Sử Việt Nam

Họ Hồng Bàng – Ý nghĩa và lai lịch

Họ Hồng Bàng, với Kinh Dương Vương và An Dương Vương, là dòng dõi cai trị người Việt đầu tiên. Họ là ai?

By Phạm Văn Sơn
Họ Hồng Bàng, với Kinh Dương Vương và An Dương Vương, là dòng dõi cai trị người Việt đầu tiên. Họ là ai?

Giải thích hai chữ Hồng Bàng

Các nhà chép sử gọi dòng họ đầu tiên ngự trị giống Lạc Việt là Hồng Bàng thị.

Hoàng Thúc Trâm trong Lịch Sử Xã Hội Việt Nam truy cứu ở Từ Nguyên giải thích ba chữ Hồng Bàng thị như sau:

Hồng là tên một thứ chim nước to hơn con nhạn, cánh đen, bụng trắng, và màu tro, tính mạnh dạn, thình giác lanh lẹ.

Hồng theo ý nghĩa thông dụng là lớn. Tỉ dụ, Hồng thủy (nước lớn)

Chim Hồng nói trong sách cổ thường chỉ về con hồng hộc, tức là ngỗng trời.

Nếu đi với hoàng thì hồng hoàng nghĩa là “thái cổ”.

Bàng cũng theo Từ Nguyên tức là đầy, lớn, bác tạp, không thuần túy.

Thị theo Thuyết Văn là gò, núi, như Hoàng đế ban đầu ở đất Hữu Hùng, nên gọi là Hữu Hùng thị, sau đến đời Hiên Viên Chi Ngưu gọi là Hiên Viên thị. Như vậy, chữ thị chỉ do chỗ đất mà được gọi tên, và thị không có nghĩa là họ mà là bộ tộc, hay thị tộc theo danh từ xã hội học ngày nay. Cũng như trên, Hồng Bàng chỉ là một thị tộc do Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân lãnh đạo. Về thời thái cổ như chúng ta đã có dịp bàn qua, đàn ông đem sức mạnh lo việc chiến đấu để bảo toàn đoàn thể. Đó là nhiệm vụ chính.

Việc duy trì sinh sản vật chất là môn tất yếu của xã hội ở tay đàn bà. Đàn ông lấy vợ phải ở bên nhà gái (ở rể), con gái chỉ biết có mẹ, thân tộc theo mẫu hệ, tài sản có tính cách công cộng, vì chưa có sinh sản vật thặng dư. Tóm lại, người đàn bà nắm quyền hành rất lớn.

Ngoài ra trong giai đoạn thứ nhất của gia tộc, tổ tiên chúng ta đã thực hành chế độ quần hôn. Một bầy đàn ông kết duyên với một bầy đàn bà bất kể anh em ruột thịt, con chú, con bác, cũng như truyền thuyết nói Đế Lai là con Đế Nghi, mà Kinh Dương Vương là em Đế Nghi, Lạc Lông Quân là con Kinh Dương Vương, Âu Cơ là con Đế Lai, tức là chú lấy cháu. Đây chỉ là một hiện tượng tất nhiên của xã hội thị tộc trước khi có văn minh đạo đức đối với sự nhận xét của các nhà xã hội học ngày nay.

Truyền thuyết về họ Hồng Bàng

Theo lời tục truyền trong các cổ sử thì vua Đế Minh, cháu thứ ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam, đến miền núi Ngũ Lĩnh thuộc tỉnh Hồ Nam thì gặp một nàng tiên, lấy nhau rồi sinh ra Kinh Dương Vương, đặt làm vua phương nam. Sau này kdv lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ sinh ra llq. Llq lấy aac sinh ra một bọc có trăm trừng nở ra 100 con (có sách nói nửa trai nửa gái, có sách nói trai hết.) một nửa theo mẹ lên núi, một nửa theo cha xuống biển Nam Hải, vì mẹ là giống tiên còn cha là giống rồng, do đó có giống Bách Việt rải rác khắp miền nam Trung Quốc (nước của kdv lấy quốc hiệu Xích Quỷ, gồm tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây bây giờ. Người Việt ngày nay tự cho mình là con tiên cháu rồng do sự tích này.)

Llq phong cho con cả làm vua nước vl (quốc hiệu thứ hai của nước ta, sau Xích Quỷ), xưng là Lạc Vương.

Họ Hồng Bàng kể từ kdv, llq và 18 đời Lạc Vương là những triều đại trước hết của dân tộc Việt Nam. Kể từ năm Nhâm Tuất (2879) đến Quý Mão (258) TCN, vừa đúng 2622 năm. Xét mỗi triều vua trung bình dài 150 năm, như vậy chắc có sai sự thực ít nhiều chăng?

Bàn về kdv và llq, ta không thể không nhớ chữ Kinh tức là đất Kinh, và Dương là đất Dương, hai châu thuộc địa bàn của giống Giao Chỉ chúng ta. Với chữ llq cũng vậy. Danh hiệu này chỉ có nghĩa là vua của giống Lạc Long, cũng như kdv là vua miền châu Kinh, châu Dương, Vân Nam Vương, Hán Đế v.v. Nó nhắc tên đất đai hay chủng tộc của các vua chúa. Llq lấy ac (Tức như Âu thị).

Chữ Âu lại gặp trong chữ Âu Giang, tên một con sông nước Việt (Chiết Giang) ngày nay vẫn còn tên ấy. Nó nhắc chữ Âu Lạc, Âu Việt, Đông Âu, Tây Âu.

Còn 18 ông vu lấy chữ Hùng làm hiệu, biểu dương một sự khác biệt với người Hán, vì mỗi vua Hùng có một hiệu riêng.

Bàn về truyền thuyết trên đây ta thấy với khoa học ngày nay, truyền thuyết này không có căn cứ xác thực, vậy không nên tin. Cũng lối này, người Nhật tự xưng mình là con cháu của Thái Dương thần nữ (Amaterasu), người Tàu cho mình là con cháu Hoàng Đế, người Đức dưới thời Quốc Xã tự coi mình là giống người thượng đẳng sinh ra để thống trị các dt khác (theo thuyết Mein Kampt của quốc trưởng Hitler). Các nhà làm sử sách vì lòng ái quốc trọng nòi mà tô điểm cho dt mình những điều tốt đẹp đó, hoặc có ý muốn làm phấn khởi tinh thần dt.

Nhưng ở đây chúng ta đứng trước một vấn đề cần phải xét lại.

Truyền thuyết trên theo sự suy xét của chúng tôi chỉ do dân Việt chúng ta đã từng phen chia ra 2 chi phái, chi ở miền núi, chi xuống miền biển bởi những biến chuyển chính trị và kinh tế các triều đại. Sau này mường tượng đến cái quá khứ xa xôi, lòng lại tin tưởng mạnh về thần quyền, người thượng cổ đã nghĩ tới dt mình phát xuất ở những nguồn gốc cao cả vĩ đại, nên mới có chuyện hoang đường như vậy.

Sử Việt Nam:
Gốc tích và dòng giống người Việt Nam
Đời sống thượng cổ của dân tộc Việt Nam

Thần Nông là ông tổ của Việt tộc chăng?

Một điều quan hệ mà ngày nay ta cũng phải ngẫm nghĩ nhiều hơn cả là Việt tộc, hay họ Hồng Bàng, có phải là con cháu Thần Nông hay không, và Thần Nông là người Hán tộc, hay Việt tộc?

Chúng tôi không công nhận các sử Tàu cho rằng họ Hồng Bàng là con cháu vua Thần Nông của họ, điều mà hình như nhiều người Việt chúng ta tin có thật vì quên rằng đây chỉ là một truyền thuyết.

Thần Nông thực ra chỉ có nghĩa là vị thần dạy nghề nông, ông tổ nghề nông, chứ không có ý nghĩa gì khác. Có lẽ người ta đã lầm thần Nông của ta với Thần Nông thị là dòng họ đã trị vì giống Hán sau Phục Hy thị (4480-4350 TCN)

Ông Lê Chí Thiệp bàn rằng: Có lẽ người Tàu mượn chữ Thần Nông của người Văn Lang (Thần Nông của Văn Lang sinh trường và quá cố ở đất Kinh gần hồ Động Đình) để giải thích người Văn Lang có vị thần Nông, ông Lê nói: Vào đời thái cổ ở lưu vực sông Dương Tử là khu vực của dân giao chỉ có giống Man hoặc Tam Miêu (có lẽ là 3 giống Miêu) là dân bản thổ ở đây đã biết nghề làm ruộng. Ruộng chia thành miếng vương có bờ, vì thế người Tàu viết chữ Miêu có chữ điền (ruộng) và chữ thảo (cỏ). Trong Kinh Thi cũng nói ở đất Kinh, đất Dương có ruộng nương. Dân Hán bấy giờ chưa có trồng lúa gạo. Do phong thổ Hoàng Hà, họ chỉ có trồng lúa mì và kê. Vậy đã nhận Dương Tử là khu vực của dân vl và Miêu tộc có nghề nông, thì nghề nông cũng như nhiều nghề khác ở Á Đông bao giờ cũng có “tổ sư” được nhân dân thờ phụng, như Hy Lạp có nữ thần Demeter, La Mã có nữ thần Céres. Một vài nhà chép sử của ta không nghĩ đến chỗ đó mà lầm tưởng các Lạc Vương là con cháu Thần Nông của dân Hán, và chỉ có dân Hán có Thần Nông mà thôi. Về phần các nhà chép sử Trung Hoa, ta không lấy làm lạ nếu họ cho Thần Nông là của họ, và là vị vua khai sinh ra các vua chúa lân cận sông Hồng Hà từ bắc xuống nam để đề cao giá trị dt của họ, cũng như họ đặt tên nước họ là Trung Hoa, không ngoài ý nói dân Hán tộc là trung tâm điểm của vũ trụ, của nhân loại.

Bị ám ảnh vì những tài liệu của các sử Tàu, chính ông H. Maspéro, nhà khảo cổ Pháp, trong khi nghiên cứu tiếng Việt thấy có sự giống nhau giữa tiếng Tàu và tiếng Thái (đừng nhầm với Thái Lan), giữa phong tục xã hội Tàu với phong tục xã hội Thái, nên cũng cho rằng các giống dân trên đất Trung Hoa đều do một chủng tộc mà ra. Thực ra đất Trung Hoa cũng không là đất nguyên thủy của cả giống Hán, vì đây chỉ là nơi tụ họp của nhiều dân tộc ở các châu thổ khác phiêu bạt tới trong thời thái cổ mà thôi.

5/5 - (1 vote)

KHÁM PHÁ


Ảnh Việt Nam Xưa

  • Một gia đình người Việt giầu có vào năm 1870 (ảnh đã được phục chế màu)
  • Những nhạc công người Việt đang biểu diễn - Sài Gòn 1866
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một ngôi miếu ở làng quê Bắc bộ từ những năm 1910s
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định xưa, cách đây hơn 100 năm
  • Một vị chức sắc làng Xa La, tỉnh Hà Đông cũ - Ảnh năm 1915
  • Ảnh chụp cụ đồ Nho từ đầu thế kỷ XX
  • Hai vợ chồng người nông dân Bắc bộ năm 1910
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Tục ăn trầu của phụ nữ Việt xưa
  • Chân dung phụ nữ Việt Nam trước năm 1915
  • Chân dung một gia đình khá giả ở Miền Bắc
  • Mệ Bông Nguyễn Thị Cẩm Hà
  • Trạm tàu điện bờ hồ (nhìn từ góc Hàng Đào
  • Su ra doi cua tuyen ngon doc lap my
  • Đoạn trích từ Nhật ký của Nữ hoàng Victoria. Nguồn: Royal Collection Trust, Luân Đôn
  • Chân dung gia đình hoàng gia năm 1846
  • Nữ hoàng Victoria và Abdul Karim tại Cung điện Buckingham. Nguồn: The New York Times
  • Chân dung Thằng Mõ chụp năm 1902
  • Lính hầu đang khiêng một vị chức sắc cấp huyện đi công vụ, ảnh chụp từ đầu thế kỷ XX
  • Học sinh đi học những năm cuối thế kỷ XIX
  • Những người bán hàng rong ven đường ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX
  • Không ảnh Hà Nội năm 1926
  • Một vị quan lớn cùng đoàn tuỳ tùng và lính cắp gươm, tráp theo hầu - Ảnh từ đầu thế kỷ XX
  • Ngày Tết của một gia đình khá giả ở miền Bắc những năm 1920s