Thế Giới Ngày Nay

Sáng kiến Vành Đai và Con Đường – sự diệt vong của Trung Quốc

Sáng kiến Vành Đai và Con Đường của Trung Quốc bước sang năm thứ 10 và bắt đầu lộ ra nhược điểm chí mạng khi các nước nghèo khó trả nợ.

trung quoc cho vay no qua sang kien vanh dai va con duong

Năm nay (2023) đánh dấu 10 năm Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho hơn 100 quốc gia vay hơn 1 nghìn tỷ USD thông qua chương trình này, vượt xa chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và gây lo ngại về sự bành trướng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh. Giới phân tích mô tả hoạt động cho vay của Trung Quốc thông qua Vành Đai và Con Đường là “ngoại giao bẫy nợ” được thiết kế để mang lại cho Trung Quốc lợi thế ngoại giao, và thậm chí chiếm đoạt cơ sở hạ tầng và tài nguyên của họ. Chẳng hạn, Sau khi Sri Lanka chậm thanh toán dự án cảng Hambantota do gặp khó khăn vào năm 2017, Trung Quốc đã gây sức ép để ký hợp đồng thuê tài sản này trong thời hạn 99 năm như một biện pháp gán nợ. Thỏa thuận này làm dấy lên mối lo ngại ở Washington và các nước phương Tây khác rằng mục đích thực sự của Bắc Kinh là giành được quyền tiếp cận các cơ sở chiến lược trên khắp Ấn Độ Dương, Vịnh Ba Tư và Châu Mỹ.

Mấy năm vừa qua, một bức tranh khác về Vành Đai và Con Đường đã xuất hiện. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc không đạt kết quả như kỳ vọng. Mặt khác, các chính phủ lại vay rất nhiều tiền cho các dự án này nên giờ đây họ phải còng  lưng gánh nợ, không còn tiền cho các dự án tương lai, về tệ hơn không đủ sức trả nợ hiện tại. Điều này đúng không chỉ với Sri Lanka mà còn với Argentina, Kenya, Malaysia, Montenegro, Pakistan, Tanzania và nhiều quốc gia khác. Mối lo lớn với phương Tây không còn là việc Trung Quốc chiếm cứ các trọng điểm chiến lược ở các nước đang phát triển, mà là các nước này đang sa vào bẫy nợ, buộc họ phải tìm tới Quỹ Tiền Tệ Quốc tế và các tổ chức tài chính quốc tế khác để giải quyết khoản vay với Trung Quốc.

Đối với những nước đang phát triển, Trung Quốc dần lộ diện là một chủ nợ tham lam và thô bạo, không khác gì các tập đoàn quốc tế và tổ chức cho vay phương tây trong những thập niên trong quá khứ về khoản thu hồi nợ xấu. Nhưng chiến lược cho vay săn mồi khó có kết quả tốt đẹp, hay nói cách khác, Trung Quốc đang đi theo vết xe đổ của những nhà đầu tư phương Tây. Tệ hơn, Bắc Kinh còn làm cho những nước ủng hộ sáng kiến BRI xa lánh, và phung phí tiền bạc để gây ảnh hưởng trên các nước đang phát triển. Ngoài ra còn rủi ro gây trầm trọng thêm khủng hoảng nợ đang diễn ra tại các thị trường mới nổi, vốn đã tạo ra một “thập kỷ mất mát” tại các nước châu Mỹ La Tinh hồi thập niên 1980.

Để tránh kết cục bi thảm đó – và tránh phải lấy tiền của phương Tây đập vào các khoản nợ khó đòi của Trung Quốc – Mỹ và các quốc gia khác phải thúc đẩy cải cách diện rộng, khiến cho việc tiếp cận quỹ IMF và các tổ chức tài chính quốc tế khó khăn hơn, áp đặt các tiêu chí khắt khe hơn cho những quốc gia tìm kiếm gói cứu trợ, và yêu cầu minh bạch đối với các quốc gia thành viên cho vay, bao gồm Trung Quốc.

Áp đặt cứng rắn và thị trường dễ dãi

Hồi thập niên 1970, nhà kinh tế học Raymond Vernon của Harvard nhận thấy các nhà đầu tư phương Tây luôn ngồi chiếu trên trong cuộc đàm phán với những nước đang phát triển, vì họ sở hữu vốn và nắm công nghệ xây dựng điện đường trường trạm mà các nước nghèo đang mỏi mắt trông chờ. Lẽ tất nhiên, trên bàn đàm phán họ sẽ yêu sắt có lợi cho mình, còn rủi ro đẩy qua phía đối phương. Nhưng khi các dự án này hoàn thành thì cán cân quyền lực thay đổi. Đồ xây xong rồi thì không mang đi được, nên các nước phát triển đã có thêm đòn bẩy để tái đàm phán việc trả nợ hoặc các điều khoản về sở hữu. Trong một số trường hợp, khi đàm phán không xuôi thì sẽ dẫn đến quốc hữu hóa hoặc vỡ nợ công.

Kịch bản tương tự có thể sẽ xảy ra tại nhiều nước BRI. Các dự án do Trung Quốc làm chi tiền có hiệu quả đáng thất vọng, hoặc không thể kích thích tăng trưởng kinh tế diện rộng như các nhà hoạch định chính sách kỳ vọng. Một số dữ án còn bị dân chúng căm ghé do đe dọa đất đai và sinh kế của họ. Số khác hủy hoại môi trường, hoặc lạc hậu do chất lượng thi công “Trung Quốc”. Các vấn đề này phát sinh từ những tranh chấp kéo dài do Trung Quốc ưu tiên dùng nhân công và nhà thầu phụ của họ thay vì của đất nước sở tại.

Nhưng nợ vẫn là rắc rối lớn nhất. Tại Argentina, Ethiopia, Montenegro, Pakistan, Sri Lanka, Zambia và nhiều nơi khác, những dự án tốn tiến của Trung Quốc đã đẩy tỉ lệ nợ-trên-GDP lên mức nguy kịch, gây ra khủng hoảng cán cân thanh toán. Có nơi chính quyền còn đảm bảo trả nợ cho những dự án thất bại bằng tiền thuế của dân. Còn người dân thì không hề hay biết chính quyền đang nợ như chúa chổm. Ở Montenegro, Sri Lanka và Zambia, Trung Quốc đã ký những thỏa thuận kiểu vậy với những chính quyền tham nhũng hoặc có khuynh hướng độc tài, rồi nghĩa vụ thanh toán rơi xuống đầu chính quyền kế nhiệm ít tham nhũng hoặc dân chủ hơn.

Không chỉ các công ty nhà nước khốn đốn với các khoản nợ BRI, mà cả các dự án tư nhân cũng thế. Khủng hoảng nợ Vành Đai và Con Đường độc ở chỗ chúng nằm trong các ngân hàng chính sách Trung Quốc chứ không phải các tập đoàn tư nhân, và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán nợ song phương. Bắc Kinh rõ ràng cũng đang gặp khó khăn, vì các nước BRI đang ngả theo phương án các gói cứu trợ từ IMF, dù có điều kiện ngặt nghèo, thay vì tìm phương án từ phía Trung Quốc. Trong số các quốc gia được IMF can thiệp hỗ trợ trong những năm gần đây có Sri Lanka (1,5 tỷ USD năm 2016), Argentina (57 tỷ USD năm 2018), Ethiopia (2,9 tỷ USD năm 2019), Pakistan (6 tỷ USD năm 2019), Ecuador (6,5 USD) tỷ USD vào năm 2020), Kenya (2,3 tỷ USD vào năm 2021), Suriname (688 triệu USD vào năm 2021), Argentina mượn tiếp (44 tỷ USD vào năm 2022), Zambia (1,3 tỷ USD vào năm 2022), Sri Lanka mượn tiếp (2,9 tỷ USD vào năm 2023) và Bangladesh (3,3 tỷ USD vào năm 2023).

Một số nước đã trả nợ ngay khi được IMF giải ngân. Chẳng hạn, đầu năm 2021, Kenya đàm phán hoãn trả lãi cho dự án đường sắt do Trung Quốc tài trợ đang gặp khó khăn nối Nairobi tới cảng Mombasa trên bờ Ấn Độ Dương. Sau khi IMF phê duyệt gói cứu trợ 2.3 tỉ đô vào tháng Tư, Bắc Kinh bắt đầu ngừng thanh toán cho các nhà thầu thuộc các dự án khác do Trung Quốc tài trợ tại Kenya. Kết quả là các nhà thầu phụ và nhà cung cấp Kenya cũng không nhận được thanh toán. Cuối năm đó, Kenya tuyên bố không không xin gia hạn giảm nợ từ Trung Quốc nữa và thực hiện thanh toán nợ 761 triệu USD cho dự án đường sắt.

Rủi ro mà Kenya và nhiều quốc gia đang phát triển khác đối mặt đang tăng cao. Khủng hoảng nợ hiện nay có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn so với các cuộc khủng hoảng trước, làm suy yếu những nền kinh tế đã dễ bị tổn thương và đẩy chính phủ của họ vào vòng xoáy đàm phán kéo dài và tốn kém. Không chỉ là vấn đề về việc chi trả nợ, mỗi đô la chi trả cho nợ không bền vững cũng đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội phát triển kinh tế, tăng chi tiêu xã hội và phản ứng trước biến đổi khí hậu. Các nhà cho vay lớn nhất thế giới ngày nay không phải là quỹ phòng hộ hay chủ nợ tư nhân, mà là các bên cho vay song phương, đồng thời cũng là đối tác thương mại hàng đầu của những quốc gia có nợ. Với sự nhận thức rõ ràng hơn về rủi ro, các quốc gia này sẽ phải đối mặt với việc bị kẹt giữa những tranh chấp giữa các chủ nợ và khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để phát triển.

Tay chơi bí ẩn

Mặt khác, Bắc Kinh đặt ra nhiều mục tiêu cho BRI. Ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ các công ty Trung Quốc, đặc biệt là các công ty nhà nước, mở rộng thị trường và duy trì việc làm cho hàng triệu lao động. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đề ra các mục tiêu về an ninh và chính sách đối ngoại, bao gồm việc gia tăng ảnh hưởng chính trị và truy cập các cơ sở chiến lược. Việc Bắc Kinh đầu tư vào nhiều dự án ở các quốc gia có rủi ro chính trị cao, như Cộng hòa Dân chủ Congo và Venezuela, càng làm rõ hơn những mục tiêu này.

Những cáo buộc về việc Trung Quốc sử dụng chiến lược “ngoại giao bẫy nợ” có vẻ bị phóng đại. Có thể rằng, thay vì cố ý đặt các quốc gia vay nợ vào tình thế bất lợi để đạt được lợi ích địa chính trị, các bên cho vay Trung Quốc chỉ đơn giản là không đánh giá rủi ro một cách cẩn trọng. Các khoản vay BRI thường được cấp bởi ngân hàng nhà nước Trung Quốc thông qua doanh nghiệp nhà nước tới các nước nợ. Vì các hợp đồng thường được đàm phán trực tiếp mà không thông qua quá trình đấu thầu công khai, chúng thiếu sự minh bạch và cạnh tranh thị trường, dẫn đến việc không đảm bảo hiệu quả tài chính.

Ví dụ, vào năm 2009, Montenegro đã mở đấu thầu cho việc xây dựng một tuyến đường cao tốc từ cảng Bar trên biển Adriatic đến Serbia. Mặc dù có hai nhà thầu tư nhân tham gia, nhưng cả hai đều không thu thập đủ nguồn tài chính. Kết quả là Montenegro đã quay sang Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Hiện nay, tuyến đường cao tốc này là nguyên nhân chính khiến Montenegro gặp khó khăn về tài chính. Theo dự đoán của IMF vào năm 2019, nếu không có dự án này, tỷ lệ nợ so với GDP của Montenegro chỉ là 59%. Nhưng với dự án, tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 89%.

Tuy nhiên, không phải mọi dự án BRI đều không hiệu quả. Ví dụ như dự án cảng Piraeus tại Hy Lạp đã thành công và mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tuy nhiên, có nhiều dự án đã khiến các quốc gia vướng vào nợ và cảnh báo về mối quan hệ sâu rộng với Trung Quốc. Trong một số trường hợp, dù các nhà lãnh đạo và nhóm ưu tú có lợi từ các thỏa thuận, đa số người dân lại không được hưởng lợi.

Trong thực tế, dự án BRI của Trung Quốc đang tạo ra những thách thức đối với các nước phương Tây, nhưng nguyên nhân không phải là chiến lược mà chính là hậu quả không mong muốn. BRI có thể đặt các nước đang phát triển vào tình trạng không ổn định, buộc họ phải tìm đến các tổ chức quốc tế như IMF và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu để tìm kiếm sự hỗ trợ. Trong suốt sáu thập kỷ vừa qua, các nước phương Tây đã thành lập các tổ chức như Câu lạc bộ Paris để xử lý các vấn đề nợ quốc gia, đồng thời duy trì sự hợp tác giữa các bên cho vay. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không tham gia và tiếp tục cho vay mà không có sự minh bạch, khiến cho việc đánh giá tình hình tài chính của các quốc gia trở nên khó khăn.

Về sự cẩn trọng và tác động

Mặc dù một số chuyên gia cho rằng BRI không phải là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng nợ tại các thị trường mới nổi, và họ lưu ý rằng nhiều nước như Ai Cập và Ghana nợ nhiều hơn cho các tổ chức quốc tế so với Trung Quốc. Tuy nhiên, việc chỉ trích này đã bỏ lỡ một điểm quan trọng: vấn đề không chỉ là khoản nợ BRI mà còn liên quan đến sự ẩn giấu thông tin. Một nghiên cứu năm 2021 trên Tạp chí Kinh tế Quốc tế cho biết khoảng một nửa số tiền vay từ Trung Quốc cho các quốc gia đang phát triển là “ẩn”, tức là không được công bố trong thống kê chính thức. Thêm vào đó, một báo cáo từ Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ năm 2022 cũng chỉ ra rằng những khoản nợ ẩn này đã gây ra nhiều “vỡ nợ tiềm ẩn”.

Nợ tiềm ẩn tạo ra hai vấn đề chính: Trong giai đoạn dẫn đến khủng hoảng, khi các bên cho vay không nhận biết được sự tồn tại của những nghĩa vụ này, họ không thể đánh giá rủi ro tín dụng một cách chính xác. Khi khủng hoảng diễn ra và các bên cho vay nhận biết được sự tồn tại của nợ ẩn, họ mất niềm tin vào việc tái cơ cấu nợ. Thậm chí chỉ cần một lượng nhỏ nợ song phương ẩn có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tín dụng và làm mất niềm tin vào việc giải quyết khủng hoảng.

Dẫu biết vấn đề, Trung Quốc đã cố gắng giảm nhẹ tác động từ những khoản nợ này. Họ đã cung cấp các gói cứu trợ cho các nước tham gia BRI, thường thông qua các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ và các hình thức cho vay khác. Tuy nhiên, một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào tháng 3 năm 2023 cho biết, từ năm 2016 đến 2021, Trung Quốc đã cung cấp hơn 185 tỷ USD trong các gói cứu trợ dạng này. Các thỏa thuận hoán đổi ngân hàng trung ương thường kém minh bạch hơn, khiến việc tái cơ cấu trở nên phức tạp hơn. Mặc dù việc giữ kín các điều khoản cho vay có thể bảo vệ lợi ích kinh tế của Trung Quốc ngắn hạn, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc tái cơ cấu nợ bằng cách giảm bớt tính minh bạch và khả năng so sánh trong đối xử. Điều này có nghĩa là việc chia sẻ gánh nặng giữa các bên cho vay phải dựa trên nguyên tắc công bằng và ngang bằng.

Chỉ cần một lượng nhỏ nợ song phương không được tiết lộ cũng có khả năng gây ra khủng hoảng tín dụng. Quá trình cho vay của IMF dành cho các nước đang gặp khó khăn về nợ đã trở nên linh hoạt hơn qua thời gian, cho phép quỹ này hỗ trợ và tái cơ cấu nợ dưới dạng “trọng tài”. Tuy nhiên, trong khi IMF có thể hoạt động hiệu quả khi đối mặt với các chủ nợ thuộc Câu lạc bộ Paris hoặc các quỹ phòng hộ, nó lại gặp khó khăn khi phải đối đầu với Trung Quốc.

Các cơ chế mà IMF và các chủ nợ phương Tây đã xây dựng để giảm nhẹ tác động của khủng hoảng nợ gia tăng ở các nước BRI chưa đủ mạnh. Vào năm 2020, G-20 đã tạo ra “Khung chung” nhằm tích hợp Trung Quốc và các chủ nợ song phương khác vào quá trình tái cơ cấu của Câu lạc bộ Paris. Tuy nhiên, cơ chế này chưa phát huy hiệu quả. Các nước như Ethiopia, Ghana và Zambia đã nộp đơn xin cứu trợ thông qua Khung chung, nhưng chỉ Zambia đã đạt được thỏa thuận với các chủ nợ.

Thỏa thuận giữa Zambia và các chủ nợ chính thức vào tháng 6 năm 2023 chỉ giảm nợ từ 8 tỷ USD xuống còn 6,3 tỷ USD. Điều này chỉ tạm thời giảm bớt gánh nặng thanh toán lãi suất của Zambia, và lãi suất có thể tăng trở lại vào năm 2026 nếu IMF đánh giá nền kinh tế của Zambia đã cải thiện. Điều này tạo ra một tình huống phức tạp cho Zambia, khiến cho chi phí vốn có thể tăng nếu tình hình tín dụng cải thiện, và có khả năng dẫn đến mâu thuẫn giữa IMF và Trung Quốc. Khung chung đã cung cấp nhiều quyền lợi cho IMF, nhưng lại thiếu lực lượng để đối phó với chủ nợ ngoan cố như Trung Quốc, một quốc gia có ảnh hưởng địa chính trị lớn đối với các nước vay.

Chương trình “Cho vay vào các khoản nợ chính thức” của IMF ra đời với mong muốn giảm đi sự căng thẳng từ cuộc khủng hoảng nợ BRI, nhưng nó chưa thể thực sự phát huy hiệu quả. Mặc dù chương trình này được thiết kế để cho phép IMF tiếp tục cung cấp tài chính cho các nước đang gặp khó khăn về nợ, ngay cả khi các chủ nợ song phương không cung cấp cứu trợ, nhưng việc thiếu thông tin chi tiết về nợ đã khiến cho việc thực thi chương trình trở nên khó khăn.

Trong trường hợp của Zambia, với Trung Quốc chiếm hơn một nửa số nợ chính thức, IMF đứng trước rủi ro tiềm ẩn khi cung cấp thêm tài trợ. Và ngay cả khi Trung Quốc không phải là chủ nợ chính, sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng của nước này trên thị trường toàn cầu khiến IMF phải cân nhắc kỹ lưỡng trước mỗi quyết định.

IMF, dưới sự áp đặt từ Bắc Kỳ, có thể bị buộc phải hỗ trợ các nước vay mượn mà không rõ ràng về tình hình nợ của họ với Trung Quốc. Để tránh những rắc rối trong việc tái cơ cấu nợ tương lai như đã thấy ở Ethiopia, Sri Lanka và Zambia, IMF cần thực hiện các cải cách quan trọng. Điều này bao gồm việc tăng cường sự minh bạch về nợ và áp dụng một chiến lược cho vay thận trọng hơn cho các nước mắc nợ nặng.

Tuy nhiên, để thực hiện những thay đổi này, không chỉ cần sự thay đổi từ bên trong IMF. Sự hỗ trợ và định hướng từ các quốc gia thành viên lớn như Hoa Kỳ sẽ rất quan trọng để đảm bảo rằng những cải cách này được thực hiện một cách hiệu quả và bền vững.

Một bên dễ dãi cho vay, một bên chậm rút ra bài học

Trung Quốc, như một trong những nước cho vay lớn trên thế giới, đang trải qua giai đoạn hình thành và phát triển các chính sách và thực tiễn cho vay của mình. Mặc dù một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang ở giai đoạn “học hỏi” và cần thời gian để phát triển sự hiểu biết về các vấn đề nợ chủ quyền, việc tiếp tục kiên nhẫn và chờ đợi có thể không phải là giải pháp tốt nhất cho các nước vay mượn và các tổ chức quốc tế như IMF.

Một điểm quan trọng là khuyến khích của Trung Quốc trong việc cho vay có thể không trùng hợp với khuyến khích của IMF hoặc các tổ chức tài chính quốc tế khác. Vì vậy, việc thúc đẩy sự minh bạch trong các nghĩa vụ nợ là một bước thiết yếu. IMF và các thành viên của Câu lạc bộ Paris nên nhìn nhận rằng dù hệ thống cho vay của Trung Quốc có thể phức tạp và phân tán, chính phủ Trung Quốc vẫn có khả năng kiểm soát và tổ chức lại các thực thể nhà nước của mình.

Một ví dụ điển hình là trường hợp của Zambia. Khi Zambia tuyên bố dự định tái cơ cấu nợ và trì hoãn dự án với Trung Quốc, chỉ sau một cuộc gặp với đại sứ Trung Quốc, Zambia đã thay đổi quan điểm của mình. Điều này cho thấy khả năng của Bắc Kinh trong việc điều phối và tác động đến quyết định của một quốc gia khác.

Tóm lại, trong khi Trung Quốc có thể cần thời gian để phát triển và hoàn thiện các chính sách cho vay của mình, sự kiên nhẫn của các tổ chức quốc tế và các nước vay mượn có thể không còn là một lựa chọn khả thi. Sự minh bạch, hợp tác và đối thoại giữa các bên liên quan sẽ quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ và tài chính toàn cầu.

Một hạn chế khi IMF điều chỉnh phương án tiếp cận với cuộc khủng hoảng nợ BRI là việc làm chậm lại quá trình hoạt động của quỹ, hạn chế khả năng ứng phó nhanh chóng với khủng hoảng mới. Điều này rõ ràng là một sự đánh đổi. IMF không thể vừa rõ ràng đóng vai trò người cho vay cuối cùng, vừa thực thi tiêu chuẩn về minh bạch và so sánh. Nó cần phải có khả năng từ chối hỗ trợ tín dụng nếu các yêu cầu của quỹ không được thỏa mãn. Các nhà đóng góp không phải từ Trung Quốc cho IMF sẽ không muốn tiền của mình dùng để bù đắp cho các quyết định cho vay không hiệu quả của Trung Quốc.

Tốt cho IMF, tốt cho toàn thế giới

Thành viên của G-7 cùng Câu lạc bộ Paris đang phải đối diện với nhiều lựa chọn để giải quyết khủng hoảng nợ BRI. Một phương án là Hoa Kỳ cùng các nước chủ nợ khác hỗ trợ cho các quốc gia vay BRI hợp tác chặt chẽ hơn. Qua đó, sự minh bạch và chia sẻ thông tin sẽ được tăng cường, giúp các nước vay có thể đàm phán với Trung Quốc như một khối thống nhất, thay vì đàm phán riêng lẻ. Cách thức đàm phán kín đáo và riêng biệt của Trung Quốc đã gây bất lợi cho các quốc gia vay BRI và các chủ nợ khác như IMF và Ngân hàng Thế giới.

Một giải pháp khác là IMF cần xác định rõ ràng các tiêu chí mà các quốc gia vay BRI phải thỏa mãn trước khi họ muốn nhận khoản tín dụng mới. Để đảm bảo sự bảo vệ cho nhân viên và ban lãnh đạo của IMF khỏi bất kỳ xung đột nào với Trung Quốc – một thành viên quan trọng trong hội đồng quản trị của IMF, các tiêu chí này phải được đồng thuận. Tính minh bạch về nợ BRI chỉ là một trong số các vấn đề cần giải quyết. IMF cũng cần phải rõ ràng về việc xác định loại nào của khoản vay BRI sẽ được xem là tín dụng chính thức, và loại nào là tín dụng thương mại. Trung Quốc đã tuyên bố một số khoản vay BRI lớn như là tín dụng thương mại dù chúng đến từ các tổ chức thuộc sở hữu nhà nước. IMF cần có một cách tiếp cận thống nhất và rõ ràng hơn để tránh xảy ra những tình huống như trường hợp của Zambia, nơi một khoản nợ chính thức bỗng chốc trở thành nợ thương mại, làm lợi cho Trung Quốc. IMF cần phải xác định rõ ràng tổ chức nào sẽ được coi là chủ nợ chính thức trong các quá trình tái cơ cấu.

Trong các chương trình gần đây của IMF, nhiều quốc gia vay đã tiếp tục xử lý nợ BRI thông qua các doanh nghiệp nhà nước của mình trong bối cảnh giảm nợ chính phủ. Để ngăn chặn điều này, IMF cần yêu cầu những nước vay này cam kết bảo lãnh tất cả nợ của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình tái cơ cấu. Ngược lại, những người cho vay BRI có thể tự do lựa chọn những khoản nợ muốn tái cơ cấu dựa trên lợi ích riêng của họ.

Một dự án Trung Quốc ở phía đông Cairo vào tháng 1 năm 2023, ảnh chụp bởi Amr Abdallah Dalsh

Một dự án Trung Quốc ở phía đông Cairo vào tháng 1 năm 2023, ảnh chụp bởi Amr Abdallah Dalsh từ Reuters, cho thấy sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở khắp nơi. Dù việc đặt ra các tiêu chí cho quốc gia gặp khó khăn có thể làm giảm linh hoạt và phản ứng của IMF, nhưng nó sẽ tạo ra sự rõ ràng và độ tin cậy cho ngành tài chính và người vay. Điều này cũng giúp IMF tránh xung đột với Trung Quốc trong các vấn đề tái cơ cấu nợ.

Có người sẽ coi các biện pháp này như là “đối đầu” với Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng chỉ là những bước thiết yếu để đảm bảo minh bạch và tính công bằng trong việc tái cơ cấu nợ. Các nước phương Tây cần đứng vững trước những thách thức, đồng thời tiếp tục hợp tác với Trung Quốc, một phần quan trọng của trật tự quốc tế.

Tóm lại, việc cải cách là bước thiết yếu để bảo vệ IMF khỏi tác động của cuộc khủng hoảng nợ BRI. Khủng hoảng này không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế của các quốc gia mắc nợ mà còn ảnh hưởng đến uy tín và hiệu suất hoạt động của IMF. Chỉ có một IMF được đổi mới sẽ giúp khắc phục tình hình cho các nước đang phát triển và cả thế giới.

1/5 - (1 vote)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s