể đã xảy ra xung đột. Vị vua thứ hai, Khafre, được cho là người đã cho xây dựng kim tự tháp lớn thứ hai và tượng Nhân sư Giza vĩ đại.

tuong nhan su cua nen van minh ai cap co dai
Tượng Nhân sư lớn và Quần thể kim tự tháp Giza là những biểu tượng nổi bật nhất của nền văn minh Ai Cập cổ đại

Vương triều thứ 5

Vương triều Thứ Năm (2494–2345 TCN) bắt đầu từ pharaoh Userkaf (2494–2487 TCN) và sự phát triển mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời Ra. Các pharaoh thời kì này tập trung xây dựng đền thờ Mặt Trời tại Abusir thay vì các kim tự tháp đồ sộ như Vương triều Thứ Tư.

Con trai của Userkaf, Sahure (2487–2475 TCN), mở rộng giao thương bằng các chuyến thám hiểm đến vùng đất Punt. Người kế vị Sahure là Neferirkare Kakai (2475–2455 TCN), nổi bật với việc đưa thêm “tên hiệu” vào hệ thống danh xưng của các pharaoh. Sau ông là các vị vua với thời gian trị vì khá ngắn: con trai Neferefre (2455–2453 TCN) và Shepseskare với xuất thân không rõ ràng. Có giả thiết cho rằng Shepseskare đã bị lật đổ bởi Nyuserre Ini (2445–2421 TCN), em trai của Neferefre, cũng là vị vua sống lâu và xây dựng rất nhiều ở Abusir lẫn Giza.

Những người đứng đầu cuối cùng của Triều Đại Thứ Năm là: Menkauhor Kaiu (2421–2414 TCN), Djedkare Isesi (2414–2375 TCN), và Unas (2375–2345 TCN) – vị vua đầu tiên có các “Văn Tự Kim Tự Tháp” khắc trong lăng mộ của mình.

Ai Cập thời kì này cực kì chú trọng phát triển mậu dịch để có được gỗ mun, hương liệu như trầm hương & nhũ hương, vàng, đồng và các kim loại hữu ích khác. Họ xây những con thuyền lớn để vượt biển giao thương với Lebanon lấy gỗ tuyết tùng, hoặc xuôi dòng biển Đỏ đến Eritrea ngày nay (vùng đất Punt xưa) để buôn bán ngà voi, gỗ mun và nhựa thơm. Thú vị là các thợ đóng thuyền hồi này không dùng chốt hay đinh kim loại mà chỉ dùng dây thừng để ghép các bộ phận của thuyền lại.

Triều đại này cũng chứng kiến sự giao thương trực tiếp giữa Ai Cập với láng giềng Aegean và Anatolia. Các Pharaoh còn tổ chức đoàn thám hiểm khai thác đá, vàng ở Nubia và các mỏ ở Sinai.

Suy Yếu và Dẫn đến Thời Kỳ Trung Gian Thứ Nhất

Vương Triều Thứ Sáu là giai đoạn tiếp theo với sự thịnh vượng ban đầu dưới thời Pepi I và Merenre I với nhiều hoạt động thương mại, khai khoáng và các chiến dịch quân sự. Pepi I nổi bật với các cuộc tấn công mở rộng lãnh thổ xuống Nubia. Merenre I tiếp tục giữ vững các vùng thuộc địa Nubia dưới tay Ai Cập.

Vương Triều Thứ Sáu (2345–2181 TCN) có dấu hiệu suy thoái khi quyền lực trung ương dần rơi vào tay các lãnh chúa địa phương. Các lãnh chúa thuộc hoàng tộc, và áp dụng cơ chế cha truyền con nối, tạo thành các thế lực cát cứ ngày càng độc lập. Dù vậy, công tác trị thủy sông Nile vẫn được coi trọng, tiêu biểu là dự án đào kênh đến hồ Moeris khoảng năm 2300 TCN.

Mọi thứ đổ vỡ trong giai đoạn trị vì cực dài của Pepi II (2278–2184 TCN). Khi ông qua đời Ai Cập rơi vào hỗn chiến giành ngôi. Những thập kỷ sau cái chết của Pepi II, đất nước chìm trong nội chiến.

Đòn cuối cùng giáng xuống là trận hạn hán khủng khiếp vào thế kỷ 22 TCN, khiến lượng mưa sụt giảm nghiêm trọng làm sông Nile nhiều năm không dâng nước. Tình trạng mất mùa, đói kém diễn ra triền miên làm lung lay nền móng vương triều. Tiếp sau cái chết của nền văn minh rực rỡ này là chuỗi ngày đen tối của Ai Cập với nạn đói và xung đột triền miên.

Văn hoá nghệ thuật Ai Cập thời Cổ Vương Quốc

Nghệ thuật Ai Cập Cổ Đại có những đặc điểm riêng biệt, khác hoàn toàn so với các nền văn minh khác. Mục đích tạo ra nghệ thuật không phải để ngắm nhìn, thưởng thức đơn thuần, mà chứa đựng chức năng quan trọng trong tín ngưỡng Ai Cập. Nghệ thuật là sự phản ánh trực tiếp tư tưởng, ý thức hệ của họ. Ta có thể dễ dàng nhận ra điều này thông qua các nguyên tắc chủ đạo trong tác phẩm, dù cho có sự thay đổi tùy theo từng triều đại. Ba nguyên tắc chính: đối xứng trực diện, góc nhìn phối hợp, và thể hiện cấp bậc. Những đặc trưng này ra đời từ Thời kỳ Sơ triều đại, phát triển mạnh ở Vương quốc Cổ, và duy trì suốt chiều dài lịch sử Ai Cập cổ đại.

Một vài nguyên tắc cơ bản:

  • Đối xứng trực diện: Nguyên tắc đầu tiên khẳng định tính đối xứng trong cách thể hiện hình ảnh, tượng trưng cho thế giới bên kia. Đối diện tác phẩm giống như ta đang gặp gỡ một thực thể sống, nơi thần linh có thể hiện diện. Người nghệ sĩ phải khắc họa sao cho hình tượng dễ nhận diện nhất. Quy tắc phát triển từ thời Vương quốc Cổ, sau đó là hệ thống chia ô lưới ở Vương quốc Trung kỳ, nhằm tạo ra sự cân đối, hài hòa, quan trọng hơn là giúp cho tác phẩm có thể sao chép dễ dàng để đảm bảo tính nhất quán.
  • Góc nhìn phối hợp: Các góc nhìn khác nhau cùng được sử dụng để người xem có thể nhìn nhận toàn cảnh, nhận diện chính xác những gì được khắc họa. Dù chữ viết đã xuất hiện, không phải ai cũng ở Ai Cập cũng biết đọc chữ, do đó nghệ thuật là cách chuyển tải thông tin tuyệt vời. Một ví dụ về góc nhìn phối hợp là hình tượng con người: đầu, chân ở góc nhìn nghiêng, trong khi cơ thể là góc nhìn chính diện. Ta cũng thường thấy khi thể hiện các công trình, nhà cửa đều có cả góc nhìn từ trên xuống.
  • Thể hiện cấp bậc: Tác phẩm Ai Cập cũng bộc lộ rõ thứ bậc trong xã hội. Hình tượng càng to lớn, càng quan trọng. Ngoài các vị thần, nhà vua thường được thể hiện với kích thước lớn nhất. Dáng dấp tương tự nhau cũng mang ý nghĩa các vị thế ngang bằng. Tuy nhiên người ta vẫn thể hiện sự khác biệt về mặt cơ thể. Chẳng hạn, hình tượng phụ nữ thường nhỏ hơn nam giới, trẻ em vẫn có đặc điểm trưởng thành nhưng kích thước thu nhỏ lại.

Ngoài ba nguyên tắc chính này, có một số yếu tố khác giúp ta xác định niên đại của tác phẩm:

  • Tỷ lệ cơ thể: Từng thời kỳ lại có sự khác biệt. Các vị vua Vương quốc Cổ vai rộng, mình dài, cơ bắp rõ nét. Trong khi phụ nữ vai, eo hẹp, chân dài. Đến triều đại thứ Sáu, nam giới lại mất đi vẻ vạm vỡ, vai nhỏ đi, đôi mắt được khắc họa to hơn nhiều.

Người Ai Cập sử dụng tám đường hướng dẫn chia cơ thể để đảm bảo tính chuẩn xác trong tỷ lệ. Ta có thể nhận ra các điểm chia: đỉnh đầu, chân tóc, cổ, nách, khuỷu tay/điểm cuối xương sườn, đầu gối, giữa bắp chân.

Nghệ thuật dành riêng cho các vị vua:

Hình ảnh pharaoh không chỉ đơn thuần khắc họa chân dung, mà phải đảm bảo thể hiện được các giá trị gắn liền với vị trí tối cao trong xã hội. Tùy từng giai đoạn, cách thể hiện “vị vua lý tưởng” cũng khác biệt đôi chút. Vì được xem là thời hoàng kim, Vương quốc Cổ khắc họa các pharaoh trẻ trung, tràn sức sống, tuân thủ theo các tiêu chuẩn thẩm mỹ của thời đại. Hình ảnh cơ bắp vạm vỡ trên cả nam giới nói chung và nhà vua là đặc trưng nổi bật. Một nghi lễ có từ Vương quốc Cổ cũng củng cố ý tưởng này. Trong lễ hội chạy, nhà vua sẽ chạy vòng quanh các mốc tượng trưng ranh giới Ai Cập để chứng minh sức mạnh, từ đó khẳng định năng lực cai trị. Quan niệm về nhà lãnh đạo trẻ trung, cường tráng này ảnh hưởng mạnh mẽ đến nghệ thuật thời kỳ này

Điêu khắc là một phần quan trọng của nền nghệ thuật Vương quốc Cổ. Tư thế phổ biến nhất là ngồi hoặc đứng thẳng, hai chân chụm hoặc một chân bước lên trước. Các pho tượng nhóm khắc họa nhà vua cùng thần linh, hoặc vợ con cũng thường thấy.

Chất liệu tạo nên tượng cũng rất được coi trọng. Người ta ưa chuộng đá cứng như gneiss, graywacke, schist, đá hoa cương. [36] Màu sắc của đá đóng vai trò biểu tượng lớn: đen gắn với đất đai màu mỡ sau mùa lũ sông Nile, xanh tượng trưng cho cây cỏ hồi sinh, đỏ cho ánh mặt trời và quá trình tái sinh, trắng là màu của sự tinh khiết.

Bức tượng Menkaure cùng hai nữ thần Hathor và Anput là ví dụ điển hình. Cả ba đều trong tư thế đối xứng, tuân theo tỷ lệ cơ thể hoàng gia thời Vương quốc Cổ. Đá graywacke lấy từ Sa Mạc phía Đông, do đó cũng mang ý nghĩa tái sinh cùng với mặt trời mọc.

5/5 - (2 votes)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s