La Mã Cổ Đại

Hoàng Đế Điên Caligula: Bạo chúa hay nạn nhân của lịch sử

Gaius Caesar Augustus Germanicus, hay còn được biết tới với cái tên Caligula, là vị hoàng đế thứ ba của triều đại Julio-Claudian. Dù xuất thân hoàng gia lừng lẫy với những cái tên như Hoàng đế Augustus hay Julius Caesar, Caligula được biết đến qua những câu chuyện đồn thổi về sự điên loạn,…

Nguồn: The Collector
Hoàng đế Caligula là nhà cai trị La Mã khét tiếng nhất.

Gaius Caesar Augustus Germanicus, hay còn được biết tới với cái tên Caligula, là vị hoàng đế thứ ba của triều đại Julio-Claudian. Dù xuất thân hoàng gia lừng lẫy với những cái tên như Hoàng đế Augustus hay Julius Caesar, Caligula được biết đến qua những câu chuyện đồn thổi về sự điên loạn, tàn bạo, hoang tưởng, cùng sự cuồng loạn trong mối quan hệ gần gũi với chị em ruột. Tóm lại, Caligula là “gương mặt đại diện” cho mấy ông hoàng đế La Mã tưng tửng.

Nhưng khoan, phải cẩn thận với những câu chuyện này!

Hầu hết những điều chúng ta biết về Caligula và triều đại đầy thị phi của ông đều xuất phát từ một vài nguồn sử liệu. Hai cái tên chính là Suetonius và Cassius Dio, đều sống hàng chục năm sau cái chết bạo lực của Caligula. Hai ông này viết nhiều về những scandal “khủng”, lối sống xa hoa, và cả sự điên cuồng của vị hoàng đế này để phục vụ mưu đồ chính trị của bản thân. Vì thế, tỉnh táo khi đọc mấy cái này là điều cần thiết để tách biệt thực hư, biết đâu chỉ là tin đồn nhảm được thêu dệt để bôi nhọ người ta thì sao.

Ông tổ của mấy “chuyện nhảm hoàng gia” – Sử gia Suetonius

Tượng bán thân của một thiếu niên trên lưng ngựa (có khả năng là hình ảnh hoàng đế Caligula), từ đầu thế kỷ 1 Sau Công Nguyên. Nguồn: Bảo tàng Anh, Luân Đôn.
Tượng bán thân của một thiếu niên trên lưng ngựa (có khả năng là hình ảnh hoàng đế Caligula), từ đầu thế kỷ 1 Sau Công Nguyên. Nguồn: Bảo tàng Anh, Luân Đôn.

Nguồn thông tin quan trọng nhưng cũng gây tranh cãi nhất về triều đại của Caligula không phải từ một nhà sử học, mà là một nhà viết tiểu sử. Gaius Suetonius Tranquillus, hay “Suetonius” cho ngắn gọn, đã viết cuốn “Mười Hai Hoàng Đế”, tác phẩm tiểu sử nổi tiếng về mười hai vị hoàng đế La Mã đầu tiên, bao gồm cả Julius Caesar. Thế nhưng, dù có quyền truy cập vào kho lưu trữ hoàng gia, Suetonius lại hứng thú với việc nhồi nhét tác phẩm của mình bằng tin đồn và giai thoại nhiều nhất có thể. Ông tập trung vào đời sống cá nhân cũng như tính cách của các hoàng đế hơn là các thành tựu chính trị hay quân sự của họ.

Caligula trong mắt Suetonius là một tên bạo chúa điên khùng và trụy lạc, gây ra vô số tội ác và hành vi điên rồ. Chuyện con ngựa Incitatus mà Caligula muốn phong làm quan chấp chính là một ví dụ (điều này chưa bao giờ xảy ra). Suetonius cực khoái việc kể mấy câu chuyện bẩn bựa, chẳng hạn như mối quan hệ thân mật quá mức giữa Caligula với những người em gái, hay mấy màn thể hiện tình cảm công khai của họ.

Tuy nhiên, phải nhớ rằng Suetonius không chỉ sống sau khi Caligula mất vài chục năm, mà còn là một thượng nghị sĩ thù ghét Caligula bởi ông này là một nhà cai trị độc đoán, thường xuyên xung đột với Thượng viện. Vả lại, Suetonius là bạn thân của hoàng đế Hadrian. Thế nên việc bôi xấu mấy hoàng đế thời Julio-Claudian cũng là nước cờ giúp Suetonius tăng tính hợp pháp cho các triều đại hoàng đế về sau này.

https://lichsu.blog/ai-cap-co-dai-lich-su-va-thanh-tuu-van-minh/
https://lichsu.blog/hoang-de-augustus-ong-trum-dau-tien-cua-de-che-la-ma/

Triều đại của Caligula – Một câu chuyện đạo đức dưới ngòi bút của Cassius Dio

Cũng như Suetonius, Cassius Dio là một thượng nghị sĩ La Mã, đồng thời là một nhà sử học, tác giả của bộ sử đồ sộ về Rome từ buổi lập quốc cho tới thời đại của ông. Trong cuốn “Lịch sử La Mã”, phần 59 được dành riêng để viết về triều đại của Hoàng đế Caligula. Cassius Dio là người ủng hộ nhiệt tình cho hệ thống đế quốc của Rome. Thế nhưng, ông cũng lên án những thói hư tật xấu của các vị hoàng đế bất tài – những mối đe dọa tiềm tàng với sự ổn định và an ninh của Đế chế La Mã. Hoàng đế Caligula là một trong những nhà cai trị bất tài này, một vị hoàng đế quái đản, phi lý, lạm dụng quyền lực và xúc phạm các vị thần. Cassius Dio tin rằng sự lạm quyền tột đỉnh của Caligula chính là yêu cầu được tôn thờ như một vị thần sống, và điều này cuối cùng đã dẫn đến cái chết của ông ta dưới tay đội Cận vệ Praetorian.

Phù điêu mô tả đội Cận vệ Praetorian (ban đầu là một phần của Khải Hoàn Môn Claudius), 51-52 CE, Louvre-Lens, Lens
Phù điêu mô tả đội Cận vệ Praetorian (ban đầu là một phần của Khải Hoàn Môn Claudius), 51-52 CE, Louvre-Lens, Lens

Dù vậy, không phải mọi thứ Cassius Dio kể đều tiêu cực. Ông công nhận một số phẩm chất và thành tựu tích cực của Caligula, ví dụ như sự nổi tiếng của nhà vua vào những ngày đầu trị vì. Ông cũng nhắc đến nhiều chi tiết về các hoạt động chính trị và quân sự của Caligula, chẳng hạn như nỗ lực xâm lược nước Anh hay việc sáp nhập Mauretania vào đế quốc. Trong mắt Cassius Dio – người sống vào giữa thế kỷ thứ hai – những thói hư tật xấu của Caligula cũng được dùng để ca ngợi những cải cách và đức hạnh của các hoàng đế đương thời, các bậc quân vương của triều đại Severan.

Caligula – Vị Hoàng đế phức tạp: Flavius Josephus và Philo xứ Alexandria

Tượng bán thân của Hoàng đế Caligula, 37 - 41 Sau Công Nguyên, Ny Carlsberg Glyptotek, Copenhagen.
Tượng bán thân của Hoàng đế Caligula, 37 – 41 Sau Công Nguyên, Ny Carlsberg Glyptotek, Copenhagen.

Dù ghi chép của Suetonius có giá trị, phần lớn trong đó thiên vị và cường điệu. Những dòng viết của Dio Cassius chỉ còn sót lại vài đoạn tóm tắt, trong khi sách của Tacitus về Caligula thì đã thất lạc, chỉ để lại cho chúng ta ghi chép về cha của hoàng đế, Germanicus. Do đó, để lấp đầy khoảng trống, ta phải dựa vào hai nguồn tài liệu ít nổi bật hơn. Nguồn đầu tiên là Flavius Josephus, sử gia và nhà biện giải người Do Thái, nổi tiếng với các cuốn “Chiến tranh Do Thái” và “Cổ vật Do Thái”, cả hai ghi chép về lịch sử của người Do Thái và mối quan hệ của họ với người La Mã. Sinh ra vài năm sau cái chết của Caligula, Josephus đã để lại cho chúng ta bản ghi chép quý giá về vụ ám sát Caligula cùng những sự kiện về sau.

Một vị Hoàng đế La Mã: 41 Sau Công Nguyên (mô tả Claudius), bởi Sir Lawrence Alma-Tadema, 1871. Nguồn: Bảo tàng Nghệ thuật Walters, Baltimore
Một vị Hoàng đế La Mã: 41 Sau Công Nguyên (mô tả Claudius), bởi Sir Lawrence Alma-Tadema, 1871. Nguồn: Bảo tàng Nghệ thuật Walters, Baltimore

Philo xứ Alexandria không phải sử gia mà là một nhà triết học theo đạo Do Thái Hy Lạp hóa. Tuy nhiên, ông là nguồn duy nhất sống cùng thời đại với Caligula và từng có cơ hội diện kiến hoàng đế. Philo là thành viên của một phái đoàn Do Thái đến Rome vào năm 38 Sau Công Nguyên để thỉnh cầu hoàng đế chấm dứt sự đàn áp và kỳ thị Do Thái ở Alexandria. Chuyến đi này được miêu tả chi tiết trong các cuốn “Sứ thần Gaius” và “Chống Flaccus”. Philo chỉ trích Caligula vì những hành vi báng bổ, ví dụ như kế hoạch dựng tượng bản thân trong Đền thờ Thứ Hai ở Jerusalem. Nhưng thú vị ở chỗ, trong một bữa tiệc xa hoa của hoàng đế mà Philo có tham dự, ông chẳng thấy mấy vụ việc tai tiếng như trong ghi chép của Suetonius. Chính vì thế, ghi chép của Philo là một trong số ít các nguồn tài liệu quý hiếm cho thấy Hoàng đế Caligula có góc nhìn đa chiều hơn, có khuyết điểm nhưng cũng mang hình hài của một nhân vật lịch sử phức tạp.

Đánh giá post

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s