Long Quang
Mỗi con tàu hú còi rời bến đều phải qua hải đăng (đèn biển) trước khi ra biển. hải đăng là “cầu nối” an toàn giữa thủy thủ đoàn với đất liền trong mọi hiểm nguy. Những cây đèn hải đăng đầu tiên được đốt lên bằng lửa: ánh sáng buổi đêm và đun khói ban ngày chỉ hướng cho mọi con tàu biết đường về bến cảng.
Một ý tưởng cổ đại
Vậy những ngọn hải đăng hay đèn biển đầu tiên có từ bao giờ? Chúng ta không thể xác định một cách chắc chắn. Ngay từ “Huyền thoại của Homer” đã có nói tới hải đăng. Còn hải đăng cũng hiện hữu trong huyền thoại truyền khẩu của người Hy Lạp cổ – đã tồn tại hàng trăm năm, trước khi được hệ thống lại, nghĩa là hải đăng có ít nhất là 2000 năm trước CN. Ngay cả “Trường ca Iliad” cũng đề cập tới “hải đăng – Kẻ phò trợ cho Achilles”.
Theo nhà sử học nổi tiếng người Pháp trong thế kỷ XIX – Leon Renar, thì giới thiên văn – chiêm tinh cổ đại là những người đầu tiên đã thiết kế hải đăng. “Huyền thoại Apollo” nói đến ánh mặt trời lấn át các ngọn lửa trên các “Tháp thiên văn” bên bờ đông đảo Sicile, hiển nhiên là nói về những cây đèn biển đầu tiên!” – sử gia L.Renar khẳng định.
Trí nhớ tổng hợp từ thời Hy Lạp cổ vẫn còn lưu truyền cho tới nay, cho biết hải đăng từng hiện hữu ngay từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại. Nhưng vì thiếu mốc thời gian xác đáng, cũng như thiếu các bằng chứng cụ thể, cho phép chúng ta thẩm định rõ, rằng những cây đèn biển đầu tiên đã được dựng lên ở những nơi đâu trên hành tinh này.
Dẫn đường viễn dương
Chỉ có một điều chắc chắn tồn tại, là những ngọn hải đăng đốt lửa đầu tiên nằm kề các vùng có tuyến hàng hải nhộn nhịp – nhất là những vùng biển nguy hiểm, khiến giới hữu trách ven bờ bắt buộc phải dành một khoản kinh phí cần thiết cho hệ thống hải đăng – cứu trợ này Nhưng một điều hầu như chắc chắn đã được kiểm chứng nữa là: khoảng giữa các thế kỷ XV và X trước CN đã tồn tại cây hải đăng trước rìa tây nam lối vào cảng Dardanelles thuộc vùng Tiểu Á.
Với sự hiện diện của thành Troy/Troie kế cận hải cảng “chiến lược” này, cho phép chúng ta khẳng định rằng “Cuộc chiến Troy” không phải bùng nổ do đổi mắt tuyệt đẹp của nàng Helen kiều diễm mà chính là để giành quyền kiểm soát “Con mắt rực lửa” của ngọn hải đăng lợi hại ấy.
Hải đăng Alexandria, kỳ quan thế giới cổ đại
Cũng như sự tồn tại của ngọn hải đăng ở Alexandria (Ai Cập bây giờ) – một trong 7 kỳ quan thế giới theo quan niệm của người cổ – là điều miễn bàn cãi: một ngôi tháp ngạo nghễ trên đảo Faros án ngữ lối vào bến cảng Alexandria trọng yếu. Thậm chí xuất xứ của địa danh này đã biến thành danh từ riêng chỉ tên gọi hải đăng: Faro theo tiếng Ý và Tây Ban Nha, Phare theo Pháp ngữ, Farol theo tiếng Bồ Đào nha, hay Far theo tiếng Romania…
Theo hai nhà sử học và thám hiểm thời cổ lừng danh: Plini và Strabon, cho thấy hải đăng đã được xây dựng từ thế kỷ III trước CN. Họ còn cho biết trị giá của cây đèn biển hùng vĩ ấy ngang bằng 800 nén vàng, cùng tên người đứng ra thiết kế: Sostratus – một kiến trúc sư lỗi lạc ở Cnidus thuộc Hy Lạp cổ.
Nhưng một điều còn mâu thuẫn là: các văn tự cô đối kháng nhau về chiều cao của ngọn hải đăng vĩ đại – một trong những thành tựu của nền văn minh Hy Lạp cổ. Flavi cho biết tổng chiều cao là 56m; còn Epifar – 550m! Mãi tới cuối thế kỷ XI Công – nguyên, chiều cao của đèn biển Alex andria mới được nhà địa lý kiêm thám hiểm Ả Rập nổi danh İdrisi thẩm định chính xác: cao 100m với 10 tầng và rất nhiều nhân viên phục dịch. Hải đăng AI exandria rực sáng suốt 16 thế kỷ, cho tới năm 1303 bị động đất tàn phá.
Tuy người cổ rất trân trọng cây đèn biển ở Alexandria, nhưng không một ai lưu tâm tới việc vẽ ngọn hải đăng bất tử này lại. Cho tới đầu Thiên niên kỷ thứ hai, có từ 15-30 ngọn hải đăng đang hoạt động. Điển hình là một “chuỗi” 6 cây đèn biển do người La Mã cổ dựng lên trong vùng duyên hải Galia. Nhưng cho đến nay không một ngọn hải đăng cỗ nào thời đó còn giữ lại được nguyên vẹn; chỉ còn sót lại ngọn hải đăng duy nhất trong thời Trung cổ sừng sững đứng trước cảng Bullen-Sir-Metre ven biển La Manche của Pháp, cho tới năm 1644 tự sụp đổ – do sự thờ ơ của tòa đô chính thành phố cảng này. Hải đăng này được dựng theo lệnh của hoàng đế Caligula nhằm khẳng định uy quyền vô biên của ông hơn là mối quan tâm tới sự an toàn hàng hải.
Hải đăng được chú trọng thời Trung Cổ
Vào thời Trung cổ đột nhiên người ta quên lãng vai trò thiết yếu của hải đăng và hầu như giới kiến trúc sư thuở ấy quên hẳn cách dựng chúng như thế nào. Thi thoảng các lãnh chúa cho đốt vài tháp lửa cần kíp trong mỗi chuyến đi biển mà thôi. Gần một thế kỷ sau, song song với sự “bùng nổ thám hiểm” và thương mại hàng hải, hải đăng mới đồng loạt xuất hiện trên khắp các vùng ven đại dương và lãnh hải. Việc duy trì ánh sáng được thay bằng khí gas tỏa rọi trên hàng chục ngàn ngọn hải đăng với các màu trắng, xanh và đỏ theo quy ước quốc tế. Phần lớn đèn biển hiện đại chỉ giống
Hải đăng cổ về chiều cao, còn cấu trúc lại khác hẳn – cả bên trong cũng như bên ngoài, với công suất cực mạnh do áp dụng các thành tựu kỹ thuật của kỷ nguyên điện tử và thông tin, cũng như được tự động hóa hoàn toàn, khiến nghề gác đèn biển mai một dần. Nhưng với những ý kiến phản bác việc xây dựng các “robot – hải đăng” cũng không thể coi thường. “Tự động hóa đèn biển? Tất cả ư? Nhân loại không nên làm điều đó. Đôi mắt con người không gì có thể thay được..”, những người gác hải đăng lưu niên quả quyết và họ nêu ra một loạt các dẫn chứng sinh động làm bằng.
Chỉ cần xem qua nhật trình của những ngọn hải đăng ven các vùng biển hiểm trở cũng đủ thấy rõ. Các trường hợp người gác đèn biển cứu mạng nhiều thủy thủ đoàn, cũng như người chết đuối hoặc bị cá dữ tấn công… có thể ghi lại thành cả “núi” sách. Vì vậy công việc trông coi hải đăng vẫn phải có người duy trì. Biến cả khôn lường, cùng với cặp mắt “vô tri vô giác” của đèn biển, đôi mắt tinh tường – thông minh của người gác đèn vẫn luôn là một điều tối cần. Ngoài ra, những người trông nom hải đăng chính là những người dũng cảm thực sự: biết thích nghi với cuộc sống đơn độc giữa đại dương.
Họ cũng là những nghệ nhân khéo tay, trong những giờ trời yên biển lặng họ làm ra nhiều món đồ tinh xảo từ kim loại, gỗ hay các vật liệu khác. Còn trong những đêm thanh vắng họ thường làm thơ. Nhiều nhà thơ và triết gia nổi tiếng từng xuất thân từ nghề gác đèn biển. Đó là những con người tổng hợp: giỏi kỹ thuật sửa chữa lúc đèn hỏng, giỏi chịu đựng khi thời tiết khắc nghiệt chia cắt họ cả tháng ròng, cũng như biết xử trí hữu hiệu lúc chợt có một con tàu gặp nạn ngoài khơi…
- Tích lịch hoả và cuộc thần hiện tại núi Sinai
- Đại lược về thể chế dân chủ của Hy Lạp
- Thành tựu tri thức của châu Âu đầu thời Trung Cổ
Vua hải đăng
Cây đèn biển có vị trí đặc biệt trong “rừng” hải đăng thế giới là ngọn đèn Cordouan, nổi danh với biệt hiệu “Vua hải đăng”, với vẻ đẹp hùng vĩ trấn giữ ngay cửa sông Gironde của nước Pháp. Hải đăng này do Charles Đại đế ra lệnh xây dựng, bởi ông thường luôn lo sợ hiểm họa giặc ngoại xâm thâm nhập lên đất Pháp từ hướng biển cả. Karl Đại đế giao cho hoàng tử con trai mình – lãnh chúa vùng Aquitaine – bằng mọi giá phải thiết lập hệ thống phòng thủ “hải cảng – yết hầu” Bordeaux.
Đầu tiên là một cái chòi canh cao lênh khênh, nhưng luôn phải gia cố tu sửa vì gió biển và sóng lớn đập vào. Cuối cùng, vào cuối thế kỷ XVI, kiến trúc sư Louis De Foix cho phá dỡ đi và xây mới lại hoàn toàn.
Vốn là một người theo trường phái đa dạng, De Foix biến ngọn tháp khổng lồ vừa là hải đăng, vừa là đài quan sát quân sự, đồng thời là dinh thự nhà vua cũng như vừa là ngôi pháo đài kiên cố. Sau 27 năm ròng, công trình bất diệt của Louis De Foix đã hoàn thành, được cả vùng châu thổ sông Gironde chiêm ngưỡng: ban đêm với ánh pha sáng rực, còn ban ngày là vẻ đẹp huyền diệu của các đường nét kiến trúc lộng lẫy.
“Vua hải đăng” Cordouan cao 64,8m, với đường kính 16m và gồm 4 tầng. Dưới cùng làm nơi ở cho lực lượng bảo vệ chung, tầng hai dành cho giới quan sát quân sự, trên nữa là cung vua và trên hết là pha đèn. Hiện “Vua hải đăng” đang tạm ngừng hoạt động để trùng tu mọi mặt. Nhưng lấy đâu ra hàng trăm triệu euro cho một cây đèn biển – thay vì xây hải đăng mới chỉ tốn có vài triệu euro? Có lúc người ta định bán cây đèn Cordouan lộng lẫy một thời này cho một hãng đa quốc gia, để họ cải tạo thành một tòa khách sạn thượng hạng.
Nhưng may mà người Pháp kịp tỉnh táo và khước từ mọi việc mua bán xoay quanh “Vua hải đăng”, bởi sau ngôi giáo đường Đức Bà ở thủ đô Paris, tòa pháo đài – hải đăng trước hải cảng Bordeaux là công trình kiến trúc được xếp thứ hai trong bảng xếp hạng các di tích bảo tồn văn hóa quốc gia Pháp – có hiệu lực ngay từ đầu thế kỷ XIX. “Với người Bordeaux chúng tôi, “Vua hải đăng” Cordouan không khác gì tháp Eiffel của dân Paris cả!” – ông Alain Juppé, nguyên thủ tướng Pháp và hiện là thị trưởng thành phố cảng Bordeaux lớn thứ nhì ở Pháp (sau Marseille) khẳng định với các du khách.
(Theo Historia)