Sử Trung Quốc

Số phận các công thần khai quốc nhà Hán sau trận chiến với Hạng Vũ

Điểu tận cung tàn là thành ngữ ám chỉ sự bạc đãi công thần khai quốc. Điều này khá đúng với triều nhà Hán.

tạo hình nhân vật Hạng Vũ

1. Hàn Tín: bị Lã hậu gọi vào cung giết, trước đó đã để lộ dã tâm mưu phản ( đòi Lưu Bang phong Tề vương)

2. Tiêu Hà: Bị Cao Tổ ghét ra mặt sau vụ câu kết với Lã hậu lừa Hàn Tín vào cung, bị tống giam sau được phóng thích, nhưng vẫn bị ghẻ lạnh, tiếp tục làm thừa tướng phò tá Huệ Đế sau khi Cao Tổ qua đời.

3. Trương Lương: Khôn khéo rút lui đúng lúc, đi học đạo tu tiên, tuyệt tích giang hồ

4. Trần Bình: Làm quan trải qua 3 đời vua Cao Tổ, Huệ Đế, Văn Đế. Có rất nhiều thành tích trong việc giữ vững nền móng của nhà Hán, bày kế lạ cứu Cao Tổ ở trận Bạch Đăng, nịnh họ Lã, cứu họ Lưu. Sau khi Lã Hậu qua đời, ông lên kế hoạch cùng Chu Bột tiêu diệt thế lực họ Lã, phò tá Văn Đế lên ngôi

5. Chu Bột: Công thần khai quốc làm quan 3 đời vua, góp công lớn tiêu diệt họ Lã, giành lại quyền bình cho họ Lưu. Nhưng năm tháng cuối đời ông bị Văn Đế tống giam, sau nhờ hối lộ cho cai ngục và xin Bạc Thái Hậu nên ông được xá miễn, nhưng cũng không được trọng dụng nữa

6. Tào Tham: Làm tướng quốc nước Tề trợ giúp Tề Vương Lưu Phì. Sau khi Tiêu Hà mất, ông về Trường An nối chức Tiêu Hà. Ông sống một cuộc đời khá bình lặng không bị Lã Hậu hãm hại.

7. Bành Việt: Bị Lã Hậu gièm pha, Cao Tổ xử chém 3 họ. Trước đó cũng có dã tâm xưng Lương Vương

8. Anh Bố: Khởi bình làm phản bị Cao Tổ giết chết.

9. Lư Quán: Làm Yên Vương, lo sợ mình bị thanh trừng như Bành Việt, Anh Bố, nên cũng định khởi binh tạo phản, nhưng sau không làm mà chờ vào phân trần với Cao Tổ. Không may Cao Tổ bệnh chết, không thể phân trần với Lã Hậu được, nên ông cùng gia quyến chạy sang đất Hung Nô và chết ở đó.

10. Phàn Khoái: Bị Lưu Bang tuyên án chém, xém chết. May nhờ có vợ là Lã Tu, em gái Lã Hậu cộng với sự nhanh trí của Trần Bình nên giữ được mạng

11. Quán Anh: Công thần 3 đời vua, cùng với Trần Bình, Chu Bột lên kế hoạch làm bình biến tiêu diệt họ Lã.

12. Hạ Hầu Anh: Theo phò Lã Hậu và Huệ Đế, tiếp tục làm tướng dưới thời Văn Đế, có cuộc đời khá êm ả.,

Từ bảng danh sách này, mình có nhận xét rằng: Cái gọi là Cao Tổ tru diệt, sát hại công thần là không hề có, những kẻ bị giết đều rất xứng đáng như Hàn Tín, Bành Việt đều bộc lộ dã tâm lấn lướt chủ. Sai lầm duy nhất của Cao Tổ mà mình thấy có lẽ là hạ lệnh xử chém Phàn Khoái.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s