Châu Âu Trung Cổ

Thái Bình Thiên Quốc (Pax Dei) và Truega Dei

Nửa cuối thế kỉ 10 và 11 được gọi là thời đại của “Castle-building”

Thái Bình Thiên Chúa (Pax Dei)

Khi nghĩ về “Hiệp Sĩ”, ta thường nghĩ về họ với một mô tuýp chung của các hiệp sĩ Dòng Đền như: “Upholder of righteousness” (người bảo vệ lẽ phải), “Protector of the Church and the poors”…Những phong cách chivalry đẹp đẽ này gắn liền với đức hạnh của tầng lớp hiệp sĩ ở thời Trung Cổ. Tuy nhiên, nguồn gốc của giới hiệp sĩ này bắt đầu vào khoảng đầu thế kỉ thứ 10 ở Tây Âu lại mang màu sắc u tối hơn. Nó bắt đầu bằng bạo lực và đàn áp.

Địa chính trị Tây Âu thế kỉ thứ 10 và 11 là một mớ hỗn độn và phân mảnh, đặt biệt là sau khi đế quốc Carolingian tan rã. Trong khi ở đông Francia, Heinrich the Fowler và Otto Đệ Nhất cố gắng thống nhất chư hầu, chinh phạt lãnh thổ người Slavic, thu phục dân Magyar, mở đầu cho sự hình thành của Thánh Chế La Mã tại Đức, thì ở Tây Francia thì hoàn toàn ngược lại. Quyền lực của vua ngày càng thu nhỏ, đất hoàng gia bị rơi vào tay các gia tộc thuộc thế hệ cũ. Chỉ riêng miền trung và bắc nước Pháp, tồn tại ít nhất 10 lãnh địa khác nhau: lãnh địa hoàng gia (Paris), Duchy vùng Normany, Duchy vùng Anjou, Duchy vùng Aquitaine, tỉnh Flander, tỉnh Blois & Champagne, tỉnh Toulouse… Các lãnh chúa tranh giành lãnh thổ, chiêu mộ các tay lính từ tầng lớp nông dân về làm kị sĩ, cận vệ và nhiệm vụ chính của các “hiệp sĩ” mới nổi này là thực hiện chiến tranh tiêu thổ, phá hủy đất đai, tài sản của quý tộc đối thủ, tuy nhiên nạn nhân chịu đau khổ nhất lại là các nông dân nghèo và tăng lữ. Các tay kị sĩ này, tuy được xem là nguồn gốc của giới “hiệp sĩ” Trung Cổ, nhưng lại bắt đầu như các “tay lỗ mãng”.

Cùng với sự hình thành của giới “hiệp sĩ” là sự ra đời của thành lũy trung cổ (Castle). Thành lũy mọc lên như nấm khắp Tây Âu chỉ với 1 mục đích duy nhất: Củng cố quyền lực địa phương và đàn áp nông dân, các lãnh chúa mới nổi cũng đua nhau xây lâu đài và chiếm lấy cứ địa của riêng mình. Fulk Nerra “Đen” (ca. 987-1040), bá tước tỉnh Anjou được xem như là tay xây thành lũy khét tiếng ở thế kỉ 10 (trên dưới 100 thành lũy được cho là xây dựng bởi Fulk Nerra). Nửa cuối thế kỉ 10 và 11 được gọi là thời đại của “Castle-building”. Nông dân tay không tấc sắt, liên tục bị đàn áp, cướp phá bởi đám “hiệp sĩ” tìm đến giáo phận và tu viện để tị nạn. Nhận thấy sự hỗn loạn của xã hội gây ra bởi sự hung hăng, hiếu chiến của đám lãnh chúa, giám mục và trưởng viện vùng Aquitaine, đạt sự ủng hộ Đức Giáo Tông ở Roma và trưởng tu viện Cluny, tổ chức các hội đồng Hòa Giải (Peace councils), tuyên bố rằng quyền và trách nhiệm của Giáo Hội là duy trì, đảm bảo hòa bình cho con dân Thiên Chúa và tài sản Giáo Hội.

Năm 975, giám mục Guy vùng Angoulême tổ chức hội đồng Hòa Giải đầu tiên ở tỉnh Auverge (Pháp) trên cánh đồng lớn, tham gia là vô số nông dân và giới kị sĩ. Hội đồng lần 2 tổ chức ở Charroux vào năm 989 bởi tổng giám mục Gunbaldus vùng Bordeaux. Để tăng thêm yếu tố thần bí, nhiều thánh tích Công Giáo được trưng ra tại các hội đồng này, giới kị sĩ và quý tộc được yêu cầu tuyên thệ trước Thánh Tích:

  • Ngừng các hành động đàn áp nông dân không có vũ khí tự vệ.
  • Tuyệt đối không xâm phạm vào tài sản của Giáo Hội, bao gồm cả người lẫn đất đai.
  • Không bao giờ được tấn công các tăng lữ làm nhiệm vụ truyền đạo.
  • Những người đã tuyên thệ trước Thánh Tích, nếu vi phạm sẽ bị rút phép thông công (Excommunication)

Khi thời khắc 1000 năm Cuộc Khổ Hạnh của Chúa ngày càng đến gần (1030s), các hội đồng Hòa Giải được tổ chức ngày càng mãnh liệt và trải rộng ra khắp cả nước Pháp. Hội đồng Thiên Chúa Hòa Hoãn (Truce of God hoặc Treuga Dei) được tổ chức bên cạnh Pax Dei nhằm giảm xung đột giữa các lãnh chúa. Luật đạo được ban ra cho tất cả người Công Giáo ở Tây Âu: “Không một người Công Giáo nào được quyền xâm hại đến người Công Giáo đồng hương, bất cứ ai làm đổ máu họ tức là đổ máu của Thiên Chúa” (Hội đồng Narbonne, 1054). Pax et Treuga Dei dần tạo ra hệ tư tưởng mới cho giới Hiệp Sĩ, biến họ thành các hiệp sĩ thánh chiến, bảo vệ cho lý tưởng tôn giáo và những kẻ thấp hèn (hoặc ít ra là trên lý thuyết là vậy). Tuy nhiên, bạo lực thì không bao giờ thay đổi và Pax et Treuga Dei đã đẩy nó ra các vùng đất mới, để đối đầu với những Anti-Christ mới từ các quốc gia Hồi Giáo – The Saracen, mở đầu cho các cuộc thập tự chinh chết chóc kéo dài đến tận ngày nay.

5/5 - (2 votes)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s